Tẩy lông vùng kín khi mang thai có phải là quyết định đúng? Bạn hãy cùng bài viết tìm hiểu những lợi ích, rủi ro tiềm ẩn và cách thực hiện “dọn cỏ” an toàn để mẹ bầu giảm bớt nỗi lo về vùng lông rậm rạp.
Chủ đề dọn lông vùng kín trong khi đang mang bầu luôn gây ra khá nhiều tranh cãi trên cộng đồng làm đẹp. Để biết được câu trả lời chuẩn xác nhất, bạn hãy nhìn nhận theo 2 khía cạnh như sau:
Trong một số nghiên cứu của các bác sĩ Hoa Kỳ, hơn 80% các sản phụ bị viêm nhiễm vùng kín sau khi sinh đều xuất phát từ nguyên nhân để lông mu quá rậm và chăm sóc không kỹ lưỡng.
Như vậy, lợi ích đầu tiên của việc khử lông “cô bé” khi mang thai là bảo vệ vùng da tại đây tránh khỏi nhiễm trùng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ sinh dục.
Ngoài ra, những tác dụng tích cực khác mà mẹ bầu có thể nhận được khi giữ làn da vùng kín sạch lông là:
– Thuận tiện cho bác sĩ khám và kiểm tra, đánh giá tình trạng chuyển dạ.
– Dễ dàng cắt rạch và khâu đóng tầng sinh môn trong trường hợp mẹ bầu sinh thường.
– Ít bị đau nhức (do các sợi lông co kéo) trong lúc âm đạo giãn rộng để sinh con.
– Mẹ bầu vệ sinh vùng kín dễ hơn, hạn chế nảy sinh mụn nhọt hay mẩn ngứa.
– Bảo vệ em bé khỏi sự lây lan của vi khuẩn bám dính trên các sợi lông mu.
Xem Thêm : Tẩy lông vùng kín có tốt không? Các cách “dọn cỏ” bikini an toàn và hiệu quả?
Bên cạnh những lợi ích khi tẩy lông “vùng tam giác”, mẹ bầu cũng khó tránh khỏi các rủi ro sau:
– Dao cạo, giấy wax hay kem tẩy lông có thể là những tác nhân gây nhiễm trùng nên bạn phải hết sức cẩn thận khi lựa chọn sử dụng.
– Các sợi lông tái mọc khá nhanh (3-5 ngày) và có thể gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
– Quy trình triệt lông tại nhà không đúng chuẩn sẽ gia tăng nguy cơ lông mọc ngược, sinh ra các nốt viêm và đau nhức.
– Trong trường hợp bụng bầu lớn (>6 tháng), việc tự tẩy lông khá khó khăn, dễ gây trầy xước hoặc tổn thương da trong lúc thực hiện.
Căn cứ vào những mặt lợi – hại đã phân tích phía trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể triệt lông vùng kín tại nhà với điều kiện là phải hết sức cẩn thận, áp dụng quy trình đúng cách.
Nếu bạn quyết định thực hiện tẩy bỏ lông vùng kín trong lúc có thai, hãy lưu lại ngay những bí kíp quan trọng dưới đây:
– Ưu tiên chọn các phương pháp tự nhiên, sử dụng dược liệu an toàn cho da.
– Chọn mua sản phẩm kem tẩy/wax lông chính hãng, dao cạo phải sạch khuẩn và được thay mới thường xuyên.
– Không lạm dụng việc triệt lông vùng kín (4-5 lần/tuần) khiến cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc dễ làm co thắt tử cung.
– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện, nhờ bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp triệt lông phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ.
– Nếu wax hoặc tẩy lông ở các cơ sở spa, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin và phải chọn nơi uy tín chất lượng.
Tẩy lông tại nhà tuy khá đơn giản, nhưng các bà mẹ vẫn cần nắm rõ các bước quan trọng để thực hiện đúng trình tự, không còn phải lo về biến chứng tẩy lông vùng kín khi mang thai. (1)
– Bước 1: Rửa sạch tay và sát trùng dao cạo bằng nước muối.
– Bước 2: Làm ướt vùng kín với nước ấm, thoa một lớp kem tẩy lông lên trên bề mặt vùng mu.
– Bước 3: Một tay giữ và kéo căng da, tay còn lại dùng dao cạo theo chiều ngang từ trong ra ngoài, từ phải qua trái giúp giảm thiểu trầy xước.
– Bước 4: Dùng tấm khăn mềm nhúng vào nước ấm, sau đó lau nhẹ trên bề mặt vùng kín.
– Bước 5: Lau khô và thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ để giảm thiểu kích ứng sau khi cạo lông.
– Bước 6: Mặc quần chíp vải thoáng mát và vừa vặn, giúp cho làn da mới triệt lông xong không bị đau rát.
Nếu các chị em không ưa chuộng giải pháp cạo lông, bạn có thể tham khảo những cách dùng dược liệu thiên nhiên để làm mềm sợi lông, khiến chúng tự rụng sau khoảng 3-4 tuần.
Chanh tươi chứa nhiều axit citric, kèm theo một lượng lớn vitamin C giúp kháng khuẩn và hấp thu các hạt sắc tố dưới tầng biểu bì. Từ đó, cấu trúc nang lông sẽ suy yếu dần, sinh ra hiện tượng tự đào thải sợi lông ra khỏi bề mặt da.
Trong khi đó, mật ong cũng mang đến công dụng chống nấm, giảm viêm nhiễm, giúp tái tạo mô da mịn đẹp và trắng sáng hơn.
– Hòa quyện 1 thìa mật ong cùng với 1 thìa nước cốt chanh, khuấy cho đều.
– Đắp lên vùng mu và môi lớn, thoa miết nhẹ nhàng từ trước ra sau.
– Rửa sạch sau khoảng 5-7’ và thoa kem dưỡng cho vùng kín.
Trà hoa cúc cực kỳ giàu hoạt chất chống oxy hóa (nhóm flavonoid), đồng thời còn có đặc tính kháng viêm nên cũng được xem như một dược liệu trị lông an toàn.
Khi đắp trà hoa cúc lên làn da vùng kín, các sợi lông có xu hướng nhạt màu dần theo thời gian, kết cấu trở nên mỏng và dễ gãy rụng hơn. Cùng với đó, làn da sẽ luôn được giữ sạch, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
– Pha khoảng 300ml trà hoa cúc, lấy miếng khăn mềm nhúng vào nước trà.
– Đắp khăn lên toàn bộ làn da vùng kín, thư giãn khoảng 5-10’ rồi gỡ bỏ.
– Rửa sạch kết hợp thao tác matxa, giúp tăng hiệu quả triệt lông.
Nếu làn da vùng mu thường bị khô và dễ bong tróc, mẹ bầu có thể sử dụng trái bơ để khắc phục, giúp da vừa mịn vừa sớm rụng lông.
Trong cùi bơ ước tính có khoảng hơn 20 loại dưỡng chất như vitamin, axit amin, axit béo, khoáng chất… giúp ích cho việc nuôi dưỡng bề mặt da, giảm sự phát triển của các sợi lông cứng và dày.
– Cắt nửa quả bơ chín và cho vào máy xay 15s.
– Rửa sạch làn da vùng kín, sau đó đắp bơ lên trên các mảng lông.
– Miết nhẹ nhàng vài phút rồi để nguyên dưỡng chất trong 10’.
– Rửa bằng nước ấm, thoa kem dưỡng để chăm sóc da vùng kín.
Với những mẹ bầu mong muốn sở hữu làn da “cô bé” sáng hồng và ít lông mu thì combo đậu nành + nghệ tươi là lựa chọn thích hợp nhất.
Đậu nành có tác dụng làm giãn nở và khai thông các lỗ chân lông, giúp lọc sạch vi khuẩn tích tụ tại đây. Khi kết hợp với nghệ tươi, sợi lông sẽ được làm mềm đi, dễ đứt gãy theo thời gian và khả năng mọc lại rất chậm.
– Xay 15g hạt đậu nành với nước, thêm vào 2-3 lát nghệ tươi.
– Khuấy tan hỗn hợp rồi dùng bông thấm dưỡng chất lên bề mặt da.
– Đợi khoảng 10’ và lấy khăn ướt rửa sạch, miết nhẹ vài lượt từ trên xuống dưới.
Chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa tại BV Kangnam, phụ nữ không nên triệt lông vùng kín khi mang thai bằng laser để tránh gây tổn hại đến cả mẹ và em bé.
Mặc dù tia laser triệt lông có mức độ xâm lấn thấp, nhưng khi dùng cho làn da nhạy cảm của mẹ bầu lại dễ gây nên những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Theo đó, những hệ lụy điển hình là: tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn, khả năng sinh ra đột biến gen, vùng kín đau nhức…
Hơn nữa, sau khi triệt lông bằng công nghệ cao, bạn phải dành thời gian tối thiểu là 1 tuần để kiêng khem và chăm sóc làn da, giúp cho kết quả điều trị tốt nhất. Việc tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, chị em nếu đang thực hiện liệu trình triệt lông mà phát hiện mình mang thai thì có thể tiếp tục điều trị trong 1 tháng đầu thai kỳ.
Trong những trường hợp khác, các cô nàng vẫn nên đợi sau sinh 6 tháng mới được tiến hành triệt lông vùng kín với laser.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Tẩy lông vùng kín khi mang thai và những kiến thức bổ ích đã được BV Kangnam chia sẻ kỹ lưỡng, giúp các bà mẹ hóa giải những lo lắng trong quá trình sinh nở. Bạn hãy lưu lại toàn bộ những bí kíp dọn lông an toàn và áp dụng đúng cách, đảm bảo không gây ra bất kỳ tổn thương nào.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×