Tiêm filler môi nổi mụn nước: Nguy hiểm hay không?

Tiêm filler môi bị mụn nước là một dấu hiệu cho thấy đôi môi của bạn đang gặp biến chứng sau tiêm. Mụn nước trên môi không được khắc phục kịp thời có thể gây viêm, hoại tử vùng môi. Vậy tại sao tiêm filler bị mụn nước và khi môi bị mụn nước sau tiêm filler cần xử lý thế nào?

I. Tiêm filler môi bị mụn nước do đâu?

Tiêm filler bị mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chuyên môn người thực hiện kém, sử dụng filler kém chất lượng, quy trình tiêm chưa chuẩn, cơ địa dị ứng với filler,…

Tiêm filler bị mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tiêm filler bị mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Chuyên môn của người thực hiện tiêm kém

Trình độ chuyên môn của người thực hiện tiêm filler ảnh hưởng, quyết định lớn đến kết quả tiêm filler môi. Nếu tiêm filler quá nông sẽ khiến da bị lồi lên như nổi mụn nước. Nếu tiêm quá sâu, sai kỹ thuật dễ chạm vào mạch máu, dây thần kinh dẫn đến tắc mạch và làm hoại tử da.

Chưa kể các bác sĩ phải là người có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực da liễu để tính toán lượng filler phù hợp cần tiêm. Chất làm đầy khi tiêm sai liều lượng dễ xảy da hiện tượng tràn hoặc chất làm đầy xâm lấn mô da vón cục, tạo thành các nốt mụn mủ, mụn nước trên bề mặt môi.

Trình độ chuyên môn của người thực hiện tiêm filler ảnh hưởng đến kết quả tiêm

Trình độ chuyên môn của người thực hiện tiêm filler ảnh hưởng đến kết quả tiêm

2. Sử dụng filler kém chất lượng

Filler trên thị trường được bán tràn lan, có nhiều hàng giả, hàng trôi nổi không nguồn gốc xuất xứ, thông tin về sản phẩm không rõ ràng, tem mác, nhãn hiệu không có. Những sản phẩm filler này khi đưa vào trong cơ thể dễ gây vón cục, xuất hiện hiện tượng tự đào thải chất tiêm, gây viêm da và hình thành mụn nước.

Vậy nên bạn cần lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín, kiểm tra filler kỹ càng trước khi tiêm môi.

3. Có virus ủ bệnh

Ở một số người, trong cơ thể vốn dĩ đã tồn tại virus Herpes hoặc HPV. Chúng đang trong thời gian ủ bệnh nên không có biểu hiện ra bên ngoài.

Sau tiêm filler môi, vết thương hở xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi để virus hoạt động mạnh mẽ hơn, phát bệnh ra bên ngoài và làm nổi các nốt mụn nước ở vùng tiêm.

4. Quy trình tiêm chưa chuẩn

Quy trình tiêm filler môi chưa chuẩn là nguyên nhân khiến môi nổi mụn nước. Khu vực phòng dịch vụ không được đảm bảo vô khuẩn, dụng cụ không được hấp khử khuẩn trước khi sử dụng, các bước thực hiện tiêm sai trình tự đều sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nổi mụn nước ở môi.

Quy trình tiêm filler môi chưa chuẩn là nguyên nhân khiến môi nổi mụn nước

Quy trình tiêm filler môi chưa chuẩn là nguyên nhân khiến môi nổi mụn nước

5. Cơ địa bẩm sinh kích ứng filler

Dù ít gặp nhưng có nhiều trường hợp có cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng với thành phần của chất làm đầy.

Chất làm đầy vốn dĩ có cấu tạo từ thành phần chính là HA và các chất khác như hydroxyapatite canxi, poly-L-lactic acid (PLLA),…Đây là các thành phần được đánh giá là lành tính nhưng vẫn có trường hợp đặc biệt bị dị ứng với các thành phần này. Vì vậy, sau khi tiêm, sẽ có biểu hiện môi bị nổi mụn nước, xuất hiện phản ứng đào thải filler do cơ thể không thể thích ứng với một trong số hoạt chất có trong chất làm đầy được tiêm vào môi.

6. Chăm sóc sau tiêm chưa đúng cách

Chế độ ăn uống sau tiêm filler rất quan trọng, quyết định môi của bạn có phục hồi tốt sau tiêm hay không. Đa phần sẽ phải kiêng khem một số loại thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, hải sản,…sau tiêm. Nếu bạn không tuân thủ sẽ dễ gây nổi mụn, kích ứng tại vùng môi vừa tiêm filler.

Bên cạnh đó, cách vệ sinh môi chưa đúng cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng môi. Môi sau tiêm nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài. Vậy nên khi không được bảo vệ, làm sạch đúng cách mỗi ngày, nhiễm trùng môi, hoại tử và mụn nước là điều khó tránh khỏi.

II. Phương pháp khắc phục môi nổi mụn nước sau tiêm filler

Việc đầu tiên cần làm, đó là bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán nguyên nhân nổi mụn nước, xử lý biến chứng sau tiêm filler. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời, có thể tiêm tan để lấy filler ra khỏi cơ thể trong trường hợp xấu nhất.

Nếu không xử lý kịp thời, vùng tiêm có thể mưng mủ, hoại tử da. Do vậy, không được chủ quan khi có biểu hiện nổi mụn nước ở môi sau tiêm filler.

Các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra môi nổi mụn nước do nguyên nhân nào, mức độ nặng nhẹ để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Một số cách khắc phục khi bị nổi mụn sau tiêm filler như:

– Uống thuốc kháng sinh và giảm đau theo đơn kê của bác sĩ da liễu.

– Chường lạnh kết hợp 10-15 phút mỗi ngày để giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức sau tiêm. Vệ sinh túi chườm sạch sẽ để tránh vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc với vùng tiêm gây viêm nhiễm sau tiêm.

– Không bôi thoa bất kỳ loại thuốc trị mụn, mỹ phẩm dưỡng da hay các dung dịch sát trùng như cồn, oxy già lên da mà chưa được bác sĩ cho phép.

III. Chăm sóc môi sau tiêm filler đúng cách để ngăn nổi mụn nước sau tiêm filler

Chăm sóc môi sau tiêm filler cần được thực hiện đúng cách để ngăn nổi mụn nước sau tiêm. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc môi sau tiêm filler đúng cách:

– Trong 2-3 ngày đầu, bạn nên sử dụng bông thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng lên môi để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất mỗi ngày.

– Để giảm sưng, có thể dùng túi đá chườm lên môi giảm sưng đau, châm chích.

– Ăn đồ mềm, ít gia vị để tốt cho quá trình phục hồi môi sau tiêm filler.

– Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây tươi tốt cho sức đề kháng, chống lại tác nhân gây viêm nhiễm, nổi mụn nước.

– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để ổn định sự trao đổi chất trong cơ thể. Bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép rau củ tốt cho sức khỏe, môi lên màu hồng hào.

– Nên hạn chế ra ngoài, che chắn môi bằng khẩu trang trước ánh nắng mặt trời tránh bụi bẩn gây nhiễm khuẩn.

– Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Sau 1 tháng có thể dùng vaseline giúp môi mềm mại, mịn màng hơn.

– Nếu môi có dấu hiệu bất thường, nên báo ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách để khắc phục kịp thời.

Môi có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ

Môi có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ

IV. Một số lưu ý khác để có được dáng môi “mơ ước” sau tiêm filler

Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp có xâm lấn nhẹ nhàng. Do có tác động xâm lấn nên khi chăm sóc môi tránh cho môi nổi mụn và giúp đôi môi nhanh chóng phục hồi sau tiêm, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

– Tránh tác động mạnh lên môi, nhất là trong 1 tuần đầu sau tiêm filler. Không hôn, sờ nắn, massage môi sau tiêm, tránh để va đập mạnh vào vùng môi. Luôn che chắn, bảo vệ vùng môi cẩn thận khỏi tác động ngoại lực có nguy cơ làm tổn thương môi.

– Nằm ngủ đúng tư thế, không nằm úp mặt để tránh tác động xấu lên vùng môi. Không để môi tiếp xúc với ánh nắng, không xông hơi hay tắm với nước nóng trong 1 tuần đầu để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm tan filler.

– Không vận động mạnh, tập thể dục trong 24 giờ đầu tiên để filler sau tiêm có thời gian ổn định dưới môi.

– Hạn chế sử dụng son môi, son dưỡng và các hóa mỹ phẩm khác để tránh gây ảnh hưởng cho môi trong ít nhất 1 tuần.

– Không nên sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng, gây kích ứng và nổi mụn trên môi.

– Vệ sinh môi sạch sẽ hàng ngày, tránh tác động mạnh khi tiêm filler.

– Đeo khẩu trang y tế thoáng khí, không đeo khẩu trang quá chật, chạm vào môi có thể làm ảnh hưởng đến hình dáng của đôi môi sau tiêm.

Đeo khẩu trang y tế thoáng khí

Đeo khẩu trang y tế thoáng khí

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Tiêm filler môi bị mụn nước là biểu hiện đầu tiên của đôi môi đang gặp vấn đề sau tiêm filler. Vì vậy, cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời, khắc phục để tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

5 / 5. (Bình trọn) 12

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêm filler môi
Tiêm filler môi ăn hải sản được không? Nên và không nên ăn hải sản

Tiêm filler môi ăn hải sản được không? Nên và không nên ăn hải sản

Cập nhật: 06/06/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Tiêm filler môi ăn hải sản được không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Trong thời đại phát triển nhiều phương pháp làm đẹp đa dạng, tiêm filler môi trở thành xu hướng làm đẹp phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu thêm về việc sau khi tiêm filler có ăn được

Tiêm Filler Môi sưng mấy ngày? Cần lưu ý gì để môi mau hết sưng?

Tiêm Filler Môi sưng mấy ngày? Cần lưu ý gì để môi mau hết sưng?

Cập nhật: 28/05/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Tiêm filler môi sưng mấy ngày(1) là chủ đề “nóng” được dân mạng bàn tán nhiều ngày qua và có người cho rằng, môi tiêm filler rất dễ gặp biến chứng. Trước những quan điểm trái chiều, BV Kangnam sẽ làm sáng tỏ mọi thắc mắc xoay quanh phương pháp thẩm mỹ

Kinh nghiệm tiêm filler môi an toàn và hiệu quả đôi môi quyến rũ

Kinh nghiệm tiêm filler môi an toàn và hiệu quả đôi môi quyến rũ

Cập nhật: 06/06/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp giúp chị em có được đôi môi căng mọng, quyến rũ mà không cần can thiệp phẫu thuật. Để tiêm filler môi đẹp, tránh được các biến chứng, dưới đây là kinh nghiệm tiêm filler môi không phải ai cũng biết. I. Kinh nghiệm tiêm

Sau khi tiêm filler môi bao lâu thì có thể đánh son?Lưu ý khi đánh son

Sau khi tiêm filler môi bao lâu thì có thể đánh son?Lưu ý khi đánh son

Cập nhật: 28/05/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Tất cả mọi người đều luôn mong muốn có một đôi môi đẹp, quyến rũ, có lẽ bạn đã từng biết đến phương pháp tiêm filler môi như một giải pháp để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, có một thắc mắc phổ biến nhiều người quan tâm là liệu sau khi tiêm filler môi

Tiêm filler môi kiêng hôn bao lâu? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Tiêm filler môi kiêng hôn bao lâu? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Cập nhật: 28/05/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Trong thời đại ngày càng phát triển về công nghệ và y học, việc cải thiện nhan sắc bằng các phương pháp thẩm mỹ vô cùng phổ biến. Một trong những phương pháp cải thiện ngoại hình được ưa chuộng là tiêm filler môi. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc tiêm

Tiêm filler môi cười: Bí quyết sở hữu nụ cười rạng rỡ

Tiêm filler môi cười: Bí quyết sở hữu nụ cười rạng rỡ

Cập nhật: 28/05/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Tiêm filler dáng môi cười giúp tạo hình đôi môi như đang cười mỉm, khiến gương mặt trở nên tươi tắn, cuốn hút hơn. Đây là phương pháp làm đẹp hiện đại, không cần can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn giúp chị em có được đôi môi như ý. Vậy tiêm filler môi cười là

Call
Zalo