[CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP] Có bầu trám răng được không

Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng tăng cao khi phụ nữ bước vào giai đoạn mang bầu và sinh nở. Tuy nhiên đây cũng là thời kì đặc biệt nhạy cảm đối với chị em. Vậy có bầu trám răng được không? Dưới đây là 1 số ý kiến tới từ nha sĩ của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam để bạn đọc tham khảo.

I/ Vì sao bà bầu dễ mắc các bệnh lý về răng miệng?

Phụ nữ trong thời kì mang thai và sinh nở thay đổi nồng độ hoocmon liên tục trong cơ thể. Thời gian này, nội tiết tố Progesterone và Estrogen tăng cao dẫn tới tượng máu chảy về lợi nhiều hơn.

Khi đó, lợi có nguy cơ bị sưng đau, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hơn và gây khó khăn trong quá trình ăn nhai.

Bên cạnh đó, trong thời gian hình thành, phát triển bộ khung xương của trẻ trong bụng mẹ cần 1 lượng lớn canxi từ máu của sản phụ. Nếu trong máu của sản phụ không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của bào thai, lượng canxi thiếu sẽ được lấy trực tiếp từ xương, đầu tiên là xương hàm.

có bầu đi trám răng được không

Phụ nữ thời kì mang thai thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn bình thường

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Có thể nói, trong giai đoạn mang bầu các mẹ rất dễ bị thiếu canxi, ảnh hưởng trực tiếp tới độ chắc khỏe của men răng và tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý nha khoa.

Một vấn đề khác, các bà bầu có thể gặp phải là khô miệng do tuyến nước bọt tiết hạn chế. Vai trò của tuyến nước bọt là làm giảm vi khuẩn tích tụ, sinh sôi, rửa trôi cặn thức ăn còn sót lại sau quá trình ăn uống. Nếu tuyến nước bọt tiết ra ít rất dễ làm cặn thức ăn đọng lại ở kẽ răng.

Trong thời gian bầu bí, các mẹ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn hẳn so với thông thường. Khi đó, có bầu trám răng được không là vấn đề được chị em vô cùng quan tâm và đặt câu hỏi đến với nha khoa thẩm mỹ của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

II/ Có bầu trám răng được không?

Một điều dễ hiểu là không phải phương pháp trám/hàn răng nào cũng phù hợp với bà bầu. Cơ thể của các mẹ bầu trong thời gian này đang rất nhạy cảm, cần được bảo vệ và sử dụng các phương pháp nha khoa đòi hỏi tính an toàn cao để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thẩm mỹ nha khoa của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam nhận định, mang thai có thể trám răng bình thường để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bản thân.

Điều quan trọng, bạn cần lựa chọn thời điểm và phương pháp trám an toàn, hiện đại để có được kết quả tốt nhất.

bà bầu trám răng được không

Có bầu đi trám răng được không?

✥ Thời điểm trám răng khi đang mang thai 

Thời điểm mang bầu, các mẹ cần hết sức chú ý tới sức khỏe trong 3 tháng đầu tiên. Đây là thời điểm thai mới hình thành và phát triển, bào thai còn yếu, cần được bảo vệ tuyệt đối tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

3 tháng đầu tiên, nếu trám răng có thể phải sử dụng thuốc gây tê làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

bầu trám răng được không

Bà bầu cần tính toán thời gian hợp lý của thai kì để tiến hành trám răng đảm bảo sức khỏe răng miệng, mẹ và bé

Từ tháng thứ 4 – 7, thai nhi đã phát triển ổn định trong tử cung của người mẹ nên bạn có thể tiến hành các thủ thuật nha khoa thậm chí là nhổ răng trong thời gian ngày.

Khi đó, các thành phần của thuốc gây tê không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào thai và đường sữa của người mẹ.

3 tháng cuối thai kì là thời điểm em bé đã phát triển hoàn chỉnh. Khi đó, em bé sẽ phát triển nhanh, đạp nhiều và tạo nên những áp lực lên khung xương sườn của người mẹ, bạn cần đi lại hoặc nằm nhiều.

Việc hàn răng có thể giữ tư thế ngồi của bạn trên ghế lâu rất dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng răng trám và sức khỏe của mẹ bầu.

Có bầu trám răng được không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt bạn cần ghi nhớ thời điểm tốt nhất có thể sử dụng dịch vụ nha khoa bắt đầu từ tháng 4 – 7 của thai kì.

Bạn hãy tranh thủ khoảng thời gian này để khắc phục tình trạng răng mẻ, sâu lỗ to của mình bằng thủ thuật hàn răng.

III/ Trám răng khi mang thai cần lưu ý những gì?

Trong thời gian mang bầu hoặc cho con bú, bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng dịch vụ nha khoa để có được cho mình sức khỏe răng miệng tốt nhất và đảm bảo an toàn đường sữa, nguồn dinh dưỡng của thai nhi.

1- Chế độ chăm sóc răng miệng

Sau khi trám răng, bạn cần đặc biệt chú ý tới vấn đề chăm sóc răng miệng của mình để có kết quả tốt nhất.

bà bầu có trám răng được không

Bà bầu sau khi trám/hàn răng cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt

Chải răng, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng, tối.

Sử dụng bàn chải lông mềm và lực chải vừa phải để tránh làm mòn, lệch vật liệu trám.

Không sử dụng tăm xỉa răng mà nên thay thế bằng chỉ nha khoa chuyên dụng để tránh làm hỏng vật liệu trám, răng thưa nhiều hơn theo thời gian.

Nên súc miệng ngay sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường để bảo vệ răng tốt nhất, tránh bị sâu. Nếu trong trường hợp không tiện, bạn có thể uống nhiều nước lọc để rửa trôi dần lượng đường còn sót lại trong khoang miệng và kẽ răng.

Sau khi hàn/trám răng, bà bầu có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, khó ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Khi đó, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra lại để bác sĩ theo dõi tình hình và có chỉ định cụ thể.

Sử dụng nước muối ấm súc miệng hàng ngày để diệt khuẩn tốt hơn.

2- Sử dụng kĩ thuật hàn răng hiện đại, an toàn sức khỏe

Như bên trên đã phân tích, cơ thể phụ nữ khi đang mang thai khá nhạy cảm và cần đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Khi đó, kĩ thuật trám răng cần được lựa chọn kĩ lưỡng để đạt hiệu quả cao nhất

Hiện nay, kĩ thuật trám răng Composite đang được nhiều nha sĩ khuyên dùng bởi độ an toàn và tính chân thật mà phương pháp mang lại.

có bầu có trám răng được không

Trám răng vật liệu Composite được nhiều nha sĩ khuyên khách hàng sử dụng

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Composite là vật liệu trám tốt, thường sử dụng trong các trường hợp hàn răng răng sứt mẻ, lỗ sâu lớn. Phương pháp hàn răng này nổi bật với những ưu điểm lớn như:

Độ bền cao, bám chắc vào vùng răng cần trám.

Đảm bảo tính chân thực gần như răng thật, khó phát hiện bằng mắt thường.

Phù hợp với trường hợp trám răng tại vị trí dễ nhìn thấy trong khoang miệng.

Chất liệu chịu lực tốt, có thể đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường sau trám mà không cần kiêng khem gì.

Đặc biệt an toàn sức khỏe của khách hàng, kể cả bà bầu mang thai, đang cho con bú.

➜ Có bầu nên đi trám răng bằng công nghệ Composite để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cao nhất. Đây cũng là kĩ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở nha khoa, bệnh viện lớn. 

IV/ Địa chỉ hàn/trám răng uy tín cho bà bầu

Bên cạnh việc chọn lựa kĩ thuật hàn/trám răng an toàn bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Có thể nói, tại Việt Nam có khá nhiều cơ sở bệnh viện, phòng khám nha khoa có dịch vụ trám răng thẩm mỹ.

Tuy nhiên để có chất lượng trám răng hoàn hảo, đảm bảo về chất lượng và sức khỏe thì bạn cần tới các nha khoa uy tín. Trong số các nha khoa chất lượng cao, không thể không nhắc đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

Nha khoa tại Kangnam được trang bị đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ưu điểm nha khoa tại Kangnam

Sử dụng công nghệ nha khoa hiện đại, chất lượng tốt.

Quy trình trám răng đảm bảo yêu cầu an toàn của Bộ y tế.

Bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Phòng nha chuyên biệt, đảm bảo yêu cầu vô trùng cao.

Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề có bầu trám răng được không, hãy liên hệ đặt lịch khám, tư vấn cùng chuyên gia Kangnam.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề bầu trám răng được không
    Hàn trám răng thẩm mỹ – Khôi phục toàn diện răng sứt mẻ

    Hàn trám răng thẩm mỹ – Khôi phục toàn diện răng sứt mẻ

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Tình trạng răng của bạn: sâu, vỡ mẻ, mòn chân răng, thưa răng, … nên áp dụng hàn trám răng thẩm mỹ. Chỉ sau 15 phút thực hiện, bạn có ngay hình dáng răng khôi phục như cũ, đều màu giống thật, bám chắc chắn duy trì nhiều năm. I. Trám răng (hàn răng)

    Trám răng xong có đánh răng được không? Cách chăm sóc răng

    Trám răng xong có đánh răng được không? Cách chăm sóc răng

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Chăm sóc sau trám răng, hàn răng là việc làm quan trọng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Liệu rằng trám răng xong có đánh răng được không? Nên và không nên làm gì sau khi trám răng để duy trì kết quả lâu dài? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp lý

    Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

    Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Amalgam – Vật liệu truyền thống đời đầu trong dịch vụ trám răng thẩm mỹ. Amalgam là chất gì? Có tốt không? Tìm hiểu ngay để làm rõ và lựa chọn được vật liệu hàn trám răng tốt nhất: kết quả thẩm mỹ cao, bền lâu, an toàn. I. Amalgam là gì?II. Ưu nhược

    Răng trám bị nhức: Nguyên nhân và cách trị nhức răng sau

    Răng trám bị nhức: Nguyên nhân và cách trị nhức răng sau

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Răng trám bị nhức, ê buốt là hiện tượng thường gặp sau trám trăng thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách trị nhức răng sau khi trám là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây! I – Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?1/ Chất liệu trám kém chất lượng2/ Tay

    Mới trám răng có được ăn không, Những lưu ý trong chế độ ăn uống

    Mới trám răng có được ăn không, Những lưu ý trong chế độ ăn uống

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Những lưu ý khi mới trám răng: Hạn chế ăn cứng, đợi trám răng đông cứng hoàn toàn trước khi ăn; Tránh thực phẩm gây ố răng, đường và thức ăn quá nóng hay quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến chỗ trám chưa kịp thích nghi với lực nhai. I – Mới trám răng

    Trám răng cho bé có đau không? Nên trám răng cho bé

    Trám răng cho bé có đau không? Nên trám răng cho bé

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Trám răng cho bé là kỹ thuật nha khoa được áp dụng trong việc điều trị bệnh lý răng, phương pháp khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, không làm mất tổ chức cứng của răng và đặc biệt không gây đau cho trẻ. 4 Cách chăm sóc trám răng cho bé: kiêng ăn uống

    icon