Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nốt mụn và gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Tình trạng này thường người bệnh chủ quan khi chăm sóc da mụn. Để nhận biết và xử lý mụn nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát, tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

I. Mụn nhọt bị nhiễm trùng biểu hiện như thế nào?

Mụn nhọt bị nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên dưới lớp hạ bì. Tình trạng này khiến cho nốt mụn của bạn cảm giác đau nhức, mưng mủ nhiều ngày. Mặc dù tình trạng mụn nhọt bị nhiễm trùng không quá phổ biến nhưng vẫn thường xuất hiện ở một số trường hợp có thói quen nặn mụn mà không có kiến thức về da.

Nặn mụn tạo ra các vết thương hở, tạo điều kiện để  vi khuẩn cư trú tự nhiên trên da như Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus,…xâm nhập vào bên trong và làm nhiễm trùng. Theo thông tin từ Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ nhận thấy một số biển hiện sau đây:

1. Đỏ và sưng tại vùng mụn

Mụn nhọt bị nhiễm trùng gây sưng đỏ tại vùng mụn. Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng thường thấy nhất ở các trường hợp mụn nhọt đã bị nhiễm trùng. Tại khu vực bị mụn, bạn sẽ cảm thấy da ấm và mềm khi chạm vào, đau nhức và sưng đỏ. Phản ứng này xảy ra chính là do cơ thể của người bệnh đang cố gắng chống lại vi khuẩn, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mụn nhọt bị nhiễm trùng gây đủ và sưng ở vùng mụn

Mụn nhọt bị nhiễm trùng gây đủ và sưng ở vùng mụn

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

2. Nhiều mủ và tiết dịch

Mụn nhọt khi bị nhiễm trùng có thể nhiều mủ và chất dịch màu đỏ. Đây là dấu hiệu của việc vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong và đang phát triển mạnh mẽ. Dịch mủ có thể màu vàng hoặc màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu. 

Trong trường hợp có mủ hoặc dịch chảy ra tại vùng mụn, bạn không nên nặn để tránh vi khuẩn lan sang các vùng da khác. 

Mụn thiết nhiều mủ và dịch

Mụn thiết nhiều mủ và dịch

3. Đau nhiều và khó chịu

Bên cạnh đó, mụn nhọt nhiễm trùng cũng gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Khi vi khuẩn phát triển, chúng tạo ra các ổ viêm lớn và lan rộng. Đây cũng chính là lý do khiến cho người bị mụn nhọt cảm thấy ngày càng đau đớn và khó chịu hơn. Chỉ khi không chịu được cảm giác đau nữa, người bệnh thường mới tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. 

Mụn gây đau nhiều, khiến người bệnh khó chịu

Mụn gây đau nhiều, khiến người bệnh khó chịu

4. Sốt cao

Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nhọt dẫn đến áp xe và sốt cao. Đây là vấn đề nguy hiểm và cần thăm khám điều trị sớm. Nếu để lâu, tình trạng trở nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

II. Nguyên nhân khiến mụn nhọt bị nhiễm trùng

1. Nặn mụn

Nặn mụn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mụn nhọt nhiễm trùng. Theo thống kê, có đến 80% người bị mụn nhọt vẫn giữ thói quen nặn mụn để đẩy dịch mủ ra ngoài. Việc nặn mụn sẽ tạo ra tổn thương trên da và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Đặc biệt, một số trường hợp không có kiến thức về da, nặn mụn sau kỹ thuật hoặc không vệ sinh dụng cụ, làm sạch tay trước khi chạm vào mụn cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.

2. Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn (Staphylococcus aureus hoặc Propionibacterium) là một dạng tụ cầu khuẩn – vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn này thường xuất hiện phổ biến trên da người. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển ở vị trí này và gây nên tình trạng nhiễm trùng mụn nhọt. 

Do vi khuẩn này xuất hiện rất phổ biến trên da nên đa phần người bị nhiễm trùng mụn nhọt đều xuất phát từ nguyên nhân này. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi người bệnh không nặn mụn, không tạo ra vết thương hở trên da, mụn nhọt vẫn có thể bị nhiễm trùng. 

3. Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi khiến cho dầu nhờn tiết ra không thể kiểm soát được. Khi da tiết quá nhiều dầu nhờn sẽ khiến cho bụi bẩn, tế bào chết dính chặt hơn vào da, khiến lỗ chân lông bít tắc. Đồng thời, bề mặt da nhiều dầu nhờn và tạp chất cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và làm viêm, nhiễm trùng mụn nhọt.

III. Thăm khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện của mụn nhọt nhiễm trùng

Mụn nhọt về cơ bản có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi mụn nhọt đã bị nhiễm trùng, có những biểu hiện nêu trên, bạn cần ngay lập tức đi thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được điều trị kịp thời.

Theo Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và an toàn, tình trạng mụn nhiễm trùng nghiêm trọng sơn, gây sưng hạch bạch huyết và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe”.

IV. Thời gian chữa lành khi mụn nhiễm trùng

Mụn nhọt khi bị nhiễm trùng cần rất lâu mới có thể chữa lành. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn mà thời gian chữa lành sẽ khác nhau.

Trung bình, khi đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để điều trị mụn nhọt bị nhiễm trùng, có thể mất khoảng 2 tuần để điều trị và giúp làn da trở về trạng thái bình thường, căng bóng. Tuy nhiên, nếu để mụn nặng nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể phải mất khoảng 6 tuần để chữa lành.

V. Làm thế nào để ngăn ngừa mụn nhọt nhiễm trùng?

Để ngăn ngừa mụn nhọt nhiễm trùng, bạn cần thực hiện duy trì một số điều sau:

1. Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh đúng cách giúp hạn chế mụn nhọt nhiễm trùng. Theo đối với da mặt, cần tẩy trang và rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt. Với các vùng da khác trên cơ thể, cũng cần vệ sinh hàng ngày, tẩy da chết định kỳ để làm sạch, giúp lỗ chân lông thông thoáng và loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da, làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng mụn nhọt. 

Vệ sinh da đúng cách làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng mụn nhọt

Vệ sinh da đúng cách làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng mụn nhọt

Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh không gian sống sạch sẽ, đặc biệt là chăm gối. Chăn gối cần được thay ít nhất 1 tuần một lần. Khăn tắm, khăn lau tay tuyệt đối không dùng chung với người khác. 

Ngoài ra, các dụng cụ trang điểm như cần được vệ sinh sạch sẽ, không để dính bụi bẩn. Với cọ trang điểm, bạn nên vệ sinh, giặt cọ thường xuyên để giảm nguy cơ viêm nhiễm khi bị mụn nhọt.

2. Không nặn mụn tại nhà

Nặn mụn tại nhà sai cách là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn nhọt bị nhiễm trùng. Do đó, để ngăn ngừa mụn nhọt tái phát, bạn tuyệt đối không nên tự nặn mụn nhọt tại nhà.

Khi chưa có đủ kiến thức, đủ kiểu biết về da, nặn mụn nhọt tại nhà có thể dẫn đến việc để lại vết thương hở, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

3. Thực hiện chăm sóc da đúng quy tình

Xây dựng một quy trình chăm sóc da phù hợp, đúng cách sẽ giúp da khỏe mạnh hơn, loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng mụn nhọt như: vi khuẩn, bụi bẩn, da chết,…

Với làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn quy trình chăm sóc da phù hợp, từ đó giúp da khỏe mạnh, hạn chế tối đa các vấn đề mụn, nhiễm trùng mụn.

4. Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp

Da mụn vốn dĩ đã rất nhạy cảm nên khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, bạn cũng cần xem kỹ thành phần. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng da tốt cho da dầu mụn, nuôi dưỡng và làm lành da, giúp da khỏe mạnh hơn, làm giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

5. Không chạm tay lên mặt

Không chạm tay lên mặt, đặc biệt là khi da đang bị nổi mụn nhọt. Bởi theo nghiên cứu,  trên 1cm2 da tay của người bình thường có chứa tới 40.000 vi khuẩn nên khi chạm tay lên da mặt có thể khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt và gây viêm nhiễm mụn nhọt. Do đó, nếu có sử dụng tay để thoa các sản phẩm dưỡng da, bạn nên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn trên da tay. 

Không chạm tay lên da mặt

Không chạm tay lên da mặt

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Mụn nhọt bị nhiễm trùng cần được điều trị sớm để không xảy ra các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, nếu đang bị mụn nhọt và có những dấu hiệu trên, hãy ngay lập tức đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Nguồn tham khảo

Medical News Today: “Is my pimple infected?”

Healthy Life: “Symptoms of an infected pimple”

 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Tổng hợp 7 cách điều trị mụn nhọt ở mặt như: chườm nóng, dùng tinh dầu tràm trà, dầu thầu dầu, bột nghệ, muối Epsom, thuốc mỡ kháng sinh, dầu neem là những phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt trên da mang đến hiệu quả tốt. Điều quan

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện do lỗ chân lông bít tắc, viêm nang lông, dày sừng nang lông hoặc do áp xe da. Mụn ở mông tuy sẽ không đáng lo ngại nếu bạn biết cách chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận, bởi mụn bị vỡ sẽ có nguy cơ

    Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

    Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt ở chân là tình trạng nhiễm khuẩn trên da gây tích tụ ổ mủ bên trong nhân mụn. Mụn mủ sưng to kèm theo triệu chứng đau, nhức ở vùng sưng mụn làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Vậy mụn nhọt ở chân có nguy hiểm không? Làm

    Mụn nhọt là gì? biến chứng mụn nhọt và Cách điều trị mụn nhọt

    Mụn nhọt là gì? biến chứng mụn nhọt và Cách điều trị mụn nhọt

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt có thể gây đau nhức kèm theo biểu hiện viêm nhiễm và sốt cao kéo dài. Các nốt mụn u nhọt phát triển rất nhanh, cuối cùng sẽ vỡ ra và chảy dịch rất khó chịu. Để xử trí mụn mọt hiệu quả, tham khảo bài viết dưới đây của Kangnam. I. Bản

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt là vấn đề phổ biến ở da mà rất nhiều người gặp phải, vậy nên thắc mắc mụn nhọt có nguy hiểm không được nhiều người quan tâm. Mụn nhọt chủ yếu xuất phát do lỗ chân lông tắc nghẽn, dày sừng nang lông, viêm nang lông và thường bị nhầm lẫn với

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín: 7 Mẹo đơn giản

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín: 7 Mẹo đơn giản

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín bằng lá kinh giới, lá trầu không, sử dụng thuốc đặc trị, chườm ấm, dầu neem, dầu thầu hoặc đối với các tình trạng mụn nặng thì nên chữa tại cơ sở thẩm mỹ uy tín. Thói quen giúp hạn chế tình trạng mụn ở vùng kín

    icon