Phương pháp tiêm filler ở môi ngày càng được ưa chuộng nhờ hiệu quả nhanh chóng lại ít xâm lấn. Tuy nhiên nhiều trường hợp tiêm filler môi 2 tháng bị sưng thì cần phải chú ý các biểu hiện và đến bệnh viện kiểm tra để tránh những biến chứng nặng nề.
Môi bị sưng sau khi tiêm filler là hiện tượng mà ai cũng gặp phải bởi mô môi chưa tương thích với chất làm đầy tại thời điểm tiêm. Tình trạng sưng ở môi sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 5 ngày, cũng có thể lâu hơn bởi cơ thể cần thời gian để thích nghi và điều chỉnh.
Tuy nhiên, có những trường hợp tiêm filler môi 2 tháng vẫn bị sưng khiến người đó cảm thấy lo lắng và bất an. Tình trạng sưng lâu như thế là do:
Khi tiêm filler không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc quá hạn sẽ dễ xảy ra những phản ứng. Một trong số những phản ứng phải kể đến như: môi sưng kéo theo đau nhức nhiều ngày, bầm tím tại vị trí tiêm.
Tại nhiều thẩm mỹ viện và spa chưa được cấp phép, kỹ thuật viên thực hiện không có chuyên môn về thẩm mỹ môi. Đặc biệt không trải qua đào tạo chuyên sâu về y khoa nên thao tác tiêm không chính xác, tiêm sai vị trí. Chính điều đó đã khiến cho vùng tiêm bị sưng tấy và bầm tím kéo dài. Thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu người thực hiện tiêm vào mạch máu hoặc tĩnh mạch.
Tiêm filler tại những địa chỉ chưa được cấp phép hoạt động không tuân thủ đúng quy trình. Chính vì thế cũng không đảm bảo vô trùng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng đau dai dẳng sau khi tiêm. Nhiều trường hợp không nhận ra các triệu chứng và khắc phục sai cách khiến môi bị hoại tử.
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ đưa ra những lời căn dặn kỹ lưỡng về cách chăm sóc tại nhà sau khi tiêm filler. Tình trạng sưng tấy kéo dài có thể do không tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cách vệ sinh sai cách và chế độ ăn uống không kiêng cữ.
Sau 7 ngày kể từ lúc tiêm filler bạn đã sở hữu được đôi môi mềm, tự nhiên đúng như mong muốn. So với nhiều phương pháp làm đầy môi khác thì tiêm filler mang đến kết quả trong thời gian ngắn nhất.
Thời gian môi vào form ổn định sau khi tiêm filler có thể lâu hoặc ít hơn 7 ngày. Điều đó là tùy vào chất lượng filler và tay nghề bác sĩ thực hiện. Sử dụng filler chất lượng, bác sĩ tiêm đúng kỹ thuật sẽ nhanh chóng có được đôi môi căng mọng, quyến rũ. Ngược lại, filler nguồn gốc không rõ ràng, thực hiện tiêm sai vị trí thì thời gian phục hồi lâu hơn. Thậm chí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử…
Tình trạng môi sau khi tiêm filler sưng đau trong thời gian dài. Kéo theo đó còn có tình trạng sưng, đau, nổi cục, bầm tím là dấu hiệu bất thường cần phải xử lý. Hiện nay, tiêm tan filler là biện pháp được đánh giá là hiệu quả giúp giảm sưng do tiêm filler trong thời gian dài.
Bằng cách tiêm tan, chất làm đầy sẽ được loại bỏ và đào thải hoàn toàn ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên. Phương pháp này thực hiện dễ dàng và nhanh chóng chỉ cần khoảng 15 – 30 phút. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng theo quy trình mà bộ Y tế đưa ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn. Các bước phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.
Tiêm tan sẽ đưa hợp chất hyaluronidase vào vị trí tiêm filler nhằm phá vỡ hoàn toàn cấu trúc filler và hóa lỏng. Filler sẽ từ từ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên nên cần phải có cách chăm sóc tiêu chuẩn để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
Ngay khi vừa tiêm filler mà môi bị sưng thì không cần quá lo lắng bởi đó là phản ứng bình thường của cơ thể. Muốn giảm sưng nhanh chóng nên thực hiện các mẹo sau đây:
– Bọc đá trong khăn mềm rồi chườm nhẹ nhàng lên môi khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện khoảng 5 lần/ ngày để giảm sưng hiệu quả.
– Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, tinh bột, đồ ngọt trong thực đơn hàng ngày. Tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Để tránh tình trạng sưng tấy kéo dài sau khi tiêm filler nên hạn chế sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
– Không tác dụng lực lên môi như: sờ, nắn, bóp… bởi điều đó khiến filler bị lệch và thay đổi hình dáng môi.
– Sử dụng bông y tế hoặc tăm bông chấm nước muối sinh lý vệ sinh môi mỗi ngày để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
– Sau vài ngày, bạn có thể massage môi nhẹ nhàng nhưng hãy hỏi bác sĩ thật kỹ trước khi thực hiện để không ảnh hưởng đến dáng môi.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Có thể thấy, sau tiêm filler môi sưng trong khoảng từ 3 – 5 ngày là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, tiêm filler môi 2 tháng bị sưng kèm theo cảm giác đau nhức, bầm tím thì cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp khắc phục thích hợp.
1. Nguyên nhân tiêm filler môi 2 tháng bị sưng? Có cách khắc phục không?
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-tiem-filler-moi-2-thang-bi-sung-co-cach-khac-phuc-khong.html
2. TIÊM FILLER BAO LÂU THÌ HẾT SƯNG? 6 CÁCH GIẢM SƯNG TẠI NHÀ
https://tamanhhospital.vn/tiem-filler-bao-lau-thi-het-sung/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×