Hắt xì hơi do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Hắt xì hơi xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Đây là hành động đẩy khí ra ngoài mạnh mẽ, dứt khoát. Có nhiều người gặp phải tình trạng hắt xì liên tục, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày.

I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt xì hơi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt xì hơi ở tất cả đối tượng, cả người lớn và trẻ em như: viêm mũi dị ứng, dị ứng tiếp xúc, nhiễm trùng và nhiều nguyên nhân khác.

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện phụ thuộc vào thời gian và thời tiết. Tình trạng này xuất hiện phổ biến hơn trong thời điểm giao mùa, thời tiết có sự thay đổi thất thường. Người bị viêm mũi dự ứng thường hắt xì, chảy nước mũi nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và giảm dần tần suất khi về đêm.

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân chính gây hắt xì hơi liên tục

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân chính gây hắt xì hơi liên tục

2. Dị ứng tiếp xúc

Dị ứng tiếp xúc là tình trạng rất phổ biến, xuất hiện do phản ứng của cơ thể đối với yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, nấm mốc, lông chó, mèo, phấn hoa, hóa chất,..Trong trường hợp bình thường, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và xảy ra phản ứng hắt xì để đẩy chúng ra ngoài, không cho những yếu tố này đi vào bên trong cơ thể gây tổn thương cơ quan hô hấp.

dị ứng tiếp xúc cũng có thể gây hắt xì liên tục

Dị ứng tiếp xúc cũng có thể gây hắt xì

3. Nhiễm trùng do virus

Nhiễm trùng do virus cũng có thể khiến bạn bị hắt xì. Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng hắt xì liên tục đều do virushino virus gây ra. Những người mắc Rhinovirus thường được gọi là bệnh cảm cúm.

4. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng cảm cúm như:

– Chấn thương vùng mũi.

– Hít corticosteroid trong thời gian dài.

– Tiếp xúc với môi trường có nhiều tạp chất.

– Hít phải chất kích thích, bụi, hạt tiêu,…

– Ánh nắng mặt trời chiếu trực diện vào mắt.

II.  Yếu tố làm tăng nguy cơ bị hắt xì

Trường hợp bị hắt xì liên tục rất phổ biến. Trong đó, các yếu tố chính làm tăng nguy cơ bị hắt xì có thể kể đến như:

– Gia đình có tiền sử bị dị ứng mũi hay còn gọi là yếu tố di truyền. Bệnh về đường hô hấp rất dễ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, mũi của bạn có thể nhạy cảm, dễ bị hắt xì hơi hơn nếu thành viên trong gia đình bạn bị dị ứng.

– Tiếp xúc với bụi, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất, không khí ô nhiễm trong một thời gian dài.

– Dưới độ tuổi trưởng thành: Bạn có khả năng bị hắt xì nhiều hơn khi còn là một đứa trẻ.

Hắt xì là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, báo động hệ hô hấp đang bị tấn công, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Khi tình trạng này duy trì trong một thời gian dài, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây hắt xì để khắc phục, tránh gây ảnh hưởng không tốt nên hệ hô hấp.

Có nhiều yếu tố làm gia tăng tình trạng hắt xì

Có nhiều yếu tố làm gia tăng tình trạng hắt xì

III. Phương pháp điều trị hắt xì hơi liên tục hiệu quả

Với mỗi tình trạng riêng biệt, sẽ có cách để điều trị hắt xì khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn về cách để trị hắt xì hiệu quả:

1. Với trường hợp viêm mũi dị ứng

Với trường hợp bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Quá trình điều trị bằng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng hoặc phòng ngừa trong một khoảng thời gian nhất định, khó có thể trị dứt điểm. Bởi viêm mũi dị ứng được biết đến như một bệnh mãn tính, sẽ tái trở lại khi có sự thay đổi môi trường sống, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn,…Một số loại thuốc thường được sử dụng để trị viêm mũi dị ứng như:

– Kháng sinh, steroids ở dạng uống và dạng xịt, thuốc co mạch ở đường uống hoặc bôi thoa ngoài da.

– Kháng sinh histamin ở dạng uống hoặc thuốc xịt mũi.

– Thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng leukotriene….

Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng các loại thuốc khác, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ tai mũi họng.

2. Với trường hợp dị ứng tiếp xúc

Với trường hợp dị ứng tiếp xúc, phương pháp tốt nhất để giảm hắc xì là tránh tiếp với dị nguyên.

– Sử dụng máy lọc không khí tại nhà, vệ sinh tấm màng lọc thường xuyên.

– Không nên nuôi chó mèo, chim trong nhà nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.

– Thường xuyên giặt thảm, chăn đệm để loại bỏ mạt bụi mịn trong nhà.

– Nếu xung quanh nhà có các loại cây phấn hoa gây dị ứng, nên chặt bỏ để tránh hắt xì liên tục.

Ngoài ra, nếu trong tình trạng hắt xì liên tục chưa tìm ra nguyên nhân, tình trạng không có sự thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để test, xác định nguyên nhân gây dị ứng, từ đó biết cách để làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với kháng nguyên.

3. Trường hợp nhiễm trùng do virus

Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh, việc dùng thuốc điều trị dị ứng không có tác dụng, không thể làm giảm triệu chứng. Theo đó, bác sĩ thường sẽ kê Benadryl hoặc thuốc xịt mũi kháng cholinergic như Nasal Atrovent để giảm dịch tiết mũi, ngăn ngừa hắt xì.

IV. Cách phòng ngừa hắt xì hơi hiệu quả

Để phòng ngừa hắt xì liên tục trong thời gian dài, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể gây nên tình trạng viêm, nhiễm. Vì thế, để tránh gặp tình trạng viêm mũi gây hắt xì, bạn nên bổ sung thêm vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại tác nhân gây hắt xì

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại tác nhân gây hắt xì

2. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hắt xì

Nếu bị dị ứng tiếp xúc với lông chó mèo, phấn khoa,….bạn nên tránh xa chúng. Hoặc khi phải tiếp xúc với những yếu tố này, bạn nên đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

3. Bảo vệ cơ quan thuộc hệ hô hấp

Cơ quan thuộc hệ hô hấp cần được bảo vệ. Khi một bộ phận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan còn lại. Vì thế, phải đồng thời bảo vệ các cơ quan này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

4. Chế độ ăn uống

Để phòng ngừa tình trạng hắt xì,  cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, vitamin C cần phải bổ sung với đầy đủ để để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu thời tiết đã chuyển lạnh, bạn cũng nên bổ sung thêm thực phẩm có khả năng làm ấm cơ thể như gừng, tỏi, chanh, mật ong,….giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp gây hắt xì.

5. Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và gây nên tình trạng hắt xì. Vì vậy, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, mặc thêm áo ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang che kín cổ, mũi,…Đặc biệt với những bạn có sức đề kháng kém, giữ ấm cho cơ thể là yếu tố tiên quyết trong phòng tránh hắt xì liên tục.

Giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh để bảo vệ hệ hô hấp

Giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh để bảo vệ hệ hô hấp, ngăn ngừa hắt xì

Trên đây là tổng hợp thông tin về hắt xì hơi. Theo đó, tình trạng hắt xì có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có cách khắc phục phù hợp. Đồng thời, để ngăn ngừa triệu chứng này tái lại, phải học cách để phòng ngừa, nhất là vào mùa lạnh.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Hắt xì
    Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày, theo giờ, 1, 2, 3 cái dự báo điềm gì?

    Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày, theo giờ, 1, 2, 3 cái dự báo điềm gì?

    Cập nhật: 23/04/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Nhảy mũi hay còn gọi là hắt xì hơi là phản xạ hoàn toàn tự nhiên. Theo văn hóa phương Đông, hiện tượng này thường được gọi là nhất niệm, nhị mắng, tam oán. Tức là nếu hắt hơi 1 cái có người đang thương nhớ bạn, nhảy mũi 2 cái có người đang nói

    icon