Trám răng xong có đánh răng được không? Cách chăm sóc răng

Chăm sóc sau trám răng, hàn răng là việc làm quan trọng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Liệu rằng trám răng xong có đánh răng được không? Nên và không nên làm gì sau khi trám răng để duy trì kết quả lâu dài? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp lý giải những băn khoăn nêu trên.

I – Mới trám răng xong có đánh răng được không?

Trám răng được xem là cách thức phục hình răng có khuyết điểm, răng chưa hoàn hảo. Phương pháp này mang tới sự an toàn, không gây hại tới cấu trúc răng mà còn giúp ngừa vi khuẩn gây hại.

Không ít người băn khoăn liệu rằng mới trám răng có được đánh răng không? Bởi thực tế việc vệ sinh, chăm sóc sau khi trám có ảnh hưởng trực tiếp tới quá kết quả sau khi thực hiện.

mới trám răng có được đánh răng không

Mới trám răng có được đánh răng không là băn khoăn hàng đầu của nhiều khách hàng

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo, khách hàng cần chú ý việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo độ bền sau khi trám, hàn răng. Cùng với đó, việc mảng bám thức ăn được làm sạch khỏi khoang miệng sẽ ngăn vi khuẩn hình thành và gây các bệnh lý về răng.

Do vậy, với băn khoăn trám răng xong có đánh răng được không thì hãy yên tâm vì đây là việc NÊN LÀM.

Đánh răng là việc cần phải được duy trì mỗi ngày dù có trám răng hay không. Theo đó, để kéo dài hiệu quả sau trám – hàn răng, các bạn cần phải đánh răng buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ.

II – Cách chăm sóc răng sau khi trám để duy trì kết quả lâu dài

Chăm sóc răng sau trám, hàn có vai trò quan trọng trong việc duy trì  kết quả thẩm mỹ lâu dài hay không.  Theo đó, để miếng trám răng không bị ảnh hưởng sau khi thực hiện, khách hàng cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ cách chăm sóc răng sau khi hàn như sau:

#1 Đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải có lông mềm

Việc làm sạch răng là điều quan trọng hàng đầu, nhất là sau khi thực hiện các phương pháp nha khoa như hàn răng, trám răng. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo khách hàng nên đánh răng 2 lần mỗi ngày.

Đặc biệt, cần lựa chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm nhằm hạn chế gây tổn thương nướu hay khiến mòn miếng trám răng.

Khi đánh răng phải chải ở góc nghiêng 45 độ, di chuyển theo chiều dọc nhẹ nhàng để làm sạch bề mặt răng. Tránh việc chải theo chiều ngang sẽ gây mòn cổ răng và bong miếng trám.

chăm sóc răng sau khi trám

Nên lựa chọn các loại bàn chải lông mềm để vệ sinh răng

#2 Dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên biệt

Sau mỗi bữa ăn nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối để làm sạch miệng. Cùng với đó, đừng quên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa, mảng bám tại kẽ răng.

Đặc biệt, vùng lưỡi cũng cần phải chải để loại  bỏ vi khuẩn, giữ hơi thở thơm mát hơn.

#3 Kiểm soát lượng thức  ăn và đồ uống chứa nhiều đường, acid

Đường, thực phẩm chứa acid là những loại cần hạn chế tiêu thụ để đảm bảo duy trì kết quả sau trám răng.

Việc ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường, acid có thể làm chỗ trám răng bị rò rỉ, gây sâu răng và hình thành mảng bám.

Ngoài ra, khi ăn chỉ nên dùng lực vừa phải, ăn các loại thực phẩm mềm và tránh các rượu bia, thuốc lá.

#4 Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa

Việc tuân thủ chỉ dẫn trong cách chăm sóc sau trám răng của các bác sĩ là điều quan trọng. Điều này sẽ giúp tránh nhiễm trùng sau khi hàn, trám răng và duy trì kết quả tốt hơn.

chăm sóc răng sau trám

Cần tuân thủ theo chỉ dẫn sau khi trám răng của bác sĩ

Ngoài ra, sau khi vừa trám răng, các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết. Cùng với đó, thực hiện theo lịch tái khám kiểm tra vùng răng trám.

III – Những lưu ý khác sau khi trám răng an toàn

Bên cạnh quan tâm trám răng xong có đánh răng được không, các khách hàng cũng cần nắm rõ những việc NÊN và KHÔNG NÊN thực hiện sau khi trám răng thẩm mỹ. Cụ thể các lưu ý gồm:

1. Những việc nên làm sau khi trám răng

Một số lưu ý nên làm để duy trì kết quả lâu dài sau trám răng cần nắm rõ có thể kể tới như:

Uống nhiều nước lọc

Việc uống nhiều nước trong ngày có tác dụng hỗ trợ làm sạch mảng bám trong khoang miệng.

Cùng với đó, cơ thể được cung cấp đủ nước cũng có thể giúp tăng trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

cách chăm sóc răng sau khi trám

Uống nước và vệ sinh răng miệng sau khi trám là điều cần thiết

Ăn các loại thực phẩm mềm

Các loại thưc ăn mềm, rau củ được cắt nhỏ hoặc luộc sẽ giúp vùng răng trám tránh được tác động mạnh. Đặc biệt, điều này cũng hạn chế việc răng bị tích tụ nhiều thức ăn thừa, mảng bám lên vùng răng trám.

Ăn nhiều trái cây có tính mát

Các loại trái cây tươi, không cần nhiều lực ăn nhai sẽ giúp răng miệng chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các bạn có thể ép hoa quả lấy nước và dùng ống hút để tránh bị bám màu lên răng.

Tới gặp bác sĩ nếu xuất hiện hiện tượng bất thường

Trường hợp sau khi trám răng xuất hiện các hiện tượng như răng ê buốt, cộm, khó ăn nhai,…khách hàng nên tới bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ

Đây là việc làm quan trọng nhằm cải thiện và duy trì sức khỏe răng miệng, nhất là sau khi đã can thiệp các phương pháp nha khoa thẩm mỹ.

Nên duy trì kiểm tra răng miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi năm để các bác sĩ  theo dõi tình trạng sức khỏe của răng.

2. Những việc cần tránh sau khi trám răng

Bên cạnh quan tâm trám răng xong có đánh răng được không, một số điều cần tránh dưới đây sẽ giúp khách hàng giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn:

Không ăn nhai trong 2 giờ đầu sau khi trám

Sau khi trám răng, vết trám cần thời gian cứng lại, nhất là với phương pháp tráng bạc. Do đó, việc ăn ngay sau khi trám răng sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả.

Ngoài ra, với phương pháp trám răng bằng composite mặc dù có thể ăn ngay sau khi trám nhưng các bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá mạnh.

Hạn chế ăn đồ ăn cứng hoặc dai

Việc ăn quá mạnh tại vùng trám răng hay ăn các loại đồ ăn dai, cứng đều là tác nhân khiến miếng trám bị bong tróc.

Cùng với đó, không để răng trám va chạm mạnh hoặc dùng lực nhiều để cắn đồ ăn.

chăm sóc sau hàn răng

Tránh cắn mạnh, ăn đồ ăn cứng khiến vùng răng trám bị ảnh hưởng

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Điều này sẽ khiến vật liệu trám răng bị giãn nở theo tác động nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Không tự ý mua thuốc ngoài

Tùy theo cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với loại thuốc khác nhau, theo đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa thay vì tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn.

IV – Kết quả trước sau hàn trám răng 1 tháng tại Kangnam

Kangnam hiện nhận được rất nhiều tin tưởng của khách hàng về dịch vụ trám răng thẩm mỹ. Khi tới đây, khách hàng sẽ không cần phải lo lắng trám răng xong có đánh răng được không, bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa sẽ chỉ dẫn và giải đáp tận tình các thắc mắc của khách hàng.

Cùng theo dõi một số hình ảnh thay đổi trước  và sau khi trám răng của khách hàng tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

Kết quả khách hàng sau khi trám răng sâu tại Bệnh viện Kangnam

Kết quả khách hàng sau khi trám răng sâu tại Bệnh viện Kangnam

Hình ảnh trước và sau khi trám răng sâu tại Kangnam

Hình ảnh trước và sau khi trám răng sâu tại Kangnam

Trám răng tự nhiên trùng vs màu răng thật

Trám răng tự nhiên trùng với màu răng thật

Trá răng sâu nặng cho khách hàng nữ

Trá răng sâu nặng cho khách hàng nữ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề trám răng
    Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

    Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Amalgam – Vật liệu truyền thống đời đầu trong dịch vụ trám răng thẩm mỹ. Amalgam là chất gì? Có tốt không? Tìm hiểu ngay để làm rõ và lựa chọn được vật liệu hàn trám răng tốt nhất: kết quả thẩm mỹ cao, bền lâu, an toàn. I. Amalgam là gì?II. Ưu nhược

    Răng trám bị nhức: Nguyên nhân và cách trị nhức răng sau

    Răng trám bị nhức: Nguyên nhân và cách trị nhức răng sau

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Răng trám bị nhức, ê buốt là hiện tượng thường gặp sau trám trăng thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách trị nhức răng sau khi trám là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây! I – Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?1/ Chất liệu trám kém chất lượng2/ Tay

    Mới trám răng có được ăn không, Những lưu ý trong chế độ ăn uống

    Mới trám răng có được ăn không, Những lưu ý trong chế độ ăn uống

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Những lưu ý khi mới trám răng: Hạn chế ăn cứng, đợi trám răng đông cứng hoàn toàn trước khi ăn; Tránh thực phẩm gây ố răng, đường và thức ăn quá nóng hay quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến chỗ trám chưa kịp thích nghi với lực nhai. I – Mới trám răng

    [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP] Có bầu trám răng được không

    [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP] Có bầu trám răng được không

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng tăng cao khi phụ nữ bước vào giai đoạn mang bầu và sinh nở. Tuy nhiên đây cũng là thời kì đặc biệt nhạy cảm đối với chị em. Vậy có bầu trám răng được không? Dưới đây là 1 số ý kiến tới từ nha sĩ của

    Trám răng cho bé có đau không? Nên trám răng cho bé

    Trám răng cho bé có đau không? Nên trám răng cho bé

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Trám răng cho bé là kỹ thuật nha khoa được áp dụng trong việc điều trị bệnh lý răng, phương pháp khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, không làm mất tổ chức cứng của răng và đặc biệt không gây đau cho trẻ. 4 Cách chăm sóc trám răng cho bé: kiêng ăn uống

    [KIẾN THỨC CẦN BIẾT] Tác hại của việc trám răng nhiều lần!

    [KIẾN THỨC CẦN BIẾT] Tác hại của việc trám răng nhiều lần!

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Kĩ thuật hàn răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ hiện đại để phục hình và cải thiện chức năng răng miệng của khách hàng. Vậy tác hại của việc trám răng nhiều lần là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Hiểu được vấn đề này, dưới đây là

    icon