Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

Amalgam – Vật liệu truyền thống đời đầu trong dịch vụ trám răng thẩm mỹ. Amalgam là chất gì? Có tốt không? Tìm hiểu ngay để làm rõ và lựa chọn được vật liệu hàn trám răng tốt nhất: kết quả thẩm mỹ cao, bền lâu, an toàn.

I. Amalgam là gì?

Amalgam là hợp chất có màu bạc được cấu tạo thành từ nhiều nguyên liệu khác nhau và được sử dụng phổ biến trong dịch vụ hàn trám răng thẩm mỹ nhiều năm qua.

Thành phần của chất Amalgam bao gồm:

50% thủy ngân dạng lỏng

20 – 30% kim loại bạc

20 – 30% là các kim loại khác (đồng, kẽm, tạp chất)

amalgam là gì

Hình ảnh mô phỏng quá trình sử dụng chất trám răng Amalgam trong phục hình răng hàm

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Trong hàn trám răng, bác sĩ chỉ cần sử dụng Amalgam phủ đắp lên vùng bị khuyết: lỗ hổng do sâu răng, sứt mẻ răng do chấn thương, mòn răng, …. Trong thời gian ngắn, Amalgam khô lại bám chắc chắn vào liên kết răng.

Lưu ý: Trám răng bạc, trám răng bằng chì đều là một phương pháp hàn răng bằng nguyên liệu Amalgam.

II. Ưu nhược điểm của chất trám răng Amalgam

Thống kê, Amalgam đã được sử dụng trong nha khoa cách đây 150 năm về trước. So với những vật liệu hàn răng khác, Amalgam cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Độ bền cao: Được tạo ra từ sự kết hợp của nhiều kim loại nên hàn răng bằng amalgam nên chịu lực mạnh cũng rất tốt nên dù hoạt động nhai cắn nhiều vẫn không bị bong tróc hay nứt gãy.

Giá thấp: Hơn nữa, có lẽ ra đời sớm nên giá thành của chất Amalgam rẻ nhất trong các vật liệu hàn trám hiện nay.

Nhược điểm

trám răng amalgam

Hàn răng bằng Amalgam có nhiều hạn chế về mặt thẩm mỹ và an toàn của răng

Không đạt về mặt thẩm mỹ: màu bạc không giống với màu răng thật nên thiếu tự nhiên nhất là các vùng răng dễ lộ ra ngoài.

Làm xỉn màu các răng xung quanh: Sau 1 thời gian, chất Amalgam gây lây lan màu xám vào răng xung quanh khiến men răng bị ố vàng.

Giảm tuổi thọ, phá hủy cấu trúc răng: là vật liệu kim loại nên tác động từ nhiệt độ nóng lạnh lâu dài sẽ kích ứng răng nướu, đau buốt, phá hủy răng nhanh chóng.

III. Có nên trám răng bằng Amalgam?

Trám răng bạc bằng chất Amalgam được sử dụng cách đây rất lâu nhưng thực tế Amalgam không phải vật liệu hàn trám răng thẩm mỹ tối ưu.

Hiện nay, tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, Amalgam không còn được sản xuất và sử dụng nhiều.

Hơn nữa, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo không nên dùng vật liệu hàn trám này bởi về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

có nên trám răng amalgam

Trám răng bằng chì có độc không?

Như phân tích ở trên, trong Amalgam chứa thủy ngân – một trong những chất rất độc với cơ thể ngay cả người thực hiện và các bác sĩ tiến hành.

Với khách hàng trám răng

Sau 1 thời gian dài hoạt động của răng: nhai cắn thức ăn, va chạm, … sẽ khiến vết hàn bị gãy nứt. Theo đó, thủy ngân sẽ dần dần thoái ra khỏi khoang miệng (theo dạng bay hơi) tác động tới máu, hệ hô hấp và tổn hại sức khỏe của chính người đó.

Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người về lâu dài sẽ giảm sức đề kháng, gây tổn thương tới não, hệ miễn dịch đặc biệt ở trẻ em. Nhiều trường hợp còn gây rối loạn trí nhớ, hệ hô hấp, hệ thần kinh nghiêm trọng.

Bác sĩ thực hiện

Nhân viên và các nha sĩ tiếp xúc trực tiếp với Amalgam trong quá trình chuẩn bị, hàn răng cho khách hàng rất dễ bị phơi nhiễm với hơi thủy ngân là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ, giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.

Môi trường

Hơi thủy ngân gây tác động xấu tới không khí. Đặc biệt, chất thải từ Amalgam khi không được quản lý xử trí theo đúng quy định sẽ ô nhiễm môi trường và rất khó khắc phục.

Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu và nhận định Amalgam tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe con người và yêu cầu các trung tâm y khoa cần thận trọng khi sử dụng chất Amalgam trong nha khoa và nhiều dịch vụ y tế khác.

IV. Nên hàn trám răng vật liệu nào hiệu quả an toàn?

Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người các chuyên gia đã nghiên cứu và sản xuất ra một số vật liệu hàn trám thay thế Amalgam với hiệu quả thẩm mỹ cao, an toàn cho con người.

4.1 Vật liệu hàn răng Composite

Composite là vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay trong kĩ thuật trám răng thẩm mỹ. Composite có thể áp dụng với  nhiều vị trí khác nhau: răng hàm, răng cửa, răng nanh, …

Hơn thế, giá thành hợp lý đáp ứng được cho nhiều tối tượng khách hàng với các mức thu nhập tài chính khác nhau.

trám răng bằng chì có độc không

Hình ảnh khách hàng phục hình răng cửa bị mẻ góc bằng hàn trám răng Composite

4.2 Vật liệu trám răng GIC

Ưu điểm của dòng vật liệu phủ trám GIC là có chứa chất Fluor ngăn chặn sâu răng tái phát lại hiệu quả. Vì vậy, đây được đánh giá là chất liệu thích hợp cho các trường hợp trám răng sâu.

Tuy không khác biệt màu rõ rệt như chất trám răng Amalgam nhưng so về mặt thẩm mỹ thì màu của Gic chỉ tương đồng men răng không giống thật như vật liệu Composite.

4.3 Vật liệu trám răng sứ Inlay Onlay

Vật liệu hàn trám răng Inlay Onlay được làm bằng sứ có màu sắc gần giống màu men răng nên không lo về mặt thẩm mỹ.

Chất liệu sứ Inlay Onlay thường được chỉ định trong trường hợp răng bị mất chất ( răng sâu, vỡ 1 phần răng, mòn thân răng) cải thiện chức năng ăn nhai của răng.

trám răng bạc

Răng sâu phục hồi chức năng ăn nhai, ngăn chặn sâu răng tái phát sau khi trám răng Inlay onlay sứ

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Lời khuyên của chuyên gia!

Việc lựa chọn chất liệu cần phân tích, đánh giá chính xác tình trạng, mức độ răng của khách hàng. Vị trí răng cần trám là răng cửa, răng hàm, hư hại do sâu răng, chấn thương, … đều sẽ quyết định tới việc chọn vật liệu hàn trám.

Ngoài việc chọn lựa vật liệu trám răng thẩm mỹ an toàn, việc nâng cao tay nghề, kĩ năng của các bác sĩ nha khoa là cần thiết.

Bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên sâu am hiểu về các vật liệu nha khoa nhằm đưa ra những đánh giá, tư vấn tối ưu nhất cho khách hàng. Từ đó, các mối nguy hiểm và hiệu quả thẩm mỹ của khách hàng được đảm bảo cao hơn.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Amalgam
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá