Tiêm filler cằm bị sưng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm sưng hiệu quả

Mỹ Hạnh (28 tuổi, Bắc Giang) thắc mắc: Em mới tiêm filler cằm và về nhà thấy có hiện tượng cằm hơi sưng, nhức nhẹ, bác sĩ cho em hỏi tình trạng này liệu có bất thường không ạ?

Trường hợp của Mỹ Hạnh là hiện tượng hầu hết những người sau khi tiêm filler đều sẽ gặp phải. Vậy tiêm filler cằm bị sưng có bình thường hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời và cách giảm sưng hiệu quả sau khi tiêm filler cằm.

I – Biểu hiện của cằm bị sưng sau khi tiêm filler?

Sau khi tiêm filler cằm, vùng cằm thường gặp hiện tượng sưng nhẹ với các biểu hiện sau:

– Cằm sưng to hơn so với bình thường, mức độ sưng sẽ tùy thuộc và lượng filler tiêm vào

– Sờ vào cằm có cảm giác hơi cứng

– Cảm giác cằm hơi căng tức, khó chịu, mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người

– Cảm giác tê ngứa ở vùng cảm và ngứa rát nhẹ

– Quanh vùng cằm có thể xuất hiện các nốt bầm tím, mẩn đỏ.

Tiêm filler cằm bị sưng có gây nguy hiểm hay không?

Cằm sưng to hơn so với bình thường, sờ vào có cảm giác cứng

II – Tiêm filler cằm bị sưng liệu có bất thường?

Tiêm cằm bị sưng nhẹ trong khoảng 3-5 ngày là dấu hiệu bình thường của cơ thể, vì sưng là kết quả của việc kim tiêm xâm lấn vào da và phản ứng tự nhiên của mô cằm với chất filler. Do đó, Mỹ Hạnh không cần quá lo lắng về hiện tượng cằm bị sưng sau khi tiêm filler. Hiện tượng sưng bình thường là vùng cằm sẽ sưng nhẹ, không gây đau và có thể giảm đi nhanh chóng khi sử dụng các biện pháp chườm đá hoặc nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy sau khi tiêm filler, vùng cằm bị sưng tím trong vài tuần, kèm theo các dấu hiệu: chảy dịch, xuất huyết, đau nhức… Lúc này, khả năng cằm bị nhiễm trùng, tổn thương và đối diện với nguy hiểm là rất cao. Nếu nhận thấy tình trạng cằm bị sưng và kèm theo các biểu hiện bất thường, Mỹ Hạnh nên thăm khám với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và khắc phục.

Dưới đây là các dấu hiệu cần gặp bác sĩ sau khi tiêm filler cằm:

– Sưng kéo dài hơn 1 tuần và ngày càng tăng lên

– Vùng cằm sưng kèm theo cảm giác đau nhức hoặc xuất hiện mủ, da tấy đỏ

– Cằm có những mảng tím tái, tê bì có thể là dấu hiệu của hoại tử

III – Tiêm filler cằm sau 1 năm bị sưng

Sau khi tiêm filler, nếu cằm bị sưng sau 1 năm có thể không còn liên quan đến quá trình tiêm filler ban đầu. Thời gian 1 năm là quá dài để các phản ứng tức thời như sưng, đau và khả năng cao là có nguyên nhân khác liên quan đến biến chứng muộn hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.

Một số nguyên nhân cằm bị sưng sau 1 năm tiêm filler:

– Phản ứng muộn với filler: Một số loại filler không hòa tan hoàn toàn hoặc có thể gây ra phản ứng viêm muộn do cơ thể bắt đầu đào thải chất này. Phản ứng này có thể dẫn đến sưng, cứng hoặc nổi u cục.

– Nhiễm trùng muộn: Một số trường hợp hiếm có thể gặp nhiễm trùng muộn, do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vùng filler qua các viêm nhiễm nhẹ hoặc chấn thương. Dấu hiệu của nhiễm trùng thường là sưng, đau, đỏ và đôi khi xuất hiện mủ.

– U hạt hoặc viêm mô hạt: Đây là tình trạng khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với filler sau một thời gian dài, dẫn đến sự hình thành u hạt, gây sưng và cảm giác căng tức.

– Các yếu tố bên ngoài: Chấn thương, có tác động lực mạnh hoặc thao tác không đúng cách lên vùng cằm cũng có thể gây ra sưng sau một thời gian dài kể từ khi tiêm filler.

Cách xử lý khi cằm sưng sau 1 năm tiêm filler:

– Lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đánh giá tình trạng.

– Trong trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm mô hạt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc steroid để giảm viêm và sưng.

– Nếu nguyên nhân là do filler axit hyaluronic, bác sĩ có thể tiêm enzyme Hyaluronidase để phá vỡ và loại bỏ filler gây sưng.

Để phòng tránh hiện tượng sưng cằm sau khi tiêm filler, khách hàng nên kiểm tra định kỳ sau khi tiêm filler từ 1-3 tháng đầu. Đây là thời gian quan trọng để theo dõi tình trạng của filler. Việc kiểm tra định kỳ với bác sĩ sẽ phát hiện sớm các biến chứng tiềm ẩn như sưng, đau hoặc u cục.

Chăm sóc đúng cách sau khi tiêm filler cằm giúp giảm sưng nhanh

Tiêm filler cằm bị sưng sau 1 năm khá hiếm gặp

IV – Tiêm cằm bị sưng nguyên nhân gì?

Để không mắc phải những sai lầm khi làm đẹp, khách hàng cần biết rõ các nguyên nhân có thể gây ra hệ luỵ xấu. Từ đó, có thể chủ động né tránh nguy hiểm và tổn hại tới sức khỏe và nhan sắc. Dưới đây là các nguyên nhân tiêm filler cằm bị sưng:

1. Chất lượng filler tiêm cằm không đảm bảo

Theo một số nghiên cứu từ Hoa Kỳ, các biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler kém chất lượng sẽ phát tác trong khoảng 2-5 tuần bao gồm: viêm nhiễm, u hạt, dịch chuyển vị trí chất làm đầy, mất cảm giác…

Chính vì thành phần trong thuốc tiêm không đạt tiêu chuẩn nên rất khó dung hòa với các tế bào bên trong cơ thể và phát huy tác dụng tốt.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng, nếu tiêm filler chính hãng đã qua kiểm định, khả năng chịu tác dụng phụ chỉ ở mức 4-6%. Nhưng nếu ngược lại, con số này có thể lên tới 50% hoặc nhiều hơn thế.

Do đó, chất liệu tiêm là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đáng kể tới kết quả sửa đổi gương mặt của bạn.

2. Tiêm filler cằm nhầm vào mạch máu

Thông thường, filler sẽ được tiêm vào vị trí mô mềm để làm căng và đầy vùng da đang bị thiếu cân đối 2 bên cằm. Nếu mũi tiêm không chính xác, làm đứt gãy hệ thống tĩnh mạch và mao mạch dưới da thì phản ứng sưng sẽ xuất hiện ngay sau đó cùng với các vết bầm tím, tấy đỏ xung quanh.

Lý do là bởi các tiểu cầu khi va vào thành mạch hở sẽ sinh ra phản ứng đông máu, từ đó gây phù nề cục bộ và thậm chí là đau nhức khó chịu kéo dài.

Không những thế, trường hợp các chất hóa học ngấm vào bên trong và lưu thông theo hệ bạch huyết còn gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn nữa như: suy giảm miễn dịch, tê liệt cơ, hoại tử mô…

tiêm nhầm mạch máu

Tiêm filler nhầm vào mạch máu vô cùng hiểm

3. Sử dụng nhầm loại filler

Mỗi khu vực cần sửa đổi trên gương mặt đều có đặc điểm riêng và phù hợp với từng loại filler chuyên biệt. Một vài vị trí phổ biến ứng với thuốc tiêm là:

– Môi: Artecoll, Aquamid…

– Thái dương: Restylane, Radiesse…

– Vùng cằm và đường viền hàm: Juvederm Voluma.

Thế nên, khi tiêm chất làm đầy không có độ tương thích cao sẽ khiến cho khuôn cằm sưng lên, lâu ngày không thuyên giảm và mất đi dáng vẻ tự nhiên vốn có.

4. Nhiễm trùng trong quá trình tiêm

Tuy rằng, đây là một phương pháp độn cằm ít xâm lấn và để lại dấu hiệu tổn thương rất nhỏ trên da, nhưng vi khuẩn vẫn có thể “tấn công” vào bên trong và gây viêm.

Các tác nhân gây hại có thể bám trên bề mặt da, mũi kim, bông băng… nên sau khi tiêm, dấu hiệu sưng kéo dài chính là một tín hiệu ban đầu của nhiễm trùng.

Qua đó thấy rằng, tầm quan trọng của kỹ thuật viên, chất liệu thuốc, cơ sở làm đẹp có quyết định không hề nhỏ tới tình trạng sưng tấy nói riêng và hiệu quả tiêm filler nói chung.

5. Tay nghề bác sĩ kém hoặc tiêm sai kỹ thuật

Nếu bác sĩ không có tay nghề cao, họ có thể tiêm sai độ sâu, sai vị trí hoặc chèn ép vào mạch máu, dẫn đến sưng và các biến chứng khác. Ngoài ra, tiêm sau lớp mô hoặc với liều lượng không chính xác cũng có thể gây ra phản ứng không mong muốn.

V – Cách xử lý khi cằm bị sưng sau khi tiêm filler

Cảm giác khó chịu do cằm bị phù lên ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, dù sưng nặng hay nhẹ thì khách hàng vẫn có thể xoa dịu nhanh chóng bằng một số cách hữu hiệu dưới đây.

1. Chườm đá lạnh

Từ xưa đến nay, chườm đá chính là một liệu pháp vừa đơn giản lại vừa hiệu quả, áp dụng được cho mọi vùng da sưng tấy và đau nhức. Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện:

– Ngăn cách da mặt và đá bằng một lớp khăn mềm để tránh gây buốt và bỏng lạnh.

– Tuân thủ nguyên tắc chườm 5 phút – nghỉ 1 phút, lặp lại từ 2-3 lần.

– Có thể chườm 2 lần/ngày vào sáng, tối sau khi làm sạch mặt.

chườm đá

Chườm đá lạnh vào vùng cằm sau khi tiêm filler xong

2. Đắp túi trà lên cằm

Các loại trà thảo mộc được biết đến là dược liệu giảm viêm, làm dịu vết sưng rất tuyệt vời trong Đông Y. Bạn có thể sử dụng một số loại: cây thảo linh lăng, hoa cúc, trà xanh… với các bước như sau:

– Pha 2 túi trà lọc trong cốc nước nóng trong khoảng 1”.

– Vắt bỏ nước, để nguội hoặc cất trong ngăn tủ mát 20” nếu bạn muốn chườm lạnh.

– Đắp lên 2 bên cằm, xung quanh các vị trí tiêm và ấn nhẹ nhàng.

– Sau 15” dùng khăn mềm hoặc bông lau sạch vùng cằm.

Ngoài ra, túi trà cũng có tác dụng giảm thiểu vết bầm tím và thâm do tụ máu, giúp bạn nhanh chóng hồi phục về dáng vẻ đẹp nhất.

pha trà

Sử dụng túi trà đắp lên cằm giúp giảm viêm giảm sưng hiệu quả

3. Hạn chế tác động, sờ nắn vào cằm

Việc sờ, nắn, bóp… hoặc vận động mạnh vô tình tác động vào cằm có thể tạo nên áp lực tới vùng da được tiêm. Điều này sẽ làm cho filler bị dịch chuyển và sai lệch so với vị trí ban đầu.

Lý do là bởi chất làm đầy cần có thời gian để thích nghi, hòa hợp với môi trường bên trong cơ thể và liên kết chặt chẽ với các mô mềm. Vì vậy, trong thời gian nhạy cảm này, bạn cần nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng để có được khuôn cằm như ý.

4. Uống nhiều nước

Bổ sung thêm nước là cách hữu dụng để giảm sưng phù vì điều này giúp cho quá trình đào thải chất lỏng không cần thiết dưới da nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, việc bù lại lượng nước đã bị axit hyaluronic hấp thụ là điều cần thiết để da sớm mịn màng và chắc khỏe trở lại. Đây còn được coi là cách duy trì hydrat hóa, bằng cách uống nước lọc hoặc sinh tố hoa quả. Lưu ý, bạn không nên uống nước dừa và rau má ép để tránh gây xuất huyết tại các vết da bị hở.

bổ sung nước

Bổ sung thêm nước hàng ngày giúp giảm sưng cằm sau tiêm hiệu quả

5. Tránh nằm sấp

Tương tự như việc tác động lực vào cằm, tư thế nằm sấp cũng là nguyên nhân gây áp lực không kém. Do vậy, nếu không muốn bị lệch vẹo mặt và lâu lành, bạn nên nằm ngửa, giữ cao đầu hơn một chút và kê gối cố định mặt.

Bên cạnh đó, hãy dùng ghế tựa thường xuyên hơn, ít nhất là trong 4h đầu tiên sau tiêm để tạo điều kiện cho cằm giảm sưng đáng kể.

6. Điều chỉnh chế độ ăn khoa học

Không chỉ cần thay đổi trong thói quen, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống và thực đơn hằng ngày của mình để bảo toàn kết quả tiêm cằm.

Tuyệt đối tránh các nhóm thực phẩm:

– Tăng sưng tấy: đồ hộp, thịt gà, fastfood…

– Gây thâm tím: thịt bò, thịt dê, trứng gà, rau muống.

– Dị ứng, mẩn đỏ: hải sản, xôi nếp, rượu bia…

Thay vào đó, hãy bổ sung thêm:

– Vitamin (A, C, D, K) và khoáng chất (kali, kẽm,…): súp lơ, cà rốt, cải thìa, cam, bưởi…

– Chất đạm cao cấp: thịt lợn thăn, ngũ cốc, sữa chua.

– Nhóm sản sinh collagen: nước hầm xương, cá hồi, tỏi, hạt điều.

– Giảm bầm tím: dứa, hạnh nhân, hạt dẻ.

Bên cạnh việc điều chỉnh thực đơn khoa học, bạn cũng cần ăn uống đúng giờ giấc để cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương.

chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn sau khi tiêm filler tại vùng cằm

7. Sử dụng thuốc kháng viêm khi cần thiết

Trong trường hợp sưng kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm để giảm tình trạng viêm và sưng. Dưới đây là một số loại thuốc kháng viêm phổ biến mà bác sĩ có thể kê đơn:

– Thuốc kháng viêm không steroid: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm sưng, viêm và đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu dài vì có thể gây tổn thương dạ dày hoặc thận.

– Thuốc kháng viêm corticoid: Steroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn, thường được sử dụng khi tình trạng sưng và viêm nặng hơn hoặc không đáp ứng với NSAIDs

8. Liên hệ bác sĩ khi sưng kéo dài

Nếu sau vài ngày, tình trạng sưng vẫn không giảm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đau nhức, đỏ rực, mủ), bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Bạn Mỹ Hạnh có thể tham khảo các mẹo trên để giảm sưng cằm sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, Mỹ Hạnh cần lưu ý thực hiện đúng cách và tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ thẩm mỹ trước khi áp dụng để tránh làm ảnh hưởng đến vùng cằm sau khi tiêm filler.

VI – Các biện pháp phòng ngừa cằm bị sưng sau khi tiêm filler?

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng sưng trước khi tiêm filler cằm:

– Chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và được cấp phép, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn.

– Kiểm tra rõ nguồn gốc và chất lượng của loại filler được sử dụng. Filler cần có chứng nhận từ các cơ quan y tế, đảm bảo an toàn và không gây phản ứng phụ.

– Chọn bác sĩ tiêm filler có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật tiêm filler. Bác sĩ chuyên môn cao sẽ biết cách tiêm chính xác, tránh tiêm vào mạch máu hoặc sai kỹ thuật, giảm thiểu nguy cơ sưng và biến chứng.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe, cơ địa và nhu cầu của khách hàng để tư vấn lượng filler phù hợp và kỹ thuật tiêm thích hợp.

– Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các bệnh lý gặp phải hoặc phản ứng dị ứng của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng.

– Tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine trong khoảng 3 ngày trước khi tiêm filler cằm.

– Tránh các hoạt động thể chất mạnh trong 24 giờ trước khi tiêm filler cằm.

Các biện pháp phòng ngừa sưng cằm sau khi tiêm:

– Chườm đá lạnh trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm sưng tấy

– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau nhức

– Ngủ đủ giấc để vùng cằm nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu tình trạng sưng

– Tránh các hoạt động thể thao mạnh, đặc biệt là những động tác có thể tạo áp lực lên vùng cằm, giúp giảm nguy cơ sưng tấy và biến dạng filler.

– Hạn chế chạm vào vùng cằm, không xoa bóp, massage và tránh đụng vào khu vực đã tiêm trong vài ngày đầu tiên để tránh kích ứng và sưng tấy.

– Tránh hút thuốc và không uống rượu bia vì có thể làm chậm quá trình hồi phục vùng cằm sau khi tiêm filler

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể làm tăng nguy cơ sưng tấy và bầm tím.

– Tránh massage hoặc tác động mạnh lên vùng cằm vì các tác động mạnh đến vùng cằm có thể làm dịch chuyển filler và khiến tình trạng sưng tấy thêm nặng.

– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất (như mỹ phẩm, xà phòng kích ứng) và tránh môi trường ô nhiễm, bụi bẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Không trang điểm trong vòng 24 giờ sau khi tiêm filler cằm để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Kiểm tra định kỳ với bác sĩ trong vòng 1-3 tháng đầu giúp phát hiện sớm các biến chứng (nếu có) và xử lý kịp thời.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Tiêm cằm bị sưng có thể là một dấu hiệu tích cực hoặc tiêu cực, tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân khác nhau. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang làm đẹp cho mình để đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh được rủi ro đáng tiếc.

5 / 5. (Bình trọn) 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

1. Thắc mắc: Tiêm filler bị sưng phải làm sao?

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-tiem-filler-bi-sung-phai-lam-sao-70361.html

2. Tiêm filler bị vón cục – Nguyên nhân và hướng khắc phục

http://soyte.ndh.vnptweb.vn/giao-duc-suc-khoe/tiem-filler-bi-von-cuc-nguyen-nhan-va-huong-khac-phuc-343218

3. Tiêm filler bao lâu thì hết sưng? Cách giảm sưng hiệu quả

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-filler-bao-lau-thi-het-sung-cach-giam-sung-hieu-qua-69215.html

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Tiêm Cằm Bị Sưng
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá