Mụn cóc giai đoạn đầu phát triển khá nhanh. Khi được điều trị sớm, mụn cóc có thể được loại bỏ nhanh chóng, hạn chế đau nhức và không làm lây lan mụn ra vùng da xung quanh. Để loại bỏ mụn cóc một cách an toàn, hiệu quả nhất, chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Mụn cóc giai đoạn đầu phát triển qua 2 hình thái khác nhau, bao gồm quá trình ủ bệnh và tấn công.
Loại virus HPV gây mụn cóc lây nhiễm qua các vết trầy xước trên da hoặc qua đường tình dục. Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng có thời gian ủ bệnh nhất định, lây lan nhanh sang các khu vực khác trong cơ thể trước khi biểu hiện ra ngoài.
Sau từ 1 đến 6 tháng tiếp xúc với mầm bệnh, mụn cóc mới bắt đầu có biểu hiện trên cơ thể. Các đốm sậm màu xuất hiện trên da, các vết chai sần, vùng da bị mụn sưng đỏ và đau nhức. Như vậy, thời gian ủ bệnh của virus HPV gây mụn cóc khá dài.
Mụn cóc giống như các nốt sần sùi có màu da hoặc hơi đỏ. Hình dạng của chúng giống như súp lơ nhiều sợi nhú, có một số loại thì phẳng.
Mụn cóc có thể gây đau, nhiều khi tạo cảm giác khó chịu, nhức khi đi lại, tì đè. Ngoài ra, mụn cóc còn có thể đi kèm các biểu hiện khiến người bệnh khó chịu như:
– Chảy máu nhẹ ở đầu mụn.
– Cảm giác bỏng rát, đau nhức.
– Ngứa ngáy, kích ứng khi mọc ở bộ phận sinh dục.
Một số loại mụn cóc nhỏ nhưng người bệnh vẫn cảm nhận được cảm giác khó chịu. Đôi khi, mụn cóc tập trung thành cụm, có loại to như đầu ngón tay, nhiều sợi nhú, có cảm giác kến nhẹ khi chạm vào. Hầu hết các loại mụn cóc đều bắt đầu bằng dạng u khối nhỏ, mềm nên ở giai đoạn này, người bệnh ít để ý.
Mụn cóc ở giai đoạn đầu vẫn có thể lây lan bình thường. Chúng có thể lây từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ người này sang người khác ngay cả khi chúng chưa biểu hiện ra bên ngoài.
Đặc biệt, nguy cơ bị lây lan mụn cóc sẽ gia tăng nếu dùng chung đồ cá nhân, khăn tắm rau cạo râu với người khác. Điều này do virus HPV sống rất dai ở môi trường ẩm ướt bên ngoài.
Có một vài trường hợp mụn cóc có thể tự rụng được sau một thời gian ngắn nhưng trường hợp này không nhiều. Đa số mụn sẽ phát triển nhanh và lan với tốc độ “chóng mặt”.
Mụn cóc tồn tại từ năm này qua năm khác nếu không được điều trị. Vì vậy, thay vì ngồi chờ mụn cóc tự hết, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, điều trị một cách hiệu quả trước khi mụn lan rộng trên cơ thể, để lại hậu quả xấu trên da.
Mụn cóc khi không điều trị sớm có thể gây sưng đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, làm biến dạng da, gây ung thư, gây hoại tử và nhiễm trùng da.
Có thể gặp tình trạng sưng đau kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng vận động khi bị mụn cóc. Mụn cóc thông thường không gây đau nhức quá mức. Tuy nhiên, mụn cóc ở bàn chân, vùng kín, bẹn,…sẽ khiến người bệnh đau đớn khi di chuyển, cảm giác như có vật cứng gây cản trở chức năng vận động của cơ thể.
Trong trường hợp hi hữu, HPV và mụn cóc ở cơ quan sinh dục có liên quan đến một số bệnh ung thư như: ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng,…
Người bị mụn cóc thường gặp các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, khiến sức đề kháng suy yếu, nổi nhiều mụn cóc trên tay, mặt, vùng kín và xuất hiện tình trạng lở loét, nhiễm trùng và biến dạng.
Ngoài ra, nếu người bệnh tác động lên nốt mụn cóc với hành động như cạy, cắt,…sẽ làm hình thành các vết thương hở trên da, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bà gây nhiễm trùng da.
Mụn cóc có thể được loại bỏ trong giai đoạn đầu nhanh chóng bằng cách sử dụng Acid salicylic, Cantharidin hoặc áp dụng các biện pháp trị liệu như áp lạnh, cắt bỏ, laser, tiêm Bleomycin,…
Acid salicylic được lựa chọn phổ biến trong điều trị mụn. Trước khi thoa Acid salicylic lên da, nên ngâm vùng da bị mụn trong nước ấm 10 phút, sau đó lau khô và thoa Acid salicylic lên nốt mụn cóc.
Với Acid salicylic, bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn trong 2-3 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên để Acid salicylic lây sang vùng da xung quanh, bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát.
Ngoài ra, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch không dùng được Acid salicylic để trị mụn cóc.
Cantharidin là hoạt chất trị mụn cóc không có màu, không mùi và có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Cantharidin có thể tác động khiến cho vùng da bị mụn cóc bị tổn thương, làm phồng, sau đó bong nốt mụn.
Trên thực tế, Cantharidin tác động khá tốt trên da, loại bỏ chân mụn cóc mà không để lại vết sẹo. Đồng thời, Cantharidin chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ da liễu vì có thể gây kích ứng da khi sử dụng sai liều lượng.
Ngoài ra, Cantharidin có thể gây nhiễm trùng, viêm mô tế bào nếu vùng da bị mụn cóc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn.
Áp lạnh trong điều trị mụn cóc được chia thành nhiều lần, mỗi lần bác sĩ sẽ phun ni tơ lỏng vào vùng da bị mụn cóc.
Sau một thời gian, vùng da được phun ni tơ sẽ phồng rộp, từ từ bong ra, nốt mụn cóc được loại bỏ. Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả tốt nhưng dễ gây sẹo, tăng sắc tố da vĩnh viễn. Bên cạnh đó, Áp lạnh có thể gây đau nhiều nên không nên áp dụng để điều trị cho trẻ em.
Phẫu thuật cắt bỏ là kỹ thuật được chỉ định để loại bỏ mụn cóc dạng u nhú (filiform). Bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để cạo, cắt bỏ mụn cóc nhanh chóng chỉ sau 1 lần phẫu thuật.
Phương pháp laser trị mụn cóc sử dụng máy Laser CO2 Fractional để đốt nóng, phá hủy các mạch máu bên trong mụn cóc. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp mụn cóc nặng, nhiều nốt gần nhau để loại bỏ triệt để, ngăn chặn mụn cóc lây lan trên da.
Bleomycin là một loại kháng sinh có tác dụng như một chất độc đối với tế bào gây mụn cóc, giúp điều trị mụn cóc hiệu quả khi chúng không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Bleomycin sẽ làm ức chế sự phân chia, tăng trưởng của tế bào gây mụn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ như: đau nhức, sẹo, thay đổi sắc tố da vĩnh viễn,…
Mụn cóc giai đoạn đầu nên được điều trị sớm để việc trị liệu trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn, giảm đau nhức, ngăn ngừa sẹo, thâm sau điều trị. Để được tư vấn điều trị mụn cóc đúng cách, an toàn, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam qua số hotline 1900 6466.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×