Hiện tượng sau khi phun môi nổi mụn nước rất phổ biến nếu chị em không biết cách chăm sóc. Khi gặp phải tình trạng này, phái đẹp rất băn khoăn không biết nên dùng loại thuốc bôi nào để nhanh khỏi. Vậy hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc điều trị phun môi bị mụn nước hiệu quả nhất nhé!
Phun môi bị mụn nước do nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Có thể kể đến như: dụng cụ phun xăm không đảm bảo chất lượng, sai kỹ thuật thực hiện, mực xăm không tốt, không biết cách chăm sóc môi sau phun….
– Địa chỉ phun xăm môi sử dụng dụng cụ kém chất lượng, trước khi phun môi cho khách không sát khuẩn cẩn thận.
– Kỹ thuật phun môi không đúng cách gây tổn thương và làm bào mòn lớp biểu bì của môi.
– Chị em được sử dụng mực phun không tốt, chất lượng kém khiến môi thâm hơn so với trước khi phun xăm.
– Sau khi phun môi phái đẹp không biết cách chăm sóc cẩn thận, khiến môi bị nổi mụn nước, nhiễm trùng.
Những yếu tố này tác động trực tiếp đến môi, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Khi xăm môi nổi mụn nước nữ giới có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như: Cadirovib, Benzac AC, Acyclovir dạng bôi, Kamistad, Benzosali, Nano Bạc….
Thuốc bôi Cadirovib có khả năng kháng nấm, kháng virus, chống viêm nhiễm, ký sinh trùng. Với thành phần chính là Acyclovir, hoạt chất này có khả năng kháng lại virus gây ra bệnh herpes. Chính vì vậy, với những chị em sau khi phun môi bị nổi mụn nước thường được chỉ định bôi thuốc này để giảm các nốt mụn nước, giảm viêm nhiễm lây lan. Mỗi ngày bạn nên bôi 1 lớp mỏng lên môi 4 – 6 lần, cách nhau 4 giờ.
Thuốc bôi đặc trị Benzac AC được sản xuất bởi Galderma, với nồng độ 2,5% và 10%. Benzoyl Peroxide có thể điều trị mụn nước ở mức trung bình. Với thành phần chính là benzoyl peroxide có khả năng loại bỏ vi khuẩn lên đến 94%. Đồng thời, giúp làm sạch tăng khả năng thay thế tế bào chết, giúp đôi môi sạch sẽ, hồng hào. Ngoài ra, thuốc bôi này còn cung cấp glycerol có tính dưỡng ẩm giúp giảm kích ứng cho môi. Sử dụng 2 lần/ngày.
Thuốc Acyclovir là một trong những loại thuốc bôi kháng virus trực tiếp. Bởi vì, Acyclovir là dẫn chất purin nucleoside giúp làm chậm quá trình lây lan của virus, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Thuốc có công dụng làm lành vết thương, vùng da lở loét, giảm tình trạng ngứa ngáy và sưng đau. Ngoài ra, thuốc Acyclovir cũng chống nhiễm trùng nặng nề hơn.
Trước khi sử dụng bạn cần rửa tay sạch sẽ, rồi thoa một lượng thuốc vừa đủ lên môi. Tuyệt đối không thoa thuốc vào niêm mạc bên trong miệng. Mỗi ngày nên bôi 5 lần cách nhau khoảng 4 giờ, bạn hãy sử dụng liên tục trong 5 ngày. Trường hợp không đỡ hãy tiếp tục dùng lên 10 ngày, lưu ý không bôi thuốc vào ban đêm.
Thuốc bôi ngoài da Gel Kamistad có khả năng giảm sưng đau, các mụn nước ở môi hiệu quả. Mỗi ngày bôi 3 lần, mỗi lần lấy khoảng 5mm.
Thuốc bôi Benzosali chứa hai thành phần chính là Acid Benzoic và Acid salicylic, với công dụng điều trị nốt mụn nước, mẩn ngứa, nấm da, vảy nến….Do đó, chị em khi phun môi bị mụn nước có thể dùng loại thuốc này. Benzosali sẽ giúp đôi môi mềm hơn, giảm thiểu đau rát, ngứa ngáy.
Thuốc bôi NaNo Bạc có khả năng làm sạch môi, ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, khi sử dụng còn giúp môi được mịn màng, căng bóng. Nhờ những thành phần chính được chiết xuất từ tự nhiên gồm: hành tây, nha đam, vitamin E, glycerin, hydroxypropyl methylcellulose, kali sorbat, nước tinh khiết. Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên bôi, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ PHUN MÔI UY TÍN SỐ 1
Sau khi phun môi nổi mụn nước chị em nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Tiếp theo, mới nên tìm hiểu các loại thuốc bôi giúp điều trị mụn nước, để giúp vết thương nhanh lành tránh gây biến chứng.
Thực tế, tình trạng nổi mụn nước có thể hết sau 7 – 14 ngày, khi phục hồi môi của bạn sẽ được tươi tắn, hồng hào hơn. Tuy nhiên, để quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng, bạn cần xử lý kịp thời khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nổi mụn nước. Đồng thời, chăm sóc vết thương cẩn thận, vệ sinh môi sạch sẽ, tránh để môi tổn thương quá lâu.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phái đẹp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo các vấn đề sau đây:
– Sử dụng thuốc bôi trị mụn nước theo chỉ định của bác sĩ.
– Dùng thuốc đúng liều lượng hướng dẫn, không được tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Trước khi sử dụng hãy kiểm tra thành phần của thuốc, để tránh những loại thuốc gây kích ứng cho da.
– Khi môi lên vảy không được tự ý cạy môi gây chảy máu.
– Sau khi môi bong vảy chị em nên thoa kem dưỡng ẩm liên tục trong 3 ngày.
– Kiêng uống rượu, bia, dùng chất kích thích.
– Ngoài ra, cần kiêng đồ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, đồ ăn cay nóng sau khi phun môi.
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày kèm theo nước trái cây. Kết hợp ăn nhiều rau xanh bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Trên đây là gợi ý các loại thuốc điều trị phun môi bị mụn nước, giúp bạn nhanh chóng lấy lại đôi môi căng mướt. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Understanding Cold Sores Treatment
Cold sore – Diagnosis and treatment
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×