Mụn cóc ở ngón chân: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Mụn cóc ở ngón chân là vấn đề da liễu phổ biến, xuất hiện ở ngón chân, gây ra sự khó chịu, cảm giác vướng víu. Nguyên nhân chủ yếu gây xuất hiện mụn cóc mọc ở ngón chân là rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc, tự lây nhiễm hoặc do vết trầy xước.  Điều quan trọng, cần biết cách xử lý mụn cóc hiệu quả để vùng da ở ngón chân trở nên khỏe mạnh hơn.

I – Mụn cóc ở ngón chân có biểu hiện như thế nào?

Mụn cóc mọc ở vùng ngón chân thường biểu hiện dưới dạng mảng da cứng, tăng sừng, có màu trắng hoặc màu da tự nhiên với kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Một số loại mụn cóc có điểm đen ở trung tâm, đó là dấu hiệu của hiện tượng máu đã đông lại trong nốt mụn cóc.

Ngoài ra mụn cóc ở chân có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào khác như lòng bàn chân, các gò, gót chân. Mụn cóc mọc ở chân thường gây ra đau và khó chịu khi đi bộ, khi có áp lực tác động.

Mụn cóc mọc ở vùng ngón chân thường biểu hiện dưới dạng mảng da cứng, tăng sừng, có màu trắng

Mụn cóc xuất hiện ở ngón chân biểu hiện là mảng da cứng, tăng sừng, có màu trắng

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: 11 Cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả cho cả nam và nữ

II – Nguyên nhân xuất hiện mụn cóc mọc ở ngón chân

Nguyên nhân chính của mụn cóc ở chân thường liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc, tự lây nhiễm, do các vết trầy xước trên da.

Cụ thể sau đây là 4 nguyên nhân gây xuất hiện mụn cóc mọc ở kẽ ngón chân:

1/ Do rối loạn chuyển hóa

Những người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, thường có hệ thống chuyển hóa yếu, tạo điều kiện thuận lợi để virus gây mụn cóc phát triển. Đường huyết tăng trong cơ thể, các biến đổi chuyển hóa sẽ tạo điều kiện lý tưởng để mụn cóc hình thành trên ngón chân.

2/ Tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc

Mụn cóc là bệnh nhiễm trùng, có nguy cơ lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu một người tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc, có thể dễ dàng bị nhiễm virus, đặc biệt nếu có vết thương hở ở ngón chân.

Tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc

Tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc

3/ Tự lây nhiễm

Mụn cóc cũng có thể tự bị lây nhiễm, chẳng hạn nếu bạn có mụn cóc ở ngón chân, bạn có thể lây truyền virus từ mụn cóc này sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc ngón chân khác, tạo ra sự lan truyền trong cơ thể.

4/ Do vết trầy xước

Các vết tổn thương, trầy xước trên da do bị tác động mạnh cũng có thể là nguyên nhân để virus gây mụn cóc xâm nhập, phát triển. Vì vậy khi trên da có các vết thương hở ở ngón chân, cần thận trọng để tránh nhiễm mụn cóc.

III – Mụn cóc ở ngón chân gây nguy hiểm không?

Mụn cóc ở ngón chân thường không gây nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu khi có ma sát như lúc đi bộ, mang giày, khiến việc đi lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù mụn cóc không gây nguy hiểm tới cơ thể, nhưng cần được điều trị, loại bỏ để xóa cảm giác khó chịu do chúng gây ra. Hơn nữa, nếu không điều trị kịp thời, mụn cóc dẫn đến việc xâm nhập của các vi khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng.

Mụn cóc trên ngón chân thường không gây nguy hiểm đối với sức khỏe

Mụn cóc trên ngón chân thường không gây nguy hiểm đối với sức khỏe

Xem thêm: Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

IV – Mụn cóc mọc ngón chân có tự khỏi không?

Trong một số trường hợp, mụn cóc có khả năng tự khỏi sau một thời gian, tùy thuộc vào hệ miễn dịch của người bị mụn cóc. Nhưng hầu hết các trường hợp, mụn cóc nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt khi mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân, ngón chân, nơi tạo ra nhiều ma sát.

Mụn cóc xuất hiện ở ngón chân thường gây khó khăn khi đi lại, mang giày, có cảm giác đau đớn. Cảm giác đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy theo kích thước của mụn cóc. Do đó, nếu có mụn cóc xuất hiện ở chân, cần tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả.

V – Cách trị mụn cóc ở chân dân gian tại nhà

Trong dân gian có nhiều mẹo trị mụn cóc ở ngón chân đơn giản bằng các nguyên liệu tự nhiên như: Vỏ chuối, tỏi, giấm táo, vỏ cam, vitamin C, nha đam, quả dứa. Các nguyên liệu này đều chứa thành phần có khả năng làm mềm và làm rụng mụn cóc hiệu quả.

Cụ thể sau đây là cách trị mụn cóc mọc ở chân theo dân gian:

1/ Trị mụn cóc bằng vỏ chuối

Vỏ chuối có chứa các dưỡng chất, hợp chất có tác dụng làm dịu vùng mụn cóc, phục hồi làn da hiệu quả. Hơn nữa, mặt trong của vỏ chuối có thể tạo lực ma sát vào mụn cóc, loại bỏ các tế bào da bị nhiễm virus gây mụn, cải thiện mụn cóc tối ưu.

Cách làm: Làm sạch vùng bị mụn cóc bằng nước ấm và xà phòng. Lấy một phần trong của vỏ chuối, cắt thành miếng nhỏ và để lên trên nốt mụn cóc. Đặt miếng vỏ chuối lên mụn cóc và sử dụng băng dính hoặc băng y tế để giữ miếng vỏ chuối ở đó. Để miếng vỏ chuối trên mụn cóc qua đêm hoặc trong thời gian dài, thay miếng vỏ chuối mới khi cần thiết.

Dùng chuối xanh trị mụn cóc

Trị mụn cóc bằng vỏ chuối

2/ Dùng tỏi trị mụn cóc

Tỏi có khả năng kháng vi khuẩn, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm, phát triển của mụn cóc. Hơn nữa, tỏi có tính chống viêm giúp giảm sưng đau do mụn cóc gây nên.

Cách thực hiện: Lấy một củ tỏi và cắt thành lát mỏng đặt lên vùng da có mụn cóc đã được làm sạch. Để miếng tỏi trên mụn cóc qua đêm hoặc trong thời gian dài. Lặp lại quy trình này hàng ngày cho đến khi mụn cóc biến mất hoặc giảm đi.

3/ Giấm táo trị mụn cóc ở ngón chân

Giấm táo là một chất có tính axit, có khả năng kháng khuẩn. Mụn cóc thường do virus gây nhiễm, phát triển trong lớp biểu bì da. Giấm táo có khả năng làm dịu vùng da xung quanh mụn cóc hoặc giảm viêm nhiễm.

Cách thực hiện: Bắt đầu bằng việc làm sạch vùng bị mụn cóc mọc ở ngón chân bằng nước ấm và xà phòng, lau khô với khăn mềm. Sử dụng bông gòn hoặc miếng bông, thấm giấm táo và đắp lên mụn cóc. Đảm bảo rằng bông gòn hoặc miếng bông được đặt chặt, che kín mụn cóc. Sử dụng băng dính y tế để giữ bông gòn có giấm táo trên mụn cóc qua đêm.

4/ Trị mụn cóc bằng vỏ cam

Vỏ cam có thể được sử dụng để trị mụn cóc nhờ vào tính chất tẩy tế bào da chết tự nhiên và kháng khuẩn của nó.

Cách làm: Rửa sạch vỏ cam để loại bỏ bụi bẩn, cắt một phần nhỏ của vỏ cam ra. Đặt phần vỏ cam đã cắt trực tiếp lên vùng da chứa mụn cóc. Dùng băng dính hoặc băng gạc để giữ vỏ cam ở vị trí và để nó tiếp xúc với mụn cóc. Để vỏ cam trên da khoảng 15-30 phút rồi rửa sạch da với nước ấm.

Trị mụn cóc bằng vỏ cam

Trị mụn cóc bằng vỏ cam

Xem thêm: 4 Cách loại bỏ mụn cóc trên mặt đơn giản tại nhà

5/ Trị mụn cóc bằng vitamin C

Vitamin C có tính chất kháng viêm, giúp giảm sưng và đau từ mụn cóc. Hơn nữa vitamin C còn kích thích quá trình tái tạo lại tế bào da, giúp vùng da có mụn cóc phục hồi nhanh hơn sau khi điều trị.

Cách thực hiện: Đặt viên vitamin C nghiền vào một bát nhỏ, thêm một ít nước ấm để tạo thành một hỗn hợp.Sử dụng bông gòn hoặc miếng bông, thấm hỗn hợp vitamin C đặt lên mụn cóc ở các ngón chân. Để bông gòn hoặc miếng bông có vitamin C trên mụn cóc 15-20 phút rồi rửa lại.

6/ Dùng nha đam loại bỏ mụn cóc

Gel nha đam chứa nhiều hợp chất có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, có khả năng làm dịu da. Nha đam cũng có khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp kiểm soát tình trạng da chân đang có mụn cóc.

Cách thực hiện: Mở lá nha đam, sử dụng dao hoặc kéo để lấy gel nha đam bên trong. Sử dụng gel nha đam đã lấy được, thoa đều lên mụn cóc hoặc vùng da bị mụn cóc. Để gel nha đam trên mụn cóc trong khoảng 20-30 phút hoặc qua đêm.

Dùng nha đam loại bỏ mụn cóc

Dùng nha đam loại bỏ mụn cóc

7/ Quả dứa trị mụn cóc

Dứa có chứa một enzyme gọi là papain, có khả năng làm sạch và loại bỏ tế bào da chết, giúp giảm bít tắc lỗ chân lông, làn da thông thoáng hơn. Sử dụng quả dứa giúp loại bỏ mụn cóc hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện: Lấy một miếng dứa tươi, chưa chín đặt lên mụn cóc hoặc vùng da bị mụn cóc. Để dứa trên mụn cóc trong khoảng 15-20 phút để cho papain, enzyme trong dứa, hoạt động. Sử dụng nước ấm để rửa sạch dứa ra khỏi da.

VI – Thuốc trị mụn cóc ở ngón chân

Viện chọn thuốc trị mụn cóc mọc ở trong ngón chân thích hợp giúp giảm triệu chứng của mụn, tăng tốc quá trình hồi phục. Một số loại thuốc trị mụn cóc phổ biến thường được bác sĩ kê toa là thuốc chứa Axit Salicylic, thuốc Axit Salicylic, thuốc bôi Cantharidin, Duofilm 15ml.

Thuốc trị mụn cóc Gel Dvelinil: Thuốc có dạng gel, trong thành phần chính có khả năng làm mềm mụn cóc, loại bỏ mụn một cách dễ dàng. Gel Dvelinil cũng giúp giảm viêm nhiễm, giảm đau đớn do mụn cóc gây ra.

Thuốc chữa mụn cóc Cantharidin: Đây là hợp chất tự nhiên, chiết xuất từ loài côn trùng gọi là bọ cánh cứng Tây Ban Nha. Cantharidin được sử dụng để làm cho mụn cóc mềm hơn, dễ loại bỏ hơn. Một lớp Cantharidin được thoa lên vùng da có mụn cóc và sau đó được bao phủ bằng băng dính. Sau một thời gian, mụn cóc sẽ dễ dàng bong ra.

Thuốc điều trị mụn cóc Axit Salicylic: đây là một loại axit beta-hydroxy có khả năng làm mềm da, giúp tẩy chất sừng dư thừa trên mụn cóc. Sản phẩm chứa Axit Salicylic được dùng để trị mụn cóc có dạng gel, kem hoặc dầu.

Thuốc đặc trị mụn cóc Duofilm 15ml: Sản phẩm điều trị mụn cóc khá phổ biến chứa một hỗn hợp các chất kháng viêm, làm mềm da, giúp mụn cóc trở nên dễ dàng loại bỏ.

Thuốc trị mụn cóc ở ngón chân

Thuốc trị mụn cóc ở ngón chân

VII – Trị mụn cóc mọc ngón chân bằng y khoa

Điều trị các nốt mụn cóc ở ngón chân nhiều với nhiều trường hợp cần sự can thiệp y khoa mới mang lại hiệu quả triệt để. Thông thường khi đến bệnh viện điều trị, bác sĩ có thể đề xuất một trong những phương pháp như đốt điện, nitơ lỏng, laser, tiểu phẫu để điều trị mụn cóc.

1/ Đốt điện trị mụn cóc mọc ngón chân

Đốt điện là phương pháp điều trị mụn cóc được thực hiện bởi các chuyên gia y tế. Quá trình này bác sĩ sẽ dùng dòng điện cường độ cao để lòng sưng phồng, tiêu diệt mụn cóc mọc ở các ngón chân, kẽ chân.

Phương pháp đốt điện dễ gây đau nhức, tạo ra vết thương nhỏ sau khi điều trị, nhưng mang lại hiệu quả cao.

2/ Nitơ lỏng trị mụn cóc

Nitơ lỏng là một loại chất lỏng có khả năng làm đông, tạo lớp băng lạnh trên mụn cóc. Quá trình dùng nitơ lỏng trên nốt mụn sẽ hóa đông mụn cóc, khiến mụn không còn được cung cấp máu để phát triển, từ đó dễ dàng bong ra.

Dùng nitơ lỏng trị mụn cóc thường không gây đau, không để lại vết thương sau khi điều trị.

3/ Laser trị mụn cóc hiệu quả

Công nghệ laser đã trở thành một phương pháp hiệu quả trong việc loại bỏ mụn cóc. Sử dụng ánh sáng laser tiêu diệt mụn cóc, khiến nốt mụn biến mất dễ dàng, giảm viêm nhiễm, an toàn và không gây đau đớn.

Đặc biệt tại Viện thẩm mỹ Kangnam có ứng dụng tia Laser Co2 điều trị mụn cóc triệt để, ngăn ngừa khả năng tái phát. Quá trình điều trị thực hiện bởi bác sĩ da liễu lành nghề, tia laser ứng dụng nhẹ nhàng trên da, không gây cảm giác đau đớn và không để lại bất cứ vết sẹo nào trên da.

Laser trị mụn cóc hiệu quả

Laser trị mụn cóc hiệu quả

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

4/ Tiểu phẫu trị mụn cóc ở ngón chân

Đối với trường hợp mụn cóc nặng, không phản ứng với các phương pháp điều trị khác, tiểu phẫu chính là lựa chọn cuối cùng. Quá trình tiểu phẫu cần được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa, cần thời gian hồi phục sau khi thực hiện.

VIII – Cách phòng ngừa mụn cóc xuất hiện ở ngón chân

Phòng ngừa mụn cóc rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh. Dưới đây là những cách giúp giảm nguy cơ bị mụn cóc:

– Thường xuyên vệ sinh da chân bằng xà phòng và nước ấm, nhất là sau khi vận động, tiếp xúc với bụi bẩn.

– Tránh tự ý nặn, cạy các nốt mụn cóc trên cơ thể, ngăn chặn sự lây nhiễm trên da.

– Chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da, tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần tẩy mạnh.

– Khi vệ sinh da chân, nên dùng bàn chải mềm, cọ xát nhẹ nhàng trên da, tránh để da chân bị tổn thương.

– Có chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh để giảm nguy cơ mụn cóc xuất hiện.

– Để ngăn chặn việc tái nhiễm từ nốt mụn cóc cũ, hay đổi khăn tắm, ga trải giường thường xuyên.

– Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như cắt móng chân, dũa móng.

– Tránh đi chân trần tại những nơi có môi trường ẩm thấp, nơi công cộng đông người.

Nếu đang gặp vấn đề mụn cóc ở ngón chân, hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn, điều trị đúng cách. Đừng ngần ngại trong việc chăm sóc sức khỏe của mình để đối phó với mụn cóc, duy trì làn da khỏe mạnh mỗi ngày.

Nguồn tham khảo

mayoclinic: “Plantar warts – Symptoms and causes”

healthline: “Treating and Preventing Plantar Warts”

webmd: “Plantar Warts and Palmar Warts: Treatments and Causes”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề mụn cóc
    Điều trị mụn cóc bằng laser là gì? Có hiệu quả không

    Điều trị mụn cóc bằng laser là gì? Có hiệu quả không

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Điều trị mụn cóc bằng laser là phương pháp ứng dụng công nghệ cao, bằng cách chiếu xung nhiệt vào vị trí mụn để phá huỷ gốc rễ bên trong, tiêu diệt mảng virus và loại bỏ sạch sẽ ra khỏi bề mặt da. Ưu điểm của phương pháp trị mụn cóc bằng laser là

    Giá 1 liệu trình trị mụn cóc bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Giá 1 liệu trình trị mụn cóc bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến giá

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Mụn cóc là tình trạng da bị nhiễm trùng do virus HPV gây ra, gây đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài. Mụn cóc không được trị đúng cách sẽ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng đến chức năng vận động, tâm lý, sinh hoạt hàng ngày. Vậy điều trị mụn cóc như

    11 Cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả cho cả nam và nữ

    11 Cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả cho cả nam và nữ

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    11 cách điều trị mụn cóc sinh dục tại nhà bằng tỏi, giấm táo, lá tía tô, tinh dầu tràm trà, trà xanh, các loại rau củ quả, folate và vitamin B12, thay đổi cách sinh hoạt và chế độ ăn, điều trị bằng đốt điện, áp lạnh, tiểu phẫu đều mang lại hiệu quả

    Vì sao mụn cóc nổi ở lòng bàn chân? Phương pháp trị mụn cóc

    Vì sao mụn cóc nổi ở lòng bàn chân? Phương pháp trị mụn cóc

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc ở chân là vấn đề phổ biến có thể gặp ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến sự tự tin và đem lại nhiều cảm giác khó chịu. Sự xuất hiện ở mụn cóc không chỉ khiến người gặp phải thấy xấu hổ, mà còn khó khăn khi diện những đôi giày,

    Cách điều trị mụn cóc tại nhà: Bỏ túi ngay 8 mẹo an toàn

    Cách điều trị mụn cóc tại nhà: Bỏ túi ngay 8 mẹo an toàn

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    8 Cách điều trị mụn cóc từ thiên nhiên như sử dụng nha đam, vỏ chuối, ngâm nước nóng, băng keo hoặc axit salicylic, khoai tây tươi, sung tươi, lá húng quế được nhiều người chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn. Áp dụng đúng cách và kiên trì trong 2-3 tháng sẽ

    1 liệu trình trị mụn cóc là bao nhiêu tiền? Bảng giá Kangnam

    1 liệu trình trị mụn cóc là bao nhiêu tiền? Bảng giá Kangnam

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc là vấn đề gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Để giải quyết tình trạng mụn cóc, nhiều người tìm đến liệu trình điều trị tại các bệnh viện. Tuy nhiên với thắc mắc trị mụn cóc bao nhiêu tiền cho 1 liệu trình, còn rất nhiều người đang phân vân

    icon