Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh làm cho dây thắng lưỡi (một dải mô mỏng nối lưỡi và sàn miệng) ngắn hơn bình thường, làm hạn chế chuyển động của lưỡi. Tình trạng có thể khiến trẻ khó bú mẹ, thiếu dinh dưỡng, cản trở phát âm, khó vệ sinh răng miệng, giảm tính thẩm mỹ. Cha mẹ có thể khắc phục sớm cho trẻ thông qua phẫu thuật hoặc liệu pháp ngôn ngữ.
Dính thắng lưỡi (1) hay còn gọi với tên khoa học là Ankyloglossia, được xếp vào nhóm các dị tật bẩm sinh không phổ biến, tỷ lệ thường gặp là 3-5%. Tình trạng xảy ra khi dây thắng lưỡi ngắn, dây cách đầu lưỡi không tới 1cm.
Dây thắng lưỡi ngắn sẽ làm cho chuyển động của lưỡi bị ngăn cản, trở nên kém linh hoạt và thậm chí có thể gây đau nhức. Chứng Ankyloglossia gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng đôi khi người trưởng thành cũng có thể mắc phải do phát hiện muộn.
Người bị ngắn dây thắng lưỡi thường khó nâng lưỡi chạm tới răng trên, hoặc khó di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia. Lưỡi cũng không thể tự do thò ra phía trước, khi thè lưỡi ra sẽ không dài như bình thường, đầu lưỡi bị lõm xuống do các gân cơ lưỡi kéo vào.
Nhận biết dính thắng lưỡi khá đơn giản thông qua các dấu hiệu:
Trẻ gặp khó khăn trong lúc bú mẹ, sữa bị ọc ra ngoài; mẹ bị đau vú khi cho con bú.
Khó nuốt thức ăn hay nuốt sữa, thường xuyên biếng ăn.
Lưỡi không di chuyển linh hoạt được sang 2 bên.
Thắng lưỡi của ngắn bất thường, lưỡi không nâng được lên cao chạm vào vòm hàm trên.
Lưỡi không thể đưa ra khỏi hàm dưới, hoặc chỉ đưa ra được một phần ngắn.
Khi trẻ khóc và há miệng, đầu lưỡi có hình chữ V hoặc hình trái tim khi thè ra ngoài.
Ở người lớn, dính thắng lưỡi gây đau hàm, khó đẩy lưỡi, hay thở bằng miệng, không có khả năng nói rõ ràng.
Khó khăn khi thực hiện một số hoạt động như: liếm kem, chơi nhạc cụ hơi, liếm môi,…
Bất cứ ai cũng có thể bị dính thắng lưỡi (2). Mặc dù nguyên nhân chưa được khoa học khẳng định, nhưng nhiều chuyên gia cho biết đây là một dị tật bẩm sinh có tính di truyền.
Lưỡi và sàn miệng hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển của thai nhi. Theo thời gian, lưỡi dần tách khỏi sàn miệng và cuối cùng chỉ có một dải mô mỏng (dây thắng lưỡi) nối đáy lưỡi với sàn miệng. Khi em bé lớn lên, dải mô nhỏ dưới lưỡi co lại và mỏng đi. Ở trẻ bị dính thắng lưỡi, dải mô vẫn còn dày khiến lưỡi khó cử động.
Theo một vài cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, con trai có khả năng mắc dính thắng lưỡi cao gấp 3 lần so với con gái.
Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em được phân theo 4 cấp độ, dựa vào chiều dài của thắng lưỡi (khoảng cách từ nơi bám ở sàn miệng tới điểm bám vào lưỡi)
Mức độ 1: dính thắng lưỡi cấp độ nhẹ từ 12-16 mm.
Mức độ 2: dính thắng lưỡi cấp độ trung bình từ 8-11 mm.
Mức độ 3: dính thắng lưỡi cấp độ nặng từ 3-7 mm.
Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm.
Dính thắng lưỡi gây ra nhiều khó khăn cho trẻ nhỏ trong khi bú mẹ, gầy ốm thiếu dinh dưỡng, không thể phát âm bình thường, dễ gặp các vấn đề về răng miệng và giảm tính thẩm mỹ.
Trẻ sơ sinh khi bú phải đưa lưỡi của chúng qua đường viền hàm. Nếu trẻ bị ngắn lưỡi thì bú sữa càng gặp nhiều trở ngại, do lưỡi không thể đưa ra ngoài nhiều.
Vì vậy, trẻ thường cố gắng sử dụng nướu để giữ núm vú trong miệng, cực kỳ gây đau đớn cho các bà mẹ.
Trẻ bị dính thắng lưỡi thường kén ăn, đặc biệt không thích ăn thịt. Do dây thắng lưỡi ngắn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, không gian để lưỡi cử động là rất hẹp, khi ăn sẽ nhai rất chậm và nuốt nhiều hơn.
Tình trạng trên kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng làm khó tăng cân, còi xương.
Khi lưỡi của trẻ bị hạn chế nghiêm trọng và không thể chạm tới vòm miệng, chúng có thể gặp vấn đề về phát âm. Đặc biệt, trẻ sẽ rất khó khăn khi nói các âm cần tiếp xúc với vòm miệng khi phát ra tiếng như: t, d, z, s, th, n và l.
Chính vì vậy, dây thắng lưỡi ngắn gây cản trở lớn khả năng giao tiếp, ngôn ngữ nói không được thành thục như những trẻ bình thường.
Lưỡi ngắn làm hạn chế việc “quét” sạch các mảnh vụn thức ăn khỏi răng. Điều đó có thể dẫn tới sâu răng và viêm nướu.
Dính thắng lưỡi cũng có thể dẫn đến hình thành khe hở, làm vị trí các răng không đồng đều. Điều đó có thể trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh về nha chu, viêm thực quản, viêm đường hô hấp,…
Dính thắng lưỡi có thể làm mất thẩm mỹ cho hàm răng, đặc biệt là hàm dưới vì nếu không khắc phục sớm, răng cửa hàm dưới dễ bị nghiêng vẹo hoặc có khe hở.
Trong một vài trường hợp, dính thắng lưỡi cấp độ nặng làm trẻ phát âm kém, khẩu hình không bình thường. Người đối diện rất khó có thiện cảm với tổng thể gương mặt.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em bị dính thắng lưỡi đều có thể phục hồi hoàn toàn bằng tiểu phẫu hoặc liệu pháp ngôn ngữ.
Tiểu phẫu cắt dính dây thắng lưỡi: được thực hiện bằng hình thức gây tê, áp dụng cho mức độ dính thắng lưỡi cấp 3, 4. Tại vị trí này không có nhiều dây thần kinh hoặc mạch máu nên cảm giác đau đớn là không đáng kể. Trẻ có thể trở về ngay trong ngày, sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ và uống sữa sau khoảng 30 phút.
Liệu pháp ngôn ngữ: thích hợp cho những trẻ bị dính thắng lưỡi cấp độ 1 hoặc 2, ảnh hưởng một phần đến khả năng giao tiếp. Trẻ sẽ rèn luyện được cách lên giọng, xuống giọng, phát âm chuẩn, các loại khẩu hình,…
Khi điều trị dính thắng lưỡi cho trẻ, cha mẹ cần tìm đến các địa chỉ uy tín và gặp gỡ trực tiếp với bác sĩ để lắng nghe tư vấn về giải pháp khắc phục phù hợp.
Chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi là việc làm rất cần thiết để đảm bảo quá trình hồi phục ổn định, không gây ra những biến chứng xấu.
Không được để trẻ đụng tay, mút tay chạm vào vết thương nhằm tránh gây nhiễm trùng.
Không cho trẻ ăn đồ dai, cứng, nóng nhằm đảm bảo không gây chảy máu.
Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng.
Sau 1-2 ngày phẫu thuật, cha mẹ hướng dẫn con tập vận động lưỡi: đưa lên, hạ xuống, uốn lưỡi, đẩy sang hai bên, thè lưỡi.
Bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn, ưu tiên những món mềm như súp và cháo.
Hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng nước muối.
Không để trẻ há miệng to hay mếu khóc quá mức trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
Tổng hợp những điều cần biết về dính thắng lưỡi đã được Kangnam chia sẻ. Trong trường hợp thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ hãy đưa con tới bệnh viện sớm để được chẩn trị và khắc phục kịp thời.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×