Vì sao tiêm filler bị hoại tử? Các dấu hiệu thường thấy

Tiêm filler bị hoại tử là biến chứng tiêm filler nghiêm trọng nhất mà bạn có thể gặp. Hoại tử da không chỉ làm ảnh hưởng đến làn da tạm thời mà để lại hậu quả về sau. Vậy vì sao tiêm filler bị hoại tử, khắc phục tình trạng tiêm filler bị hoại tử như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Kangnam.

I. Vì sao tiêm filler bị hoại tử?

Vì sao tiêm filler bị hoại tử? Tiêm filler bị hoại tử vì 3 nguyên nhân chính: filler kém chất lượng, tay nghề người tiêm filler kém, chăm sóc sau tiêm filler chưa đúng.

1. Filler kém chất lượng

Filler kém chất lượng được nhiều spa nhỏ, thẩm mỹ viện “chui” sử dụng để tiêm cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận cao, không màng đến sức khỏe của khách hàng. Filler chứa nhiều silicone sau khi tiêm vào da định hình nhanh nhưng cũng là nguyên nhân chính gây hoại tử da.

Bên cạnh đó, nhiều bạn còn có ý định mua filler trên các sàn thương mại điện tử, qua các group mua bán, trao đổi chất làm đầy trên mạng để về tiêm tại nhà, không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dẫn đến biến chứng nguy hiểm, áp xe và hoại tử vùng tiêm.

Sử dụng filler kém chất lượng là nguyên nhân gây hoại tử

Sử dụng filler kém chất lượng là nguyên nhân gây hoại tử

Xem thêm: Có bầu tiêm filler được không? Bệnh viện kangnam giải đáp

2. Tay nghề bác sĩ tiêm filler kém

Để hành nghề tiêm filler, các bác sĩ phải được đào tạo trong trường đại học chính quy, có giấy phép hành nghề. Những người không có tay nghề, không có chuyên môn dễ xác định sai vị trí cần tiêm. Nếu không có kỹ thuật, tiêm nhầm vào mạch máu có thể gây tắc mạch, hoại tử da, thậm chí là tử vong. 

Tay nghề người tiêm kém có thể gây hoại tử sau tiêm filler

Tay nghề người tiêm kém có thể gây hoại tử sau tiêm filler

3. Chăm sóc sau tiêm filler sai cách

Chăm sóc da ở vùng tiêm không đúng cách dẫn đến vùng tiêm bị hoại tử. Tiêm filler xong, khi về nhà, bạn cần vệ sinh đúng cách bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Nhưng những người chưa có kinh nghiệm, xem thường lời dặn dò của bác sĩ, dẫn đến vùng tiêm bị nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng nhiễm trùng nhanh chóng chuyển biến thành hoại tử da với biểu hiện là ổ áp xe lớn dưới da.

II. Các dấu hiệu của tiêm filler bị hoại tử

Dấu hiệu phổ biến nhất của tiêm filler bị hoại tử da, đó là vùng tiêm bị lồi lõm, thay đổi màu sắc da ở vùng tiêm, bị sưng đỏ tấy, đau nhức khó chịu, có biểu hiện lở loét và chảy máu vùng tiêm. 

1. Vùng tiêm bị lồi lõm

Vùng tiêm bị lồi lõm sau tiêm filler là dấu hiệu của biến chứng hoại tử da. Sau tiêm filler, do bị vón cục nên da bị lồi lõm. Tình trạng vón cục này khi không được xử lý, khắc phục một cách phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nặng gây hoại tử da. 

2. Thay đổi màu sắc da vùng tiêm

Nếu làn da chuyển màu nhợt nhạt, tái có thể bên dưới đã bị hoại tử. nếu hiện tượng da xuất hiệu nhiều hình lưới, màu da không đều kéo dài sau khi tiêm filler, bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để kiểm tra.

3. Bị sưng và đỏ tấy ở vùng tiêm

Dấu hiệu của tiêm filler bị hoại tử tiếp theo, đó là xuất hiện hiện tượng da bắt đầu sưng, tấy đỏ. Tình trạng tấy đỏ có thể xảy ra sau tiêm, được xem như vấn đề bình thường. Tuy nhiên, thường sẽ chỉ mất 2-3 ngày để vùng da bị sưng xẹp xuống. Nếu vết sưng đỏ không biến mất, đó có thể là dấu hiệu của tiêm filler không thành công, dễ dẫn đến hoại tử da.

Xuất hiện hiện tượng da bắt đầu sưng, tấy đỏ sau tiêm filler

Xuất hiện hiện tượng da bắt đầu sưng, tấy đỏ sau tiêm filler

Xem thêm: Có kinh tiêm filler được không? Những điều cần chú ý

4. Đau nhức khó chịu

Có thể xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu sau tiêm filler kéo dài trong nhiều ngày. Cảm giác đau nhức tại vùng tiêm có thể tăng lên nếu không có giải pháp điều trị kịp thời. Đó là biểu hiện của vùng tiêm filler bị hoại tử. 

5. Có biểu hiện lở loét, chảy máu ở vùng tiêm

Một trong những dấu hiệu tiêm filler dễ nhận biết, đó là vùng tiêm có biểu hiện lở loét, chảy máu. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của vùng da tiêm filler bị hoại tử. Mọi người không nên đợi đến giai đoạn này mới đến các cơ sở y tế vì lúc này, da đã hoại tử khá nghiêm trọng. Hiện tượng lở loét, chảy máu ở vùng tiêm sẽ ngày càng lan rộng do các mô tế bào dần chết đi. 

Dịch mủ, máu có thể chảy ra cùng lúc, gây đau đớn và làm mất tính thẩm mỹ. Tình trạng hoại tử này khá nặng, có thể để lại biến chứng sau điều trị.

Có biểu hiện lở loét, chảy máu ở vùng tiêm

Có biểu hiện lở loét, chảy máu ở vùng tiêm

III. Khắc phục tình trạng tiêm filler bị hoại tử như thế nào? 

Khi gặp tình trạng tiêm filler bị hỏng, có dấu hiệu bị hoại tử da, nhiều chị em vẫn chần chừ, không có ý định chữa trị. Tình trạng này để lâu có thể phải cắt bỏ vùng da bị hoại tử, tạo sẹo xấu trên da. Chính vì vậy, cách duy nhất để khắc phục tình trạng tiêm filler bị hoại tử, đó là đến thăm khám bác sĩ. 

Bạn nên đến địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra vùng tiêm bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp, tiến hành khắc phục để làm giảm tổn thương lên da, hạn chế tối thiểu biến chứng xấu sau tiêm filler. 

IV. Lưu ý để tránh bị hoại tử da sau tiêm filler

Để tránh bị hoại tử da sau khi tiêm filler, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Lựa chọn filler chất lượng: 

Filler chất lượng có nồng độ HA cao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng filler tiêm vào trong cơ thể lại tự động đào thải vì độ tương thích với cơ thể thấp. 

– Cơ sở làm đẹp uy tín: 

Để hạn chế, ngăn ngừa dấu hiệu của tiêm filler hỏng gây hoại tử da, bạn cần lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng. Tại đây có các bác sĩ giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại hỗ trợ, giúp ngăn ngừa phần nào các vấn đề về xâm lấn, biến chứng nguy hiểm sau tiêm filler. 

Lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng

Lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng

Xem thêm: Có nên tiêm filler mông không? Lời khuyên từ bác sĩ

– Chăm sóc da kỹ càng:

Chăm sóc da giúp bạn tránh được các nguy cơ sau tiêm filler. Việc chăm sóc làn da không hiệu quả khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên biến chứng. Vì làn da khi có vết thương hở rất nhạy cảm. Do vậy, bạn cần tuân thủ thực hiện chế độ chăm sóc da tại nhà chu đáo, áp dụng các phương pháp nêu trên để tránh biến chứng không đáng có.

Vệ sinh da thật sạch sẽ, nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, tuyệt đối nên tránh ở trong môi trường nóng bức sau tiêm filler, không tắm, xông hơi sau tiêm filler để tránh filler tan ra các vùng xung quanh.

Để hạn chế các hậu quả, ngăn ngừa biến chứng hoại tử da, không nên sử dụng mỹ phẩm, trang điểm hay đeo kính (nếu tiêm filler mũi).

– Chế độ ăn uống:

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho làn da, nhất là da sau khi vừa tiêm filler. Bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả giàu vitamin. 

Đối với việc ăn kiêng sau tiêm filler, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm như: đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống,…vì đây đều là nhóm thực phẩm có thể gây sưng đỏ, kích ứng da, tăng nguy cơ hoại tử vùng tiêm. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiêm filler bị hoại tự. Trong bài viết này, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đã giải đáp vì sau tiêm filler bị hoại tử. Với những thông tin trên, Kangnam hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích, biết cách nhận biết và phòng ngừa, từ đó tránh được biến chứng nguy hiểm sau tiêm filler. 

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ tiêm filler uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn, liên hệ với Kangnam qua hotline 1900 6466 để được hỗ trợ tư vấn dịch vụ miễn phí và đặt lịch thăm khám với bác sĩ. Với đội ngũ y bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm, sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật tân tiến, Kangnam chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả thẳm mỹ ưng ý nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi Tiêm filler
    Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Bí quyết cho làn da mềm mại

    Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Bí quyết cho làn da mềm mại

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Khám phá hiệu quả tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm và tự nhiên. Tận hưởng thành quả thẩm mỹ nhờ phương pháp làm đẹp không can thiệp dao kéo, không cần nghỉ dưỡng lâu dài, lấp đầy rãnh rồng nhăn nheo và sở hữu gương mặt tươi trẻ, đầy sức sống. I

    Tiêm filler da có bị chảy xệ không? Bác sĩ giải đáp

    Tiêm filler da có bị chảy xệ không? Bác sĩ giải đáp

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không dao kéo, với công dụng làm đầy các khuyết điểm trên gương mặt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn Tiêm filler da có bị chảy xệ không?. Cùng Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp trong bài viết sau! I/ Tiêm filler da

    Tiêm filler có hại không?Những điều cần lưu ý

    Tiêm filler có hại không?Những điều cần lưu ý

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    I – Giải đáp tiêm filler có hại không?II – Tác dụng của tiêm filler trong thẩm mỹIII – Những trường hợp không nên tiêm filler1- Phụ nữ có thai không nên tiêm filler2 – Những người dị ứng với thành phần trong chất làm đầy3 –

    Tiêm filler xong có nên chườm đá không, Bác sĩ kangnam giải đáp

    Tiêm filler xong có nên chườm đá không, Bác sĩ kangnam giải đáp

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Chườm đá sau khi tiêm filler giúp giảm sưng đau được các tín đồ thẩm mỹ truyền tai nhau. Tuy nhiên có rất nhiều người lo lắng về hiệu quả cũng như băn khoăn về việc có nên chườm đá sau tiêm filler xong? Bài viết dưới đây sẽ đi vào lý giải chi tiết

    Tiêm filler uống bia có sao không? Nên kiêng thời gian bao lâu

    Tiêm filler uống bia có sao không? Nên kiêng thời gian bao lâu

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Chế độ chăm sóc, kiêng cữ sau khi tiêm filler ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và hiệu quả thẩm mỹ. Trong đó, tiêm filler uống bia có sao không là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Do bác sĩ đã khuyến cáo không nên sử dụng đồ uống có

    Tiêm filler khi mang thai được không? 3 lưu ý quan trọng

    Tiêm filler khi mang thai được không? 3 lưu ý quan trọng

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler khi mang thai là quyết định cần suy nghĩ thận trọng và cần trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa. Cơ thể con người thay đổi nhanh chóng trong thai kỳ, việc tiêm chất làm đầy có thể gây tác động không mong muốn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

    icon