Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, sự thay đổi của các hormone sẽ khiến cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn nhiều. Chính vì vậy, khi đến ngày “đèn đỏ” chị em thường có xu hướng mệt mỏi và không thể thực hiện bất cứ can thiệp nào trên cơ thể. Thời gian gần đây rất nhiều người thắc mắc “Có kinh tiêm filler được không?” được gửi đến cho Kangnam. Trong bài viết dưới đây sẽ đi vào lý giải chi tiết cho các bạn.
Chị Thanh Tâm (28 tuổi – Thái Nguyên) có dự định tiêm filler gọn hàm nên đã đi tham khảo thông tin từ một số diễn đàn trên mạng xã hội. Chị có đọc được thông tin mọi người tranh luận về việc có nên tiêm filler trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị cũng khá thắc mắc về việc có kinh tiêm filler được không?
Thực chất đây là băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi thực hiện dịch vụ tiêm filler tại Kangnam. Bác sĩ Lê Thị Thủy (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam) đã có những chia sẻ như sau:
“Trong khoảng thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ không nên tiêm filler. Trong giai đoạn này, cơ thể của người phụ nữ xảy ra rất nhiều thay đổi về nội tiết tố nên quyết định tiêm chất làm đầy sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe.”
Như vậy, nếu các bạn có nhu cầu tiêm filler cải thiện nhan sắc thì nên tiêm vào thời điểm trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt.
Cũng theo bác sĩ Lê Thị Thủy (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam), cố tình tiêm filler khi đang ngày kinh nguyệt sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong muốn sau:
Trong kỳ kinh nguyệt của tháng, hormone trong cơ thể có sự thay đổi nên dễ xảy ra những tổn thương và viêm nhiễm mạnh hơn. Do đó tiêm filler xong, ở vị trí tác động khả năng sẽ viêm sưng cao trong một thời gian dài.
Bạn sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ cùng dị ứng đi kèm như: ngứa ngáy, sưng đỏ hơn so với tiêm vào thời điểm khác. Cảm giác sưng đau và khó chịu xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố làm vùng da đã tiêm nhạy cảm.
Nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ đã chỉ ra, những người có cơ địa nhạy cảm khi tiêm chất làm đầy trong kỳ “đèn đỏ” có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt tạm thời. Điều này xảy ra có thể do hormone hoặc phản ứng ở cơ địa nhạy cảm.
Hãy đảm bảo bạn có sức khỏe tốt. Nếu đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thảo luận với bác sĩ trong quá trình thăm khám trước đó. Đặc biệt tránh tiêm trong những ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt bởi cơ thể của bạn lúc đó nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều nên sẽ xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Trường hợp bạn đang có bệnh trong người dù là bệnh vặt hãy lưu tâm không nên chủ quan. Trong quá trình thăm khám với bác sĩ hãy xin tư vấn về vấn đề mình đang gặp phải để có được phác đồ điều trị thích hợp. Đặc biệt, bạn đang thực hiện một số liệu pháp thẩm mỹ khác để lại sẹo ở vị trí muốn tiêm filler. Đợi đến khi da phục hồi hoàn toàn mới có thể thực hiện tiêm chất làm đầy.
Mặc dù tiêm filler là liệu pháp làm đẹp không phẫu thuật, không cần nghỉ ngơi mà có thể quay lại sinh hoạt bình thường. Nhưng muốn có được kết quả ổn định, dài lâu thì cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
– Mỗi một nhóm thực phẩm đều đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Tuy nhiên, vừa trải qua một liệu trình làm đẹp cũng cần tránh một số thực phẩm như: hải sản, thịt bò, rau muống, thịt gà… Những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm đó dễ gây ra dị ứng, sưng nhức kéo dài hoặc sẹo lồi hình thành.
– Bảo vệ vùng vừa tiêm thật kỹ để tránh những tác nhân từ bên ngoài gây tổn thương.
– Không nên xoa bóp vùng vừa được tiêm trên mặt như: trán, mũi, cằm… trong 10 ngày đầu tiên.
– Sau khi tiêm filler, trong những ngày đầu sẽ thấy sưng thì nên chườm lạnh hoặc chườm ấm để giảm cảm giác khó chịu.
– Trong 24 giờ đầu sau khi tiêm không nên dùng các loại mỹ phẩm chăm sóc da hay trang điểm. Lúc này chất làm đầy tiêm vào chưa ổn định nên mọi đồ dùng trên vùng da đã tiêm đều có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Nội dung bài viết đã trả lời chi tiết cho mọi người thắc mắc “Có kinh tiêm filler được không?”. Mong rằng những thông tin sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về làm đẹp và giúp bạn đưa ra được quyết định hợp lý nhất.
1. TIÊM FILLER CÓ HẠI VỀ SAU KHÔNG? 7 TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP
https://tamanhhospital.vn/tiem-filler-co-hai-ve-sau-khong/
2. Tiêm filler có an toàn không?
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/tiem-filler-co-toan-khong-/
3. Hàng loạt tai nạn thẩm mỹ vì kiểu làm đẹp cấp tốc: BS chỉ rõ 1 sai lầm khiến nhiều người “nhận trái đắng”
https://afamily.vn/hang-loat-tai-nan-tham-my-vi-kieu-lam-dep-cap-toc-bs-chi-ro-1-sai-lam-khien-nhieu-nguoi-nhan-trai-dang-20230109172513381.chn
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×