Mặc dù là kỹ thuật làm đẹp phổ biến nhưng nhiều chị em vẫn đắn đo không biết tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Có làm biến dạng form mặt về sau? Để giải tỏa tâm lý lo sợ này, cách tốt nhất là hiểu rõ về các yếu tố gây biến chứng & chú ý bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro đáng tiếc.
Filler giúp làm đầy tất cả những vùng mô thiếu hụt ở cằm. Giúp tăng thể tích và tạo dáng cằm mà không làm ảnh hưởng đến xương cũng như gây hại đến các vùng da khác. Thông thường, filler sẽ phát huy hiệu quả trong 4 tháng đến 2 năm, tùy tính chất cơ địa của mỗi chị em.
Ngoài ra, filler có thành phần tương tự như một số hợp chất trong cơ thể con người. Chức năng của chất làm đầy này là hỗ trợ làm phẳng da hoặc tăng thể tích cho các bộ phận cơ thể.
Dựa vào những đặc điểm trên, các chuyên gia Hàm – Mặt đã đưa ra kết luận rằng, tiêm filler cằm RẤT AN TOÀN, không gây hại sức khỏe.
Tuy nhiên, sau tiêm filler có thể bạn sẽ cảm thấy bị đau, có vết bầm, sưng và thậm chí là chảy máu. Chị em nào đang dùng thuốc loãng máu hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu sẽ dễ gặp các dấu hiệu này.
Các chuyên gia cho biết đây là những tác dụng phụ sau tiêm filler, nhưng không cần quá lo vì chúng chỉ kéo dài trong vài ngày mà thôi.
Mặc dù, được kết luận về độ an toàn nhưng nếu không cẩn thận trong việc chọn lựa filler, cơ sở spa uy tín thì chị em sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:
Thực tế, sau tiêm filler từ 1 – 3 ngày, cằm sẽ bị sưng và có những vết bầm tím vì lúc này cơ thể vẫn chưa thích ứng được.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra sau 5 – 7 ngày tiêm filler, kèm theo cằm bị cứng, lở loét và có mủ thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân có thể là do kim tiêm không được vô trùng, filler “trôi nổi” hoặc bác sĩ không giúp bạn làm sạch vùng cằm trước đó.
Nếu không được xử lý đúng cách, vi khuẩn có thể men theo đường máu đến các tĩnh mạch trong sọ, tệ hơn là gây nhiễm trùng máu.
Do đó, điều khách hàng cần ưu tiên là yêu cầu bác sỹ làm sạch cằm, vô trùng kim tiêm cẩn thận và check kỹ chất lượng của filler. Ưu tiên chọn đến các cơ sở thẩm mỹ có nhiều thâm niên và thẳng thắn “say no” với những filler chưa được FDA công nhận.
Cằm bị nhiễm trùng
Rất ít khách hàng gặp phải trường hợp cằm bị nổi cục sau tiêm filler. Nhưng thực tế vẫn có nhiều chị em phải vật vã đấu tranh với biến chứng này hậu thẩm mỹ.
Tình trạng nổi cục xảy ra khi bác sĩ thực hiện kém chuyên môn, tiêm sai vị trí hoặc chuyển một lượng filler quá lớn vào cằm.
Ngoài ra, việc tiêm filler không đảm bảo chất lượng cũng sẽ khiến cho cằm bị lệch và nổi cục. Bởi, lúc này cơ thể sẽ phản ứng dữ dội, làm cho filler phải đóng cục tại chỗ và rất khó để lấy ra ngoài.
Nổi cục trên da
Hoại tử là biến chứng nặng nề nhất mà bạn có thể phải đối diện. Sở dĩ có biến chứng này là vì dùng filler “trôi nổi” và chưa được kiểm định an toàn từ FDA.
Ngoài ra, do chuyên viên thực hiện tiêm nhầm vào mạch máu, gây tắc nghẽn và khiến cho máu không được chuyển đến vùng cằm.
Từ đó, làm cho vùng da ở vị trí này không được nuôi dưỡng, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây lở loét, cuối cùng mục rửa và hoại tử. Nếu không kịp thời xử lý tình trạng này sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến các vùng da quanh cằm như: má, cổ, ngực…
Kỹ thuật làm đẹp này sẽ làm thay đổi dáng cằm và tổng quan gương mặt. Do vậy, khách hàng tuyệt đối không được chọn bừa địa chỉ làm đẹp cũng như chủ quan take care hậu thẩm mỹ. Cụ thể, bạn cần lưu tâm đến những vấn đề sau:
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ là chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín. Tuyệt đối không lựa chọn chuyên gia tiêm filler và địa làm đẹp dựa trên giá dịch vụ được đưa ra trước đó.
Dưới đây là một vài bước hữu ích để bạn có thể chọn được BVTM uy tín, có chuyên gia tiêm filler giỏi:
Tiêm filler không quá cầu kỳ nhưng bạn vẫn nên lưu tâm đến mọi vấn đề và đặt sự an toàn lên hàng đầu trước khi đưa ra quyết định chọn đơn vị làm đẹp nhé!
Lựa chọn địa chỉ tiêm filler cằm uy tín
Sau tiêm filler khách hàng cần phải chú trọng vào vấn đề vệ sinh & chăm sóc vùng cằm để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ.
Muốn làm tốt điều này, chị em phải take note cẩn thẩn cẩm nang chăm sóc sau:
Hạn chế vận động mạnh sau khi tiêm filler
Khi bạn cắn và nhai thức ăn sẽ phải vận dụng toàn bộ các nhóm cơ xương mặt – hàm. Do vậy, nếu vùng cằm sau tiêm filler phải “làm việc” quá mức sẽ khiến cho chất làm đầy bị xê dịch lên/xuống, gây lệch và vẹo cằm.
Đây cũng chính là lý do mà các chuyên gia luôn khuyến khích chị em tránh xa các loại thực phẩm cứng, dai và không nên ăn nhai quá nhiều hậu tiêm filler. Điều này sẽ giúp cho cằm được “nghỉ ngơi” và trở lại trạng thái ổn định nhanh hơn.
Chị em có thể thay thế bằng các món tính mềm, lỏng như bánh, cháo, súp…. để khuôn cằm sớm vào form và nhanh lành.
Tránh ăn những thực phẩm cứng dai
Tất cả liệu pháp điều trị, thẩm mỹ từ cơ bản đến phức tạp luôn cần phải có sự kiểm tra và tái khám cẩn thận sau một thời gian thực hiện.
Chính vì thế, chị em cần phải ghi nhớ kỹ lịch hẹn với bác sĩ để tái khám và giải quyết kịp thời các sự cố (nếu có). Đồng thời, nhận tư vấn của bác sĩ về cách để cằm lên form đẹp, bền trong tương lai.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Có thể thấy tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào yếu tố spa, loại filler và cách bạn take care sau làm đẹp. Vì thế, hãy lưu ý kỹ những điều mà Kangnam mang đến cho bạn ở bài trên nhé! Kangnam tin rằng, bản thân mỗi chị em đều biết cách tìm kiếm thông tin và có phương hướng làm đẹp thông minh, sớm ngày có diện mạo như ý.
Nhập thông tin của bạn
×