Tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Nguy cơ tiềm ẩn và cách xử lý hiệu quả

Kết quả sau khi tiêm filler mũi có đến 80% phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ còn 20% là do cách chăm sóc. Các bác sĩ đều khuyến cáo hạn chế chạm hay tác động mạnh vào vùng mũi. Do đó, nhiều người vô cùng thắc mắc tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Nếu bạn đang gặp tình trạng nổi mụn ở mũi, đừng bỏ qua vài viết dưới đây.

I- Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?

Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn trong 1 tháng đầu sau khi tiêm filler mũi. Đó là bởi, trong 1 tháng sau khi tiêm mũi chưa ổn định nên ngay cả việc sờ hoặc tác động nhẹ cũng phải tránh.

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm filler trên mũi bỗng nhiên nổi nhiều mụn nhưng không được dùng tay tự ý nặn chúng. Việc tự nặn mụn có thể gây ra viêm nhiễm làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục và dáng mũi về sau.

Nghiêm trọng hơn là nguy cơ mũi lệch, mũi gồ, hình dáng không được chuẩn. Trong trường hợp xuất hiện mụn viêm, mụn mủ nhiều ở mũi sau tiêm filler thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không nặn mụn ở mũi sau khi tiêm filler

Bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không nặn mụn ở mũi sau khi tiêm filler

II- Nên làm gì khi bị nổi mụn sau khi tiêm filler mũi?

Mụn mọc trên mũi có thể là yếu tố sinh lý cơ thể hoặc tác dụng phụ của tiêm filler. Tùy vào từng tình trạng sẽ có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:

1/ Nổi mụn da liễu do sinh lý cơ thể

Tình trạng mụn nổi lên do yếu tố sinh lý thì cần áp dụng phương pháp nhẹ nhàng hơn. Một số phương pháp có thể áp dụng như: đắp mặt nạ, mỹ phẩm chấm mụn, kem trị mụn… sẽ ít tác động lực lên da hơn. Ngay cả khi mũi đã lành sau khi tiêm filler thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nặn mụn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cải thiện tình trạng mụn thông qua chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Ngủ sớm, chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây và uống nhiều nước được biết là cách giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tốt nhất. Mặc dù cách này không làm sạch mụn ngay tức thì nhưng hiệu quả lại lâu dài, mụn giảm đáng kể.

2/ Mụn xuất hiện do tác dụng phụ của tiêm filler

Đối với tình trạng mụn trên mũi hình thành do tác dụng phụ của tiêm filler sẽ khó xử lý hơn nhiều. Lúc này, tuyệt đối không được nặn để tránh những tổn thương đến mô da gây ra tình trạng bội nhiễm. Việc tự ý nặn có thể dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử khiến quá trình điều trị phức tạp hơn nên nguy cơ để lại sẹo vô cùng lớn.

Tốt nhất hãy tìm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị thích hợp. Với tình trạng nghiêm trọng sẽ được chỉ định tiêm tan filler. Khi đó, filler sẽ được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể, dần dần tình trạng mụn sẽ giảm. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn nặng hơn.

Nếu bạn cảm thấy đau nhức nên chườm lạnh khoảng 15 phút để làm dịu các cơn đau. Thế nhưng chú ý vệ sinh túi chườm thật sạch không để bụi bẩn và vi khuẩn không tiếp xúc đến da. Đặc biệt, không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Mụn viêm, mụn mủ hình thành do tác dụng phụ khi tiêm filler cần cẩn thận điều trị

Mụn viêm, mụn mủ hình thành do tác dụng phụ khi tiêm filler cần cẩn thận điều trị

IV- Những điều cần tránh để ngăn ngừa mụn mọc sau khi tiêm filler mũi

Muốn mụn không mọc sau khi tiêm filler phải thực hiện kiêng cữ kỹ càng trong chế độ ăn uống, vệ sinh và vận động…

1/ Trong chế độ ăn uống

Muốn mụn không xuất hiện thì trong chế độ ăn uống cần kiêng một số loại thực phẩm sau:

– Không ăn rau muống, thịt bò, đồ nếp, hải sản… bởi những món đó khiến vết thương mưng mủ.

– Tuyệt đối tránh các loại nước uống có chứa các chất kích thích như: cà phê, bia, rượu, nước có ga… Những thức uống đó đều gây ra phản ứng với vùng vừa tiêm.

– Bổ sung tối thiểu 2 lít nước/ ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế khả năng mụn hình thành do yếu tố cơ địa.

– Xây dựng chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ từ rau xanh và hoa quả để vết tiêm nhanh lành, đều màu không để lại sẹo thâm.

Chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa qua vừa đẹp da lại hạn chế mụn hình thành

Chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa qua vừa đẹp da lại hạn chế mụn hình thành

2/ Trong khâu chăm sóc vết thương và sinh hoạt

Việc chăm sóc, vệ sinh vết tiêm đúng cách cũng hạn chế được mụn hình thành và nhiễm trùng da. Cần lưu ý:

– Vệ sinh vết tiêm bằng cách lấy tăm bông thấm nước muối sinh lý 2 lần/ ngày.

– Không đưa tay sờ nặn, massage, tác động đến vùng mũi bởi điều đó vô tình khiến mụn hình thành. Ngoài ra cũng cần hạn chế đeo kính trong 30 ngày đầu tiên tiêm filler.

– Không để mũi tiếp xúc với nước trong 24 giờ đầu tiên.

– Không sử dụng sữa rửa mặt có hóa chất tẩy rửa mạnh trong những ngày đầu để tránh tác động trực tiếp đến vùng mũi.

– Khi ngủ nên kê cao đầu để tránh thói quen ngủ nghiêng, nằm sấp ảnh hưởng đến khả năng định hình filler.

– Tuyệt đối tránh các hoạt động chạy nhảy, bơi lội, chơi thể thao…sau khi tiêm filler mũi. Lúc này filler đang định hình nên vận động mạnh sẽ khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh gây ngứa ngáy vết tiêm.

– Không để vùng vừa tiêm tiếp xúc với nhiệt độ cao bởi điều đó làm mất tác dụng của filler. Thế nên bạn cần hạn chế tắm nước nóng, sấy tóc, xông hơi mặt…

– Tránh trang điểm trong 7 ngày sau khi tiêm filler bởi mỹ phẩm sẽ tác động đến vết thương dễ làm mũi mọc mụn, nặng hơn là nhiễm trùng.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Hy vọng qua bài viết đã giúp mọi người biết được tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Bên cạnh đó cũng đưa ra những nguyên nhân dẫn đến nổi mụn sau khi tiêm filler và cách điều trị với từng trường hợp. Khi phát hiện ra mụn xuất hiện, hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ để có biện pháp xử lý an toàn mà không ảnh hưởng đến dáng mũi.

5 / 5. (Bình trọn) 58

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Tiêm filler mũi
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá