Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Bí quyết giúp filler nhanh mềm

Tiêm filler làm đầy má là phương pháp làm đẹp giúp trẻ hóa toàn diện, khắc phục khuyết điểm má hóp nhanh chóng mà không cần can thiệp xâm lấn như phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler, má có hiện tượng căng cứng, không tự nhiên. Vậy tiêm filler má bao lâu thì mềm? Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ hỗ trợ giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Tiêm filler má bao lâu thì mềm?

Sau tiêm filler (1), khách hàng Minh Tú (23 tuổi) có thắc mắc như sau:

“Thưa bác sĩ, tiêm má baby bao lâu thì mềm thế ạ. Sau bao lâu má không mềm thì phải đi gặp bác sĩ ạ. Em vừa mới tiêm má hôm qua xong. Trong quá trình tiêm, bác sĩ đã thông tin cho em rồi nhưng do hồi hộp, lo lắng quá nên em quên mất. Mong bác sĩ giải đáp ạ.”

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp về vấn đề tiêm filler má như sau: 

“Tiêm filler má nếu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn, có tay nghề cao thì chỉ mất từ 2-3 ngày để filler mềm. Tình trạng căng cứng trên da sẽ biến mất, làm da trở nên mịn màng, đầy đặn, baby tự nhiên. 

Đối với người có cơ địa đặc biệt, thời gian tự làm mềm có thể kéo dài lên đến 5 ngày. Một số trường hợp khác có hiện tượng cứng vùng tiêm 5-7 ngày mới mềm trở lại.

Tuy nhiên, nếu má sưng cứng bất thường, kéo dài trên 10 ngày kèm theo biểu hiện bầm tím, đau đớn dữ dội, bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Việc chủ động thăm khám kịp thời giúp khắc phục tối đa rủi ro, tránh để xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe”

Tiêm filler má sau khoảng 2-7 ngày thì mềm

Tiêm filler má sau khoảng 2-7 ngày thì mềm

Xem thêm: Tiêm filler má bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

II. Có nên tiêm filler má không?

Có nên tiêm filler má không? Các diễn đàn thẩm mỹ luôn bàn luận rất sôi nổi về chủ đề này với hàng ngàn lượt react, lượt comment chia sẻ. Thông tin về vấn đề này được bác sĩ Lê Thị Thủy giải đáp như sau: 

Chỉ nên tiêm filler má khi trên 18 tuổi và có đủ điều kiện sức khỏe. Những trường hợp nên tiêm filler má bao gồm:

– Người muốn tạo hình má bầu bĩnh hơn để che đi khuyết điểm má hóp

– Người có khuyết điểm gò má cao, hai bên má không đều

– Người có phần má gầy khiến tổng thể gương mặt hốc hác, thiếu sức sống

– Người muốn làm đẹp nhưng sợ dao kéo, sợ đau. 

Cả nam và nữ giới đều có thể tiêm má baby. Tuy nhiên, trước khi tiêm, cần kiểm tra sức khỏe để biết mình có nằm trong những người hợp chống chỉ định tiêm filler không. Các trường hợp chống chỉ định gồm: 

– Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan thận,…

– Người có tiền sử mắc các bệnh lý chống đông máu.

– Người bị tiền đình, rối loạn chức năng.

– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Có nên tiêm filler má không

Có nên tiêm filler má không?

III. Nguyên khiến má bị cứng sau tiêm filler

Má sưng cứng sau tiêm filler đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này gồm:

– Phản ứng tự nhiên của cơ thể

Sau tiêm filler, cơ thể xuất hiện các phản ứng tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân mới có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Trong thời gian này, vùng tiêm filler má sẽ cứng hơn bình thường. (2)

Tuy nhiên, căng cứng ở má sau tiêm filler chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, giảm dần khi filler tương thích với cơ thể. 

– Loại filler sử dụng tiêm má

Mỗi loại filler có thành phần và cơ chế tác động riêng. Nhiều loại có đặc tính cứng, chậm làm mềm hơn. Do vậy, tiêm filler lâu mềm có thể do loại filler được sử dụng chưa phù hợp, không tương thích với cơ thể. 

Loại filler sử dụng để tiêm chưa phù hợp hoặc không rõ nguồn gốc

Loại filler sử dụng để tiêm chưa phù hợp hoặc không rõ nguồn gốc

Xem thêm: Tiêm filler má bị cứng phải làm sao? khi nào cần gặp bác sĩ

– Phản ứng sưng, viêm

Tiêm filler gây sưng và viêm vùng má, khiến vùng da này bị cứng. Sưng là phản ứng bình thường sau tiêm filler, có thể hết sau vài ngày. Trong khi đó, viêm là phản ứng khi vùng tiêm bị nhiễm trùng, cần thăm khám và khắc phục nhanh chóng. 

– Kỹ thuật tiêm của bác sĩ

Kỹ thuật tiêm không đúng làm tăng nguy cơ tổn thương mô mềm xung quanh vùng tiêm. Vùng tiêm bị cứng, lâu tan hơn bình thường. 

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ chưa tốt

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ chưa tốt

– Phản ứng dị ứng

Trong một số trường hợp hiếm gặp, cơ thể phản ứng với thành phần có trong filler, làm má sưng cứng, khó chịu. Trường hợp này cũng cần thăm khám với bác sĩ da liễu để được khắc phục, tránh để lâu ngày gây biến chứng.

IV. Chăm sóc sau tiêm giúp filler nhanh mềm

Chăm sóc sau tiêm filler rất quan trọng, giúp filler nhanh mềm và nhanh chóng phát huy tác dụng. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi tiêm filler:

1. Hạn chế hoạt động vật lý sau tiêm

Các hoạt động vật lý sau tiêm cần được hạn chế để không gây ảnh hưởng lên vùng má vừa tiêm filler. 

– Không tác động mạnh lên vùng tiêm: Hạn chế xoa bóp, chạm tay vào vùng tiêm để tránh filler di chuyển lệch sang các vùng khác. 

– Không nằm nghiêng: Tuyệt đối không nằm nghiêng tạo áp lực lên vùng má trong 3 ngày đầu sau tiêm filler. 

Không nằm nghiêng sau tiêm filler má

Không nằm nghiêng sau tiêm filler má

2. Các lưu ý về mỹ phẩm và chăm sóc da

Việc sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da sau tiêm filler tác động đến thời gian làm mềm và tính thẩm mỹ. 

– Không trang điểm trong 24 giờ đầu sau tiêm filler má

Filler chưa ổn định có thể bị dịch chuyển sang các vùng da khác trong thời gian này. Đồng thời, bụi phấn và các thành phần khác từ sản phẩm trang điểm có thể khiến vùng tiêm nhiễm trùng. 

– Không sử dụng mỹ phẩm chứa acid hoặc retinoid

Sản phẩm chứa acid hoặc retinoid thoa lên vùng da vừa tiêm filler có thể làm giảm hiệu quả của filler tại vùng má, khiến filler lâu mềm hơn. 

– Sử dụng tẩy trang làm sạch da

Sử dụng tẩy trang không chứa dầu, không chứa cồn để làm sạch da mặt nhẹ nhàng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên da. 

3. Thăm khám lại sau tiêm filler

Quá trình thăm khám lại sau tiêm filler giúp bác sĩ đánh giá mức độ hiệu quả của filler sau khi tiêm. Việc này nhằm đảm bảo filler tiêm vào má có tác động tốt, mang lại kết quả thẩm mỹ ưng ý và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

– Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trường hợp có dấu hiệu bất thường hoặc không hài lòng sau tiêm filler, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thực hiện tiêm để được kiểm tra, điều chỉnh và khắc phục khi cần thiết. 

– Tái khám đúng lịch hẹn

Có kế hoạch tái khám đúng theo lời khuyên của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng tái khám sau 2 tuần tiêm filler má. 

4. Chế độ dinh dưỡng

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau tiêm filler má hỗ trợ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, từ đó làm mềm vùng da vừa tiêm filler:

– Uống đủ nước

Lượng nước cung cấp hàng ngày cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít để duy trì độ ẩm, giúp da phục hồi nhanh.

Uống đủ nước mỗi ngày sau tiêm filler má

Uống đủ nước mỗi ngày sau tiêm filler má

Xem thêm: Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

– Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng

Các thực phẩm chứa  vitamin C, vitamin E, omega-3 như rau củ, trái cây tươi, các loại hạt,…hỗ trợ làm dịu da, giúp da khỏe mạnh. 

– Tăng cường protein

Ăn các thực phẩm giàu protein để hỗ trợ tái tạo mô, giúp vùng tiêm mau chóng phục hồi và phát huy hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

– Tránh thực phẩm gây dị ứng

Chất kích thích, đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm dễ gây sẹo cần được hạn chế trong thời gian này. 

Thông tin về vấn đề tiêm filler má bao lâu thì mềm đã được Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp chi tiết trong bài viết. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn chăm sóc da tốt hơn sau tiêm filler để có được kết quả thẩm mỹ ưng ý nhất. 

Đồng thời, để được tư vấn thêm thông tin về dịch vụ tiêm filler, liên hệ qua hotline 1900 6466 và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của Kangnam.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề tiêm filler má
    Tiêm filler má giữ được bao lâu – Những lưu ý cần biết

    Tiêm filler má giữ được bao lâu – Những lưu ý cần biết

    Cập nhật: 22/03/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má là một phương pháp làm đẹp nhanh chóng và an toàn mà rất nhiều khách hàng lựa chọn. Được biết đến như một giải pháp làm đẹp vượt trội, tiêm filler má giúp tăng độ căng mịn và tạo nét trẻ trung cho khuôn mặt. Thủ thuật này đặc biệt phù hợp

    Tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Có an toàn không?

    Tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Có an toàn không?

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler làm đầy má hóp khắc phục khuyết điểm gò má cao, gương mặt hốc hác, từ đó trẻ hóa toàn diện, giúp da căng bóng và mịn màng. Vậy tiêm filler làm đầy má hóp là gì? Phương pháp này có an toàn và hiệu quả không? Cùng Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam

    Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

    Tiêm filler má bị vón cục có sao không? nguyên nhân do đâu

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má baby giúp gương mặt căng bóng, trẻ hóa làn da, loại bỏ khuyết điểm má hóp. Nhưng có nhiều chị em sau tiêm filler gặp phải tình trạng vón cục sau tiêm. Vậy tiêm filler má bị vón cục có sao không, phải xử lý filler vón cục như thế nào? Cùng

    Tiêm filler má bao nhiêu cc? tiêm quá nhiều có sao không

    Tiêm filler má bao nhiêu cc? tiêm quá nhiều có sao không

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler má là xu hướng làm đẹp hiện đại, giúp gương mặt thêm đầy đặn, trẻ trung. Một trong những câu hỏi thường gặp khi mọi người quyết định tiêm filler má là tiêm filler má bao nhiêu cc? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về số lượng cc filler cần

    Tiêm filler má bị cứng phải làm sao? khi nào cần gặp bác sĩ

    Tiêm filler má bị cứng phải làm sao? khi nào cần gặp bác sĩ

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, trở thành xu hướng thẩm mỹ được ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi sau khi tiêm filler có hiện tượng đau, cứng vùng tiêm. Vậy tiêm filler má bị cứng phải làm sao? Hãy vùng tìm hiểu về

    Tiêm filler má bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Tiêm filler má bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    “Tiêm filler má bao nhiêu tiền?” là thắc mắc của phái đẹp cần biết chính xác để chuẩn bị tài chính cho phù hợp. Thông thường giá tiêm filler được tính theo lượng cc tiêm vào má sẽ dao động trong mức giá từ 2 – 10 triệu đồng/cc. Mức giá cụ thể  còn

    icon