Tiêm filler khi mang thai: An toàn hay nguy hiểm?

Tiêm filler khi mang thai là quyết định cần suy nghĩ thận trọng và cần trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa. Cơ thể con người thay đổi nhanh chóng trong thai kỳ, việc tiêm chất làm đầy có thể gây tác động không mong muốn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu về việc tiêm filler trong khi mang bầu và những lưu ý quan trọng.

I – Tiêm filler khi mang thai có được không?

Bạn T.P.A (26 tuổi, tại Cầu Giấy – Hà Nội) thắc mắc rằng: “Em đang mang thai ở tháng thứ 4 muốn tiêm filler (1) rãnh cười cho trẻ trung và tự tin hơn một chút có được không ạ. Vì rãnh cười của em khá sâu, bầu bí tăng cân nên nhìn còn rõ hơn lúc trước khiến em vô cùng tự ti?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp:

“Tiêm chất làm đầy khi mang thai là việc làm không được khuyến khích. Mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, các chất có trong filler có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, tiêm filler có thể gây dị ứng, tác dụng phụ đối với bà bầu.”

Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn về tác động của việc tiêm chất làm đầy, lựa chọn phương pháp làm đẹp an toàn hơn trong khi mang bầu.

Đang mang thai không nên tiêm chất làm đầy

Đang mang thai không nên tiêm chất làm đầy

II – Bầu 3 tháng đầu tiêm filler được không?

Không nên tiêm filler trong 3 tháng đầu mang thai hoặc trong bất cứ giai đoạn thai kỳ nào. 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng của thai kỳ, các cơ quan và hệ thống của thai nhi phát triển mạnh ở giai đoạn này. Cơ thể người mẹ cần có sự ổn định ở 3 tháng đầu, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Các thành phần trong filler có thể gây dị ứng, tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.

III – Lỡ phát hiện có bầu khi vừa tiêm filler phải làm sao?

N.T.Y (23 tuổi, tại Hạ Long – Quảng Ninh) : “Em mới tiêm filler môi được 1 tháng thì phát hiện có bầu có làm sao không bác sĩ. Hiện tại em rất lo lắng không biết có ảnh hưởng đến em bé không, mong bác sĩ giải đáp ạ?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy cho biết: “Nếu phát hiện mình có bầu sau khi tiêm chất làm đầy, hãy liên hệ ngay với bác sĩ phụ sản để được tư vấn và kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình cụ thể, đưa ra các đánh giá nguy cơ và kế hoạch xử lý phù hợp.”

Tốt nhất hãy thông báo đến bác sĩ chuyên khoa sản về việc tiêm filler gần đây, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Có bầu khi vừa tiêm filler cần có sự thăm khám từ bác sĩ

Có bầu khi vừa tiêm filler cần có sự thăm khám từ bác sĩ

IV – Những lưu ý tiêm filler trước khi mang thai

Hãy ghi nhớ rõ các lưu ý như: kiểm tra tình trạng cơ thể có mang bầu không, trao đổi trước với bác sĩ về chất lượng filler và không tiêm filler trên diện rộng để không cần lo lắng về vấn đề tiêm filler khi mang thai. (2)

1. Kiểm tra bản thân có đang mang bầu không

Trước khi tiêm chất làm đầy, hãy xác định rõ cơ thể có đang mang bầu hay không. Bởi vì mang thai là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tiêm filler có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trước khi thực hiện thủ thuật thẩm mỹ nào, nên xét nghiệm thai hoặc dùng các biện pháp xác định thai kỳ, đảm bảo bạn đang không mang thai.

Kiểm tra xem có đang mang thai không

Kiểm tra xem có đang mang thai không

2. Trao đổi với bác sĩ về chất lượng filler

Thảo luận kỹ với bác sĩ về loại filler muốn sử dụng. Đảm bảo filler an toàn, được chứng nhận và có nguồn gốc rõ ràng. Tham khảo về thành phần của chất làm đầy, các tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng nếu có.

3. Không tiêm filler trên diện rộng

Hạn chế tiêm filler trên diện rộng, ngay cả khi không mang thai. Tiêm filler diện rộng có nguy cơ cao gặp tác động phụ và các vấn đề an toàn.

Tốt hơn chỉ tiêm filler vào vùng cụ thể cần điều chỉnh, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho cơ thể.

V – Có bầu tiêm tan filler được không?

Bạn T.T.D (25 tuổi, tại Giao Thủy – Nam Định) có hỏi: “Em đang bầu 5 tháng mà trước đó có tiêm filler cằm, giờ em muốn tiêm tan filler liệu có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp:

“Trong khi mang thai hoặc cho con bú không nên tiêm tan filler. Hầu hết các chất làm tan filler thường khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Việc tiêm tan chất làm đầy trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.”

Hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn và tư vấn từ chuyên gia y tế trong thai kỳ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi phát triển tốt.

Không nên tiêm tan filler khi đang có bầu

Không nên tiêm tan filler khi đang có bầu

VI – Tiêm filler bao lâu thì có bầu được?

Một số loại filler có thể duy trì hiệu quả từ vài tháng đến hơn 1 năm sẽ tan hết và cần tiêm lại. Nếu bạn có kế hoạch mang thai trong tương lai gần, nên tránh tiêm filler để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Mỗi loại filler có thời gian duy trì khác nhau, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ nếu đã tiêm filler trước đó. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng, đưa ra lời khuyên cụ thể về việc mang bầu, giúp giảm tác động của filler trong cơ thể khi muốn mang thai.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Việc tiêm chất làm đầy khi mang thai cần được cân nhắc kỹ. Trong thai kỳ tốt hơn nên quan tâm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trước khi can thiệp phương pháp thẩm mỹ, hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn..

5 / 5. (Bình trọn) 18

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

Tiêm Filler có ảnh hưởng đến thai nhi
https://dieutrimundrhue.com/tiem-filler-co-anh-huong-den-thai-nhi/

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi Tiêm filler
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá