Cắt lợi có mọc lại không? Những biến chứng nguy hiểm

Cắt lợi là một thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ phần mô lợi và mô nướu thừa bám trên thân răng, giúp cải thiện về sức khỏe răng miệng và nâng cao tính thẩm mỹ hiệu quả. Trên thực tế, phẫu thuật cắt bỏ lợi vẫn có thể mọc lại tùy thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ nha khoa thực hiện. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật loại bỏ lợi thừa, lợi bị viêm, bạn có thể tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.

I- Tìm hiểu về phương pháp cắt lợi

Cắt lợi là phương pháp ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để tăng thêm tính thẩm mỹ cho răng miệng cũng như tổng thể gương mặt. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa nắm rõ về phẫu thuật loại bỏ lợi, từ đó xuất hiện những cảm xúc lo lắng không cần thiết.

1- Cắt lợi là gì?

Cắt lợi là một thủ thuật trong nha khoa nhằm loại bỏ phần mô lợi, mô nướu bám tại thân răng, khắc phục tình trạng viêm lợi, viêm nướu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời loại bỏ lợi thừa gây xuất hiện tình trạng cười hở lợi cũng như một số mục đích khác về răng miệng.

Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lợi thừa, điều chỉnh để thân răng lộ ra bên ngoài nhiều hơn. Toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện bên trong khoang miệng, đường viền khâu bằng chỉ thẩm mỹ và không bị để lại sẹo xấu.

Phẫu thuật loại bỏ lợi là một thủ thuật đơn giản và hạn chế xâm lấn tối đa. Do đó, trong quá trình thực hiện, bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức hay bất cứ hiện tượng khó chịu nào, hơn nữa sau 1 tuần đã có thể ăn uống như bình thường.

Cắt lợi là một thủ thuật trong nha khoa nhằm loại bỏ phần mô lợi

Cắt lợi là một thủ thuật trong nha khoa nhằm loại bỏ phần mô lợi

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

2- Trường hợp nào cần cắt lợi

Thủ thuật cắt nướu thường được chỉ định đối với một số trường hợp như:

Lợi bị viêm

Viêm lợi là tình trạng gây đau nhức và khó chịu đối với người bệnh, trong một số trường hợp viêm lợi nặng sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Bác sĩ sẽ dễ dàng điều trị các bệnh lý và diệt vi khuẩn bám dưới chân răng hơn nếu phần lợi bị viêm đã được cắt bỏ.

Lợi phì đại do có u

Đối với những bệnh nhân có xuất hiện khối u phì đại, tốt hơn hết là nên loại bỏ phần lợi đang có u. Bởi đây là tình trạng xuất hiện do các vi khuẩn tấn công gây ra hiện tượng kích ứng với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn.

Thông thường, việc sử dụng thuốc chỉ có khả năng giảm thiểu hiện tượng ê buốt tạm thời, không điều trị được dứt điểm. Do đó, loại bỏ phần lợi đang có u là cách lý tưởng để việc điều trị mang đến hiệu quả cao.

Lợi thừa, lợi trùm lên răng

Chứng lợi thừa, phần nướu mọc trùm lên thân răng có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh dễ cắn vào mô nướu gây chảy máu, nhiễm trùng.

Đa số những người đang mọc răng khôn thường gặp tình trạng phần lợi che cả bề mặt răng, khiến răng khôn không thể chồi lên và phát triển bình thường. Từ đó gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu, đối với trường hợp lợi mọc cản trở sự phát triển của răng, phẫu thuật loại bỏ phần lợi trùm sẽ được áp dụng, đồng thời bác sĩ có thể sẽ chỉ định loại bỏ luôn chiếc răng khôn đó.

Chữa cười hở lợi

Tình trạng cười hở lợi xuất hiện do phần lợi thừa che phủ lên thân răng, khiến răng trở nên ngắn hơn và lợi bị lộ nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ. Phẫu thuật loại bỏ phần lợi thừa là cách hiệu quả để chữa cười hở lợi, giúp chân răng được lộ nhiều và đẩy lên cao hơn.

Tùy theo từng tình trạng của mỗi người, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một vài tình trạng cười hở lợi có thể điều trị kết hợp hạ môi trên để che bớt phần nướu, bọc răng sứ,…

Điều trị cười hở lợi hiệu quả bằng phương pháp cắt bớt lợi thừa

Điều trị cười hở lợi hiệu quả bằng phương pháp cắt bớt lợi thừa

II- Có mấy cách phẫu thuật cắt lợi?

Hiện nay đang có 4 phương pháp phẫu thuật cắt nướu thường được áp dụng như:

1- Cắt lợi thủ công

Đây là phương pháp phẫu thuật loại bỏ lợi bằng dao mổ nha khoa chuyên dụng, đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải là người có tay nghề khéo léo. Khi được một bác sĩ phẫu thuật giỏi thực hiện, bạn sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn và ngược lại.

2- Sử dụng điện để cắt lợi

Cắt lợi đối với tình trạng phì đại, nướu thừa bằng sóng điện từ là việc sử dụng tia lửa điện tần số cao để loại bỏ phần lợi viêm, lợi thừa nhanh chóng. Đây là phương pháp đã có từ lâu nhưng lại không được nhiều người áp dụng.

Bởi thực tế, kỹ thuật dùng điện loại bỏ lợi thường được áp dụng tại khu vực không có máu, không tiếp xúc với xương hàm nên không áp dụng hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể. Ngoài ra, chi phí thực hiện cũng khá cao, tuy nhiên so với cách dùng dao mổ thì đốt nướu bằng điện sẽ giúp khách hàng ít bị đau và ít chảy máu hơn.

dùng điện loại bỏ lợi thường được áp dụng tại khu vực không có máu

Dùng điện loại bỏ lợi thường được áp dụng tại khu vực không có máu

3- Cắt lợi bằng laser nhanh chóng

Cắt nướu bằng tia laser là phương pháp hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến khích. Bác sĩ sẽ sử dụng tia sáng laser được khuếch đại, tỏa ra bức xạ với nhiệt lượng cao để đốt chết các tế bào mô nướu bị nhiễm khuẩn.

Đây là phương pháp ít gây đau đớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, sử dụng tia sáng laser loại bỏ lợi viêm còn không gây ra tác dụng phụ như sưng tấy, chảy máu và có thời gian hồi phục nhanh chóng.

Cắt nướu bằng tia laser là phương pháp hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến khích

Cắt nướu bằng tia laser là phương pháp hiệu quả

III- Phẫu thuật cắt lợi có đau không?

Trong quá trình cắt loại bỏ phần lợi thừa hoặc bị viêm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê nên gần như không còn cảm giác đau đớn. Sau khi hết thuốc tê, có thể chúng ta sẽ thấy cảm giác hơi ê nhưng không quá khó chịu. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống sưng phù để cải thiện những hiện tượng đó nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Bởi phẫu thuật cắt loại bỏ lợi là tiểu phẫu trong nha khoa, hoàn toàn không xâm lấn vào cấu trúc răng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và phòng tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong khoang miệng và được khâu cố định bằng chỉ thẩm mỹ, do đó sau khi phẫu thuật xong, người đối diện sẽ không nhận ra bạn đã can thiệp dao kéo.

Cắt nướu không đau đớn vì đã được gây tê

Cắt nướu không đau đớn vì đã được gây tê

IV- Cắt lợi có gây nguy hiểm gì không?

Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ lợi chỉ là tiểu phẫu và không xâm lấn cấu trúc răng, tuy nhiên nếu chúng ta lựa chọn đơn vị thực hiện kém chất lượng, bác sĩ không có tay nghề sẽ gây ra một số mối nguy nhất định như:

1- Ngộ độc thuốc tê

Việc điều trị tụt nướu, viêm nướu và lợi thừa bằng cách cắt lợi đều phải sử dụng thuốc tê để giảm thiểu đau đớn và giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân ngộ độc, sốc thuốc tê do cơ địa phản ứng với các thành phần của thuốc gây ra hiện tượng như: khó thở, nhịp tim tăng cao, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt,…

2- Chảy máu khi cắt lợi

Sau khi thực hiện cắt nướu, chúng ta có thể gặp hiện tượng chảy máu nhẹ, đây là hiện tượng bình thường do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa chính xác. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi nếu thấy nướu chảy máu trong thời gian dài, nếu không tự cầm máu được bằng bông gạc, bạn nên đến phòng khám để được xử lý và hỗ trợ kịp thời.

Cắt lợi

Cắt nướu có thể gây hiện tượng chảy máu

3- Sau cắt lợi bị nhiễm trùng

Phần lợi và nướu sẽ nhạy cảm hơn sau quá trình phẫu thuật, vết thương hở dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh. Do đó, sau khi phẫu thuật cắt nướu, bạn cần có cách vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh những rủi ro không mong muốn.

4- Bệnh tái phát trở lại

Khi cắt nướu tại những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng của bệnh nhân, bỏ sót những vị trí bị viêm nướu, nhiễm khuẩn có thể khiến mầm bệnh tồn tại và phát triển trở lại.

Chính vì thế, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật là yếu tố vô cùng quan trọng để bảo đảm có được quá trình cắt nướu chính xác, an toàn và không tái phát.

5- Đường cắt xấu, cắt mất lợi sừng hóa

Trong một vài trường hợp, bác sĩ tay nghề còn non yếu đã cắt nhầm lợi sừng hóa của bệnh nhân, khiến các vết mổ không đều nhau. Lợi sừng hóa là vùng mô nướu nằm phía trên hoặc dưới viền nướu, có nhiều đường gân đỏ hoặc cam nhạt màu bám vào phần cổ chân răng.

Mô nướu là vùng có vai trò quan trọng để điều tiết dinh dưỡng và lưu thông máu cho các khu vực lân cận. Do đó, việc cắt lợi sừng hóa có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

Đường cắt lợi xấu, khiến răng bị ảnh hưởng

Đường cắt lợi xấu, khiến răng bị ảnh hưởng

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Để phòng tránh những rủi ro trên, tốt hơn hết bạn cần dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn một đơn vị phẫu thuật cắt nướu uy tín, an toàn, có bác sĩ giỏi để không làm ảnh hưởng đến răng miệng. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật, bạn nên nắm chắc các bước chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để có hàm răng chắc khỏe, trắng sáng hơn mỗi ngày.

IV- Cắt lợi có mọc lại không?

Nhiều người thắc mắc rằng cắt lợi liệu có bị mọc lại như cũ không? Thực tế, cắt nướu, lợi có thể mọc lại nếu bạn thực hiện cắt lợi đơn thuần. Còn với trường hợp phẫu thuật cắt bỏ lợi có kết hợp hạ ổ xương đảm bảo sẽ duy trì được vĩnh viễn.

Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, cắt nướu hạ ổ xương có thể cho kết quả giảm cười hở lợi từ 3 – 4mm. Đồng thời cam kết không tái phát, không để lại sẹo xấu và duy trì nụ cười tươi tắn, tự nhiên vĩnh viễn.

Bác sĩ phẫu thuật tại Kangnam đều là những người có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra an toàn, chính xác. Khách hàng nhanh chóng được sở hữu nụ cười hoàn mỹ sau phẫu thuật mà không gặp phải bất cứ biến chứng nào.

Cùng chiêm ngưỡng thành quả điều trị cười hở lợi thành công tại Kangnam:

Chữa cười hở lợi thành công cho khách hàng tình trạng nặng

Chữa cười hở lợi thành công cho khách hàng tình trạng nặng

Nụ cười trở nên tươi tắn hơn sau khi điều trị cười hở lợi

Nụ cười trở nên tươi tắn hơn sau khi điều trị cười hở lợi

ĐIều trị cười hở lợi giúp răng cân đối hơn với gương mặt

ĐIều trị cười hở lợi giúp răng cân đối hơn với gương mặt

Nhìn chung, phẫu thuật cắt lợi không nguy hiểm và đau đớn như chúng ta thường nghĩ. Do đó, nếu đang gặp một số tình trạng về viêm nướu, tụt lợi, cười hở lợi, …bạn có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp phẫu thuật để nâng cao sức khỏe răng miệng và có được nụ cười tươi sáng hơn.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Cắt lợi
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá