Tiêm filler cằm bị bầm tím: 5 nguyên nhân và 4 cách phòng tránh

Tiêm filler cằm bị bầm tím là hiện tượng thường thấy khi khách hàng chỉnh sửa cằm thẩm mỹ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục. Nhằm giúp chị em có hiểu biết đúng đắn nhất về tiêm filler cằm, Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam sẽ lý giải mọi vấn đề trong bài viết sau.

1/ Tiêm filler cằm có bị tím không?

Thay vì bóc tách và “cấy” chất liệu độn vào trong, tiêm filler cằm sử dụng đầu kim nano siêu mảnh đưa filler đến đúng vùng cằm để tạo hình form mong muốn.

Dù “địa hạt” xâm lấn siêu nhỏ (khu vực mũi tiêm đâm vào) nhưng bơm filler cằm vẫn gây ra hiện tượng sưng bầm.

Nguyên nhân cho triệu chứng này là do kim tiêm vô tình chọc thủng mạch máu trong da, tích tụ thành các mảng thâm tím. Vết thương của tiêm filler cũng giống như vết tiêm bình thường nên bầm tím là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Thực tế, vùng cằm sau khi tiêm filler sẽ tím tấy khoảng 2 ngày. Tới ngày thứ 3, các vết tím mất dần thay vào đó là khuôn cằm ổn định. Trường hợp sau 10 – 15 ngày mà cằm vẫn tím thì rất có khả năng bạn đã gặp phải biến chứng thẩm mỹ.

tiêm filler cằm bị bầm tím

Sau khi tiêm filler vùng cằm bị sưng tím và tan ngay sau 2 ngày

TIÊM FILLER BỊ TÍM PHẢI LÀM SAO ???

Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !

đăng ký tư vấn

2/ Tiêm filler cằm bị bầm tím kéo dài là do nguyên nhân gì?

Ai cũng có thể tiêm filler cằm nhưng không phải ai cũng “tương thích” và phù hợp với nó. Theo các chuyên gia y tế, tiêm filler cằm bị bầm tím kéo dài chủ yếu do 4 yếu tố sau:

2.1/ Chất lượng filler không đảm bảo

Chất lượng filler không đảm bảo là tác nhân số một khiến cằm sưng đau, tím bầm hậu phẫu thuật. Bản chất của filler là một gốc axit tự do (acid Hyaluronic), tuy mang độ lành tính cao nhưng nó vẫn gây ức chế mô cơ, co cứng dây thần kinh và làm sắc tố da chuyển màu.

Đặc biệt, ở filler kém chất lượng thì nhược điểm này càng trở nên rõ ràng hơn khiến da chuyển qua màu tím. Ở tình huống xấu nhất, filler dỏm còn làm cằm biến dạng, nổi mụn nước và chảy dịch vàng. Bạn phải ‘đối diện” với nguy cơ di chứng cằm vĩnh viễn.

Chính vì thế, khách hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về dạng filler mình sẽ tiêm. Ưu tiên các cơ sở làm đẹp có thâm niên trên thị trường, nói không với những filler chưa được cấp giấy kiểm định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Chất lượng filler không đảm bảo nguồn gốc xuất sứ

Chất lượng filler không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ

2.2/ Bị nhiễm trùng trong quá trình tiêm

Nhiều người thường nghĩ rằng một vết chích nhỏ xíu không thể nào khiến cằm bị sưng viêm. Trái lại, vết thương dù nhỏ đến đâu cũng là “khu vực lý tưởng” để vi khuẩn thừa cơ xâm nhập.

Hơn nữa, bề mặt cằm vốn chứa một lượng vi khuẩn nhất định khi tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường. Nếu quá trình tiêm không đảm bảo vệ sinh, không gian tiêm chưa được khử trùng kháng khuẩn thì 70% cằm filler sẽ bị bầm tím dài ngày.

Không chỉ dừng lại ở việc bầm tím, tiêm filler cằm nhiễm trùng còn kéo theo hàng loạt biến chứng nặng nề hơn. KH sẽ nhức buốt, đỏ ửng vùng cằm và hoại tử cằm nếu không kịp thời chạy chữa.

2.3/ Lượng filler tiêm vượt mức cho phép

Qua thăm khám và kiểm tra sơ bộ, bác sĩ sẽ quyết định liều lượng filler cho cằm và nêu rõ số lượng mũi tiêm. Khi tiêm filler vượt mức cho phép, vùng cằm có biểu hiện căng tức, nổi cục và thâm tím do các mạch máu bị chèn. Lúc này, chị em cần tiến hành hút filler để cằm không còn sưng cứng nữa.

Với chỉnh hình cằm, lượng filler tối đa được dùng là không quá 3cc. Bình quân mỗi mũi tiêm dao động khoảng 1 – 3ml, tiêm nhiều nhất 3 mũi và tiêm cách nhau ít nhất 15 phút. Các bệnh nhân có thể trạng không tốt, đã hoặc đang mắc bệnh lý nền cần giảm lượng filler xuống 1 – 1.5ml/mũi tiêm.

Lượng filler tiêm vượt quá mức cho phép

Lượng filler tiêm vào cơ thể vượt quá mức cho phép

2.4/ Bác sĩ tiêm sai vị trí

Tuy không phức tạp như độn cằm hay gọt cằm nhưng tiêm filler cằm lại đòi hỏi thao tác chuẩn xác 100%. Mũi tiêm cần đảm bảo độ sâu, định vị đúng chỗ cần tiêm và lực ấn xi lanh vừa phải. Chỉ cần một xê dịch nhỏ, bác sĩ sẽ khiến phạm vi tổn thương gia tăng đáng kể, vết tiêm từ đó cũng phù nề, sưng tím.

Đen đủi hơn, nếu kim tiêm đụng trúng các sợi thần kinh thì cảm giác đau buốt sẽ nhân lên gấp bội, thậm chí vùng da chỗ đó sẽ trở nên lãnh cảm và gần như tê liệt.

2.5/ Cách chăm sóc của khách hàng tại nhà

Cuối cùng, tiêm filler cằm bị bầm là hệ quả của chế độ chăm sóc thiếu khoa học. Nếu khách hàng không chịu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bất chấp ăn uống ‘thả ga”, thoải mái dùng chất kích thích hoặc hút thuốc lá, vết tiêm cằm sẽ rất lâu hồi phục. Tệ hơn, cằm còn xuất hiện mụn nước và lưu lại sẹo lồi sẹo lõm.

Tiêm filler cằm thì dễ nhưng để chăm sóc cằm sau tiêm mới là “bài toán khó” của mỗi bệnh nhân. Hãy là một khách hàng thông minh, biết bảo vệ mình và cố gắng xây dựng một thực đơn healthy – một thời gian biểu lành mạnh nhé.

3/ Tiêm filler cằm bị tím phải làm sao?

Tiêm filler cằm bị tím phải làm sao? Bạn đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện các bước sau đây:

Nếu tình trang sưng tím kéo dài quá lâu cần đến Bệnh viện để thăm khám kịp thời

Nếu tình trang sưng tím kéo dài quá lâu cần đến Bệnh viện để thăm khám kịp thời

4/ Những lưu ý trước và sau khi tiêm filler cằm tránh bầm tím

Một khuôn cằm V-line đẹp mọi góc độ là mơ ước của hàng ngàn chị em nhưng thật đáng buồn nếu cằm không may bầm tím do filler. Để phòng ngừa tối đa rủi ro trên, khách hàng hãy thực hiện 4 LƯU Ý như sau:

4.1/ Không dùng thuốc, thực phẩm có khả năng làm loãng máu

Khoảng 10 – 15 ngày trước khi tiêm filler cằm, khách hàng cần ngừng lại tất cả các loại thuốc/thực phẩm có khả năng làm loãng máu như: aspirin, heparin, Coumadin, Apixaban, Edoxaban…Bởi các loại thuốc này sẽ khiến các tiểu cầu khó kết tụ, cản trở việc cầm máu khi tiêm, khiến các cơ căng cứng.

Các hoạt chất trên thường có trong thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc tiền đình và thuốc giảm đau. Loại bỏ các thực phẩm giàu đạm (bò, dê), Cholesterol (đồ chiên rán) và protein (ức gà, trứng, sữa). 8 tiếng trước giờ tiêm, chị em nên ăn nhẹ nhàng, uống sữa hạt và tuyệt đối không dùng café hoặc nước tăng lực nhé.

Nhóm thực phẩm có khả năng gây loãng máu

Nhóm thực phẩm có khả năng gây loãng máu

4.2/ Không dùng thuốc lá, rượu, chất kích thích

Nnicotine từ đầu thuốc lá có thể khiến da cằm sạm đen, lỗ chân lông nở to và filler vón cục nhiều ngày.

Hạn chế sử dụng chất kích thích sau khi tiêm filler

Hạn chế sử dụng chất kích thích sau khi tiêm filler

4.3/ Chườm đá vào vùng cằm bị bầm tím

2 – 3 ngày đầu tiên hậu tiêm cằm là giai đoạn cằm cằm sưng to và bầm tím nhiều nhất. Bên cạnh việc bôi thuốc theo đơn, khách hàng hãy thử chườm đá nhằm tiêu sưng giảm tím. Biện pháp bao gồm các bước:

Một sai lầm kinh điển của các chị em là lấy túi chườm nóng thay cho chườm đá. Khí nóng sẽ làm các cơ giãn ra, filler đi lệch vị trí dẫn đến cằm mất cân đối. Ngược lại, hơi lạnh sẽ làm cơ cố định, giảm sưng và giúp thông máu dễ dàng.

Bạn sẽ không xác định được đá bên ngoài có thực sự vệ sinh hoặc tiệt trùng hay không.

chườm đá lên cằm

Chườm đá vào vùng cằm sau khi tiêm filler

CHỈ CÒN 99 SUẤT TIÊM FILLER DUY NHẤT HÔM NAY

Đăng ký ngay 🔽🔽

tich

4.4/ Không vận động mạnh sau tiêm filler

Tiêm filler cằm cần ít nhất 1 tháng để bình phục và lên form như ý. Cũng trong 1 tháng này, khách hàng không nên vận động quá mạnh tránh xô lệch cằm và làm cằm sưng tím.

tư thế ngủ sau tiêm filler

Ngủ đúng tư thế tránh nằm nghiêng hay nằm sấp

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cho mình những kinh nghiệm hữu ích để đối phó với tiêm filler cằm bị bầm tím. Muốn thảm họa này không bao giờ xảy ra, hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, “đáng đồng tiền bát gạo” để “tân trang” lại cằm bạn nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Tiêm Filler Cằm
    Tiêm filler cằm V line giá bao nhiêu, Bí quyết có dáng cằm đẹp

    Tiêm filler cằm V line giá bao nhiêu, Bí quyết có dáng cằm đẹp

    Tiêm filler cằm giúp tạo dáng cằm V-line, gương mặt trở nên cân đối mà không cần can thiệp dao kéo. Chỉ sau 1 lần tiên duy nhất, bạn đã nhanh chóng sở hữu dáng cằm mơ ước, tương xứng với các đường nét trên gương mặt. I. Tiêm filler cằm là gì?II. Cận cảnh

    Tiêm Filler Cằm bao lâu thì Đẹp, hết sưng và ổn định? bác sĩ kangnam tư vấn

    Tiêm Filler Cằm bao lâu thì Đẹp, hết sưng và ổn định? bác sĩ kangnam tư vấn

    Tiêm filler cằm bao lâu thì đẹp? Sau khi tiêm khoảng 2-3 tiếng, vùng cằm có thể trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, để đạt được kết quả filler cằm tự nhiên và ổn định nhất, cần khoảng 1 ngày để filler đi vào cơ thể và đạt được hiệu quả tối ưu.

    Tiêm filler cằm bị sưng: Kinh nghiệm giảm sưng nhanh

    Tiêm filler cằm bị sưng: Kinh nghiệm giảm sưng nhanh

    Tiêm cằm bị sưng nhẹ trong khoảng 3-5 ngày là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu tình trạng kéo dài và xuất hiện các biến chứng như chảy dịch, xuất huyết, bầm tím,… thì bạn cần gặp bác sĩ để xử lý sớm. Để giảm sưng đau sau khi tiêm cằm, bạn nên chườm

    Tiêm filler cằm có hại không? “Nằm vùng” an toàn với 4 nguyên tắc

    Tiêm filler cằm có hại không? “Nằm vùng” an toàn với 4 nguyên tắc

    Trước những liệu pháp làm gọn mặt “cấp tốc”, chị em đều nảy sinh băn khoăn: Tiêm filler cằm có hại không? Để xóa bỏ tâm lý lo sợ này, cách duy nhất chính là hiểu rõ về những yếu tố quyết định đến độ an toàn & chú ý tự bảo vệ bản thân

    Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Những điều bạn cần biết

    Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Những điều bạn cần biết

    Mặc dù là kỹ thuật làm đẹp phổ biến nhưng nhiều chị em vẫn đắn đo không biết tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Có làm biến dạng form mặt về sau? Để giải tỏa tâm lý lo sợ này, cách tốt nhất là hiểu rõ về các yếu tố gây biến chứng

    Tiêm filler cằm bị vón cục: Cách khắc phục tình trạng vón cục

    Tiêm filler cằm bị vón cục: Cách khắc phục tình trạng vón cục

    Để khắc phục da bị sưng cục do tiêm filler cằm, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để tiêm tan filler, massage cằm, ăn uống điều độ hoặc chăm sóc đúng cách. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường do chất liệu tiêm không đạt chuẩn, kỹ thuật tiêm sai cách

    icon