Tiêm filler má baby giúp gương mặt căng bóng, trẻ hóa làn da, loại bỏ khuyết điểm má hóp. Nhưng có nhiều chị em sau tiêm filler gặp phải tình trạng vón cục sau tiêm. Vậy tiêm filler má bị vón cục có sao không, phải xử lý filler vón cục như thế nào? Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tiêm filler bị vón cục sau tiêm từ 1-2 ngày đầu, kèm biểu hiện sưng cứng là biểu hiện bình thường. Khi filler vừa tiêm vào dưới da, cơ thể kích hoạt cơ chế chống lại yếu tố từ bên ngoài xâm nhập. Lúc này, vùng tiêm filler xuất hiện những cục tròn dưới da, nổi lộm cộm có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, chỉ sau 3 ngày, filler sẽ mềm dần, đều trên da. Lúc này, vùng da tiêm filler không còn lồi lõm nữa.
Thế nhưng sau 3 ngày, nếu vùng tiêm không có sự thay đổi, vẫn vón cục ngày càng nhiều, kèm theo biểu hiện đau nhức, tấy đỏ nhiều hơn, đó có thể là dấu hiệu của tiêm filler hỏng. Nếu không xử lý kịp thời, làn da có thể bị hoại tử, để lại biến chứng vĩnh viễn trên da.
Tiêm filler bị vón cục có thể do chất làm đầy kém chất lượng, sử dụng quá nhiều filler cho 1 lần tiêm, kỹ thuật tiêm chưa tốt hoặc do nhiễm trùng da sau tiêm.
Filler có thành phần chính là axit hyaluronic, khá an toàn với sức khỏe con người, độ tương thích cao khi được tiêm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà có nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa hiện nay sử dụng filler kém chất lượng, độn thêm silicone vào bên trong dung dịch chất làm đầy để tiêm má cho khách hàng, khiến cho filler sau khi tiêm không thể tự đào thải ra bên ngoài được.
Đáng chú ý nhất là có những loại filler với thành phần silicone lỏng hàm lượng cao được dùng để thay thế cho filler có thành phần chính là axit hyaluronic để giảm chi phí dịch vụ. Sau sau khi tiêm loại filler này lên má, cơ thể sẽ phản ứng lại, khiến cho filler bị vón cục lại. Nguy hiểm hơn, các u cục đó dần có thể gây hoại tử da xung quanh, phá hủy kết cấu mô tế bào dưới da.
Filler không phải cứ tiêm càng nhiều sẽ càng đẹp như ý muốn. Mỗi bộ phận trên cơ thể, cơ địa mỗi người sẽ có lượng filler phù hợp để giúp bộ phận đó trở nên hoàn hảo hơn. Chính vì thế, bạn tiêm filler má với liều lượng quá cao sẽ gây tình trạng filler má bị vón thành nhiều cục lớn nhỏ khác nhau.
Các bác sĩ chuyên khoa, có tay nghề sẽ là những người có thể giúp bạn xác định chính xác lượng filler cần bao nhiêu là đủ để tiêm lên da. Và cũng chỉ khi bạn sử dụng filler với liều lượng phù hợp mới tránh được biến chứng, không gây chèn ép lên mạch máu và giúp cho kết quả sau tiêm ưng ý, đảm bảo an toàn.
Tiêm filler má bị vón cục có thể do kỹ thuật của người thực hiện tiêm filler chưa đúng. Việc tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu đông tích tụ, làm cho toàn bộ vùng da này bị căng cứng, vón cục lại. Đồng thời, nếu tiêm quá sâu, tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm bên trong miệng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ làm filler bị vón mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do vậy, để loại trừ khả năng tiêm filler má bị vón cục gây nguy hiểm, lời khuyên dành cho bạn là tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám, tiêm filler đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để cho những chủ spa nhỏ lẻ, những người không có bằng cấp, không nắm được kỹ thuật tiêm filler má cho bạn.
Dụng cụ tiêm filler, không gian phòng dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn, việc chăm sóc sau tiêm filler má không đảm bảo có thể khiến vết thương bị hở, gây nhiễm trùng, lở loét, vón cục và sưng cứng. Vì vậy, khi tiêm filler phải đảm bảo các yếu tố vô trùng, sau tiêm filler phải chăm sóc cẩn thận để tránh má cứng, vón cục.
Tiêm filler bị vón cục, bạn có thể xử lý bằng cách massage nhẹ nhàng vùng tiêm để làm tan filler. Bên cạnh đó, nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lí.
Massage nhẹ nhàng, đúng cách là giải pháp để loại bỏ u cục cứng do tác dụng của tiêm filler. Các bước massage đơn giản, có thể áp dụng theo lộ trình như sau:
– Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi massage vùng má tiêm filler bị vón cục.
– Bước 2: Sử dụng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng quanh vùng tiêm với lực tay nhẹ nhàng, vừa đủ để tránh gây tổn thương lên da.
Phương pháp massage nên được thực hiện đều đặn 2 lần 1 ngày để giúp filler tan nhanh hơn sau khi tiêm, loại bỏ u cục ở hai bên má nhanh chóng.
Đa số các ca tiêm filler bị vón cục trên 3 ngày sau tiêm filler đều không tự biến mất. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng vón cục sau tiêm filler của từng người để đưa ra cách khắc phục phù hợp.
– Chủ định dùng thuốc:
Bác sĩ có thể chỉ định khách hàng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm nhiễm trong trường hợp vùng tiêm filler chỉ vón cục nhẹ.
– Tiêm tan chất làm đầy:
Nếu đã uống thuốc kháng sinh mỗi ngày, đều đặn nhưng không khắc phục được tình trạng tiêm filler bị vón cục, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tan. Chất làm tan filler hyaluronidase được tiêm xuống dưới da có tác dụng trung hòa axit hyaluronic giúp filler tự đào thải ra bên ngoài, khắc phục tình trạng sưng đỏ giúp má trở lại hình dáng ban đầu.
– Phẫu thuật nạo vét:
Đây là phương án cuối cùng nhằm giải quyết trường hợp filler bị vón cục nghiêm trọng, không thể khắc phục bằng phương pháp tiêm tan filler. Các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại vùng da bị vón cục, nạo sạch filler đã tiêm vào để xử lý biến chứng triệt để. Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định để khắc phục vấn đề filler vón cục.
Trên đây là thông tin về vấn đề tiêm filler má bị vón cục có sao không. Theo đó, vón cục ở má sau tiêm filler có thể là biểu hiện bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng sau tiêm filler. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng, theo dõi tình trạng da nếu có phát hiện dấu hiệu này, tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bên cạnh đó, việc đưa ra lựa chọn thông minh sẽ giúp bạn tránh được những địa chỉ tiêm filler má kém chất lượng, dễ gây vón cục. Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ là địa chỉ làm đẹp an toàn, giúp bạn an tâm tuyệt đối khi lựa chọn. Kangnam cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng ngay từ lần đầu tiên trải nghiệm dịch vụ tiêm má baby. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tiêm má baby chuẩn y khoa, liên hệ ngay với Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để đặt lịch tư vấn miễn phí với bác sĩ da liễu trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm trẻ hóa da.
Tiêm filler bị vón cục có sao không? Cách khắc phục là gì?
https://vitaclinic.vn/vi/blog/tiem-filler-bi-von-cuc
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×