“Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì?” là thắc mắc của rất nhiều người gửi đến cho Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Việc sưng nhẹ ở vị trí tiêm là một hiện tượng bình thường sẽ hết trong vài ngày nhưng khi tình trạng kéo dài thì cần thăm khám bác sĩ và uống thuốc đúng theo đơn kê. Uống thuốc gì, chăm sóc ra sao sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo bác sĩ PGS. TS Đỗ Minh Vương – chuyên khoa da liễu – bệnh viện thẩm mỹ KangNam chia sẻ: “Nếu tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín thì hầu như cơ thể tự hồi phục chứ không cần uống thuốc, có một số trường hợp do cơ địa nhạy cảm nên bị sưng, chỉ cần uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.”
Các bác sĩ sẽ chỉ định uống một số loại thuốc sau:
– Thuốc chống histamine: Thuốc kháng sinh histamine có gốc cetirizine hay loratadine hỗ trợ làm giảm các phản ứng dị ứng, chống sưng trong cơ thể sau tiêm filler.
– Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc ibuprofen hay naproxen giúp giảm viêm sưng.
– Thuốc giảm đau: Khi tình trạng sưng kèm theo đau đớn, khó chịu thì nên sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sĩ
Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc khi đã được bác sĩ kê đơn. Không tự ý dùng thuốc bởi việc uống sai liều lượng cho phép sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Nếu sưng đau bất thường bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc kháng sinh và kháng viêm
Sưng sau khi tiêm filler là tình trạng một lượng chất lỏng mắc kẹt ở vùng nào đó bên trong cơ thể. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể sau khi làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler bởi cơ địa đang cần thời gian để thích nghi với lượng chất làm đầy vừa đưa vào.
Phù nề tại vị trí tiêm sẽ không quá nhiều và không gây ra bất cứ cảm giác đau đớn nào. Sau 48 giờ, các vị trí đó sẽ tiêu sưng và dần dần cải thiện đẹp như đúng mong muốn của bạn.
Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Sưng sau khi tiêm filler là phản ứng bình thường và không gây nguy hiểm với cơ thể. Tình trạng sưng sẽ hết và dần hồi phục sau 48 giờ. Trường hợp sưng kèm theo đau nhức và nóng rát thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám”
Tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, quy trình tiêm filler đã được kiểm duyệt và bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, thực hiện để đảm bảo sự an không tiềm ẩn những rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngược lại, làm đẹp tại những cơ sở kém chất lượng, kỹ thuật chuyên môn kém thì sưng đau là dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm.
Dấu hiệu sưng nhẹ là thuyên giảm trong vài ngày là bình thường không nguy hiểm
Cũng theo chuyên gia Da liễu PGS. TS Đỗ Minh Vương chia sẻ, sau khi tiêm filler khách hàng sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc tại nhà tiêu chuẩn. Người có cơ địa bình thường thì khoảng 3 – 4 ngày vị trí tiêm sẽ hết sưng. Đối với những ai cơ địa nhạy cảm thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.”
Bạn không cần quá lo lắng, sưng sau khi tiêm filler là phản ứng bình thường của cơ thể. Bạn chỉ cần tuân thủ cách chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi tiêm filler muốn quá trình phục hồi nhanh hơn thì cần lưu tâm một số vấn đề sau đây:
Tiêm filler chỉ là thủ thuật làm đẹp nên không cần nghỉ dưỡng hay kiêng cữ quá nhiều. Tuy nhiên để hiệu quả làm đẹp tốt nhất vẫn không nên sử dụng rượu bia trong 7 ngày sau khi tiêm.
Theo BS. TS Đỗ Minh Vương, đồ uống có cồn sẽ gây ra ảnh hưởng đến quá trình định hình filler, làm giảm hiệu quả làm đẹp. Chúng khiến chất làm đầy tan nhanh hơn, duy trì kết quả ít hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải uống rượu bia thì chỉ nên dùng một lượng nhỏ mà thôi.
Tuỳ theo cơ địa của mỗi người, có người dị ứng với hải sản nhưng có người lại dị ứng thịt bò. Không có quy định chung về món ăn phải kiêng cữ sau khi tiêm filler nhưng phụ thuộc vào tình trạng của bản thân nên chọn thực phẩm cho phù hợp.
Những món ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, đồ nếp, thịt gia cầm… thường là những món ăn được các bác sĩ khuyến cáo hạn chế ăn để tránh xảy ra tình trạng sưng ngứa, mẩn đỏ. Đối với ai có cơ địa lành thì không cần lo lắng quá nhiều trong vấn đề ăn uống.
Không ăn hải sản để tránh những phản ứng đối với cơ thể
Cơ thể cần một thời gian để thích ứng sau khi tiêm filler nên bạn cần hạn chế vận động mạnh như: chạy bộ, bơi, chơi thể thao… nên thực hiện các bài tập cardio nhẹ nhàng, để tăng cường sự linh hoạt của cơ thể mà không ảnh hưởng đến hiệu quả.
Đối với trường hợp tiêm filler ở mũi thì không nên đeo kính trong thời gian đầu, không sờ nắn sống mũi.
Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao là một trong những tác nhân khiến filler tan nhanh hơn, hiệu quả thẩm mỹ ngắn. Bạn nên hạn chế rửa mặt bằng nước nóng hay xông hơi da khi tiêm filler tại các vị trí trên mặt. Khi ra đường cần phải chống nắng cẩn thận để tránh những ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.
Hạn chế rửa mặt nước nóng và xông mặt bởi điều đó làm filler tan nhanh hơn
Như đã nói ở trên, sau tiêm filler cần 3 – 4 ngày mới hết sưng. Nếu bạn muốn giảm sưng nhanh hơn thì có thể tham khảo một số mẹo giảm sưng sau:
Filler là một dạng hợp chất gốc axit nên kỵ nhiệt độ cao nhưng bạn vẫn có thể chườm bằng nước ấm. Chỉ cần cho nước ấm vào túi chườm rồi áp nhẹ nhàng lên vùng da tiêm filler khoảng 15 phút. Việc chường nóng sẽ khiến bạn có cảm giác thoải mái hơn nhiều.
Tại vị trí tiêm bị sưng sở dĩ là do các hồng cầu hoạt động tự nhiên dưới da. Nhiệt độ chườm thấp sẽ giúp các mạch máu co lại nhằm giảm sự di chuyển của hồng cầu. Từ đó tình trạng phù nề cũng giảm dần.
Không áp trực tiếp đá lạnh lên mặt mà dùng túi chườm
Chế độ dinh dưỡng cũng là cần chú ý nếu muốn giảm sưng nhanh chóng. Hãy tránh những món nhiều gia vị cay nóng bởi chúng sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt dẫn đến vị trí tiêm bị sưng đỏ to hơn.
Qua bài viết, hy vọng mọi người đã nắm rõ tiêm filler bị sưng uống thuốc gì. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro và biến chứng nặng hơn. Ngoài ra bạn có thể áp dụng cách giảm sưng tại nhà để cảm thấy thoải mái hơn.
Aeskin: “How to Treat Swelling from Fillers?”
Sood Center: “5 TIPS TO REDUCE SWELLING AND BRUISING AFTER DERMAL FILLERS”
Potomac Plastic Surgery: “How to Reduce Swelling After a Filler Treatment”
Tiêm filler làm đầy sẹo lõm được các tín đồ làm đẹp truyền tai nhau về hiệu quả thần thánh ngay tức thì. Tuy nhiên không ít người sau khi sử dụng lại thất vọng bởi thời gian duy trì mà chất làm đầy đem lại. Hãy cùng đi vào tìm hiểu thực hư hiệu
Tiêm filler nhiều có sao không là thắc mắc của rất nhiều tín đồ làm đẹp. Khám phá sự thật đằng sau việc bơm filler làm đẹp. Đọc bài viết để hiểu về cách filler hoạt động, lợi ích và rủi ro khi lạm dụng quá nhiều, có cái nhìn tổng quan để biết liệu
Tiêm filler không thể duy trì vẻ đẹp vĩnh viễn, mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này được nhiều tín đồ thẩm mỹ ưa chuộng bởi ưu điểm không đau đớn, không xâm lấn nên hiệu quả cao, lại không cần can thiệp dao kéo, có rất nhiều
Tiêm filler đã trở thành xu hướng làm đẹp phổ biến trong những năm gần đây nhờ ưu điểm không phẫu thuật, không tốn thời gian nghỉ dưỡng vẫn cho hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này vẫn khiến nhiều người băn khoăn tiêm
Tiêm filler mông là phương pháp mang đến vòng 3 căng tròn, đầy đặn, quyến rũ với quy trình thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người băn khoăn “Có nên tiêm filler mông không?”. Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đi tìm câu
Tiêm filler khi mang thai là quyết định cần suy nghĩ thận trọng và cần trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa. Cơ thể con người thay đổi nhanh chóng trong thai kỳ, việc tiêm chất làm đầy có thể gây tác động không mong muốn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nhập thông tin của bạn
×