Tiêm filler má bị cứng phải làm sao? khi nào cần gặp bác sĩ

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, trở thành xu hướng thẩm mỹ được ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi sau khi tiêm filler có hiện tượng đau, cứng vùng tiêm. Vậy tiêm filler má bị cứng phải làm sao? Hãy vùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây, khám phá cách khắc phục hiệu quả.

I – Tiêm filler má bị cứng phải làm sao để khắc phục?

Khi tiêm filler má gặp tình trạng cứng, việc khắc phục có thể thực hiện qua các biện pháp như chườm lạnh, massage, ăn uống khoa học, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

1/ Chườm lạnh giúp giảm sưng sau khi tiêm filler má

Chườm lạnh là cách hiệu quả để giảm sưng sau khi tiêm filler má. Dùng túi đá lạnh chườm lên vùng da bị sưng sau khi tiêm 10-15 phút mỗi lần. Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu, làm dịu vùng bị sưng, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Điều này giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng, làm giảm cảm giác cứng và đau.

Tuy nhiên, chú ý không để da tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh để tránh tổn thương da.

Chườm đá

Chườm lạnh giúp giảm sưng sau khi tiêm filler má

Xem thêm: Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

2/ Massage giảm sưng má sau khi tiêm filler

Massage nhẹ nhàng vùng má sau khi tiêm filler giúp mềm filler, tăng sự thẩm thấu của sản phẩm, giảm tình trạng cứng. Tuy nhiên, việc massage cần được thực hiện bởi một chuyên gia, tránh gây tổn thương da, làm mất filler.

3/ Ăn uống khoa học giúp giảm sưng sau khi tiêm filler

Một phần quan trọng trong để khắc phục tình trạng má bị cứng sau tiêm filler là duy trì chế độ ăn uống khoa học. Việc tiêu thụ đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E giúp tăng cường quá trình tái tạo da, làm giảm sưng viêm.

4/ Tuân thủ hướng dẫn sau khi tiêm filler má

Quan trọng nhất, hãy tuân thủ mọi hướng dẫn sau khi tiêm filler má từ bác sĩ thẩm mỹ. Điều này bao gồm không tạo áp lực lớn lên vùng má sau khi tiêm filler, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao sau tiêm. Hơn nữa cần tránh việc tự mình thực hiện bất kỳ điều gì có thể gây tổn thương cho khu vực đã tiêm filler.

Tuân thủ hướng dẫn sau khi tiêm filler má

Tuân thủ hướng dẫn sau khi tiêm filler má

Xem thêm: Tiêm filler má hóp – Bí quyết trở nên trẻ trung, đầy sức sống

II – Tại sao sau khi tiêm filler má lại bị cứng?

Má bị cứng sau khi tiêm filler thường do thể tự phản ứng để bảo vệ vùng bị tiêm filler. Khi filler tiêm vào da sẽ gây tổn thương tạm thời, cơ thể tạo ra một phản ứng viêm nhiễm nhẹ, gây sưng, làm cho vùng đó cứng lên để phản ứng lại với tổn thương. Thông thường, phản ứng sưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và tự giảm đi.

Mỗi người có cơ địa khác nhau, cơ địa ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với filler nên mức độ sưng sẽ khác nhau ở mỗi người. Việc gây áp lực lớn lên vùng đã tiêm, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc cách chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng má cứng sau khi tiêm filler.

Ngoài ra, nếu bác sĩ tiêm quá nhiều filler hoặc tiêm quá sâu, filler có thể tích nên gây ra tình trạng căng cứng ở má. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ thiếu kinh nghiệm thực hiện tiêm filler chính xác. Vậy nên để tránh tình trạng má bị cứng sau khi tiêm filler, hãy chọn bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm và có uy tín.

Má bị cứng sau khi tiêm filelr do phản ứng cơ thể

Má bị cứng sau khi tiêm filelr do phản ứng cơ thể

Xem thêm: Tiêm filler mấy ngày thì đẹp? Cách giúp nhanh vào form đẹp

III – Tiêm filler má bị cứng khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp tình trạng má bị cứng sau khi tiêm filler, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nhưng nếu hiện tượng căng cứng không giảm đi sau vài ngày, thậm chí nặng nề hơn, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Dưới đây là một số tình huống cụ thể khi cần thăm bác sĩ sau khi tiêm filler má:

– Căng cứng và sưng không thuyên giảm sau 3-5 ngày kể từ khi tiêm filler. Khi đó nên thăm bác sĩ để được kiểm tra, vì có thể đó là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng.

– Sưng kèm theo cơn đau tăng lên sau tiêm filler, có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, cần được thăm khám bởi bác sĩ.

– Vùng tiêm có vết đỏ, mưng mủ hoặc nhiễm trùng cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Đây là tình huống khẩn cấp và cần điều trị ngay sau khi tiêm filler.

– Vùng má bị biến dạng nghiêm trọng sau khi tiêm filler, kèm theo cảm giác khó thở, ngứa, hoặc phát ban, cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện gấp.

Lưu ý việc thăm bác sĩ là quan trọng, đảm bảo an toàn và khắc phục tình trạng má bị cứng sau khi tiêm filler hiệu quả. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, đề xuất liệu pháp thích hợp để cải thiện.

Tiêm filler má có thể mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu, tuy nhiên tiêm filler má bị cứng vẫn là điều khiến nhiều người lo ngại. Hy vọng sau khi tham khảo thông tin trong bài, bạn sẽ có nhiều phương pháp dự phòng khi thấy má căng cứng sau tiêm filler. Chăm sóc da, tuân thủ hướng dẫn đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục, có kết quả thẩm mỹ tự nhiên.

Nguồn tham khảo

seattleplasticsurgery: “Will Cheek Filler Soften?”

themanseclinic: “Lumps after Dermal Fillers – Sydney”

aeskin: “What to do if you have lumps after a filler treatment”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề tiêm filler má
    Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Bí quyết giúp filler nhanh mềm

    Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Bí quyết giúp filler nhanh mềm

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler làm đầy má là phương pháp làm đẹp giúp trẻ hóa toàn diện, khắc phục khuyết điểm má hóp nhanh chóng mà không cần can thiệp xâm lấn như phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler, má có hiện tượng căng cứng, không tự nhiên. Vậy tiêm

    Tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Có an toàn không?

    Tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Có an toàn không?

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler làm đầy má hóp khắc phục khuyết điểm gò má cao, gương mặt hốc hác, từ đó trẻ hóa toàn diện, giúp da căng bóng và mịn màng. Vậy tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Phương pháp này có an toàn và hiệu quả không? Cùng Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam

    Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

    Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má baby giúp gương mặt căng bóng, trẻ hóa làn da, loại bỏ khuyết điểm má hóp. Nhưng có nhiều chị em sau tiêm filler gặp phải tình trạng vón cục sau tiêm. Vậy tiêm filler má bị vón cục có sao không, phải xử lý filler vón cục như thế nào? Cùng

    Tiêm filler má bao nhiêu cc? tiêm quá nhiều có sao không

    Tiêm filler má bao nhiêu cc? tiêm quá nhiều có sao không

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má là xu hướng làm đẹp hiện đại, giúp gương mặt thêm đầy đặn, trẻ trung. Một trong những câu hỏi thường gặp khi mọi người quyết định tiêm filler má là tiêm filler má bao nhiêu cc? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về số lượng cc filler cần

    Tiêm filler má bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Tiêm filler má bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    “Tiêm filler má bao nhiêu tiền?” là thắc mắc của phái đẹp cần biết chính xác để chuẩn bị tài chính cho phù hợp. Thông thường giá tiêm filler được tính theo lượng cc tiêm vào má sẽ dao động trong mức giá từ 2 – 10 triệu đồng/cc. Mức giá cụ thể  còn

    Tiêm filler má giữ được bao lâu – Những lưu ý cần biết

    Tiêm filler má giữ được bao lâu – Những lưu ý cần biết

    Cập nhật: 22/03/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má là một phương pháp làm đẹp nhanh chóng và an toàn mà rất nhiều khách hàng lựa chọn. Được biết đến như một giải pháp làm đẹp vượt trội, tiêm filler má giúp tăng độ căng mịn và tạo nét trẻ trung cho khuôn mặt. Thủ thuật này đặc biệt phù hợp

    icon