19 Cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh lành, thoải mái ăn uống

19 cách trị nhiệt miệng hiệu quả: sử dụng sữa chua, súc nước tự pha, bổ sung nước, mật ong, khế; hạn chế đồ ăn, bổ sung vitamin B; chườm đá lạnh, nước oxy già; bã chè khô; giấm táo; uống cốm voi con; cung cấp sắt kẽm; kiêng Sodium Lauryl Sulfate; thuốc Deglycyrrhizinated, thuốc ngậm; bài thuốc trị nhiệt và món ăn hỗ trợ nhiệt

I- Tổng hợp cách trị nhiệt miệng

1- Cách trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

16 cách trị nhiệt miệng tại nhà sau đây có thể giúp bạn loại bỏ cảm giác xót miệng nhanh chóng. Để có hiệu quả cao, bạn nên áp dụng từ khi nốt nhiệt miệng mới xuất hiện và chưa phát triển to hơn.

1.1- Sử dụng sữa chua

Sữa chua được chứng minh có chứa các vi khuẩn tốt cho lợi, làm chậm quá trình phát triển của những vi khuẩn gây sâu răng, giúp răng nướu khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, ăn sữa chua có thể giúp các vết thương hở trong miệng ít bị cọ sát vào nhau và mau lành.

Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy ăn sữa chua nhiều hơn, kiên trì sử dụng 2-3 ngày sẽ thấy vết nhiệt trong miệng khắc phục hiệu quả.

Cách trị nhiệt miệng

Sử dụng sữa chua

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

1.2- Súc miệng bằng nước tự pha

Bạn có thể tự pha nước súc miệng để chữa nhiệt bằng cách súc miệng với nước muối loãng. Mặc dù nước muối có thể mang đến cảm giác hơi rát và xót nhẹ, nhưng sẽ giúp vết loét khô nhanh hơn.

Hòa 5g muối vào cốc nước ấm khoảng 230ml

Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong vòng 15 – 30 giây và nhổ ra.

Súc miệng trong nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài giờ để vết nhiệt nhanh liền lại.

Súc miệng bằng nước tự pha

Súc miệng bằng nước tự pha

1.3- Bổ sung thêm các loại nước

Bổ sung thêm một số loại nước có tính kháng viêm, giải độc và cung cấp thêm vitamin như nước cam, rau má, trà xanh, bột sắn dây, … có thể làm mát, thanh lọc cơ thể và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Không chỉ để điều trị nhiệt miệng, bạn cũng có thể bổ sung những loại nước ép trên hàng ngày để phòng tình trạng nóng trong, nguyên nhân chính gây nhiệt miệng.

Bổ sung thêm các loại nước

Bổ sung thêm các loại nước

1.4- Trị nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong có thể giúp vết bỏng trên vòm miệng mau lành hơn, bởi mật ong có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các sinh vật có hại và ức chế sự phát triển của chúng. Hơn nữa, mật ong còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết loét miệng.

Bạn hãy nhẹ nhàng thoa một lớp mật ong vào vết loét để giữ độ ẩm, giúp vết loét mau liền lại. Hãy thực hiện 2 – 3 lần trong ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Trị nhiệt miệng bằng mật ong

Trị nhiệt miệng bằng mật ong

1.5- Khế giúp trị nhiệt miệng

Một cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản và nhanh chóng nữa là bạn có thể sử dụng quả khế chua. Trong khế chua có chứa nhiều axit oxalic cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch.

Hơn nữa, các axit còn có khả năng điều trị nhiệt miệng hữu hiệu mà ít ai biết đến. Bạn chuẩn bị vài quả khế chua, rửa sạch và cắt thành các múi nhỏ, đun trong nồi nước cho sôi khoảng 5 phút. Sau đó, chờ nước khế nguội rồi lọc lấy nước, bỏ bã và dùng để súc miệng từ 4- 5 phút mỗi ngày giúp vết nhiệt miệng dần biến mất.

Khế giúp trị nhiệt miệng

Khế giúp trị nhiệt miệng

1.6- Hạn chế một số đồ ăn

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ gặp phải cảm giác đau và xót tại vị trí vết loét, gây khó khăn trong ăn uống. Khi đó, bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm mát lành để cải thiện, bạn cũng nên tránh một số đồ ăn chiên rán, cay nóng, đồ ăn quá mặn, chứa nhiều đường hoặc chất kích thích.

Các món ăn nêu trên có thể khiến cơ thể bị nóng trong, làm cho vết loét miệng lâu lành và xót hơn trong khi ăn. Hơn nữa, nếu thường ngày bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây ra các vết lở miệng.

Hạn chế một số đồ ăn

Hạn chế một số đồ ăn

1.7- Bổ sung thêm các loại vitamin B

Theo như các kết quả nghiên cứu và phân tích, vitamin B được cho thấy có khả năng làm mờ vết loét miệng nhanh chóng. Nhóm vitamin B gồm 8 chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của các tế bào.

Do đó, bạn nên bổ sung vitamin B mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của da và các mô trong cơ thể, đặc biệt khi miệng gặp tình trạng lở loét.

Bổ sung thêm các loại vitamin B

Bổ sung thêm các loại vitamin B

1.8- Chườm đá lạnh giúp trị nhiệt miệng

Túi chườm lạnh có công dụng giảm sưng đau, khi bạn bị nhiệt miệng hãy chườm đá để ngăn ngừa vết loét lây lan cũng như nhanh liền hơn. Lưu ý nên bọc đá trong khăn sạch và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh tình trạng bỏng lạnh ảnh hưởng đến da.

Chườm đá lạnh giúp trị nhiệt miệng

Chườm đá lạnh giúp trị nhiệt miệng

1.9- Sử dụng nước oxy già

Sử dụng oxy già giúp làm sạch vết lở loét trong miệng, giảm thiểu vi khuẩn và giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn pha loãng oxy già 3% với một chút nước. Sau đó dùng bông gòn thấm vào dung dịch vào đắp lên vết loét 2 – 3 lần/ngày.

Một cách khác, bạn có thể sử dụng oxy già súc miệng, giữ trong khoảng 1 phút rồi súc miệng lại lần nữa với nước sạch cũng giúp vết nhiệt miệng đỡ đau xót và mau liền hơn.

Sử dụng nước oxy già

Sử dụng nước oxy già

1.10- Điều trị bằng bã chè khô

Bã chè có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ức chế sự phát triển của các mầm bệnh bên trong miệng. Chính vì thế, sử dụng bã chè đắp lên các vết lở loét trong miệng có thể giúp làm liền nhanh chóng, đồng thời sử dụng bã chè ngậm thường xuyên cũng giảm mùi hôi khó chịu trong miệng.

Điều trị bằng bã chè khô

Điều trị bằng bã chè khô

1.11- Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Sử dụng giấm táo cũng là cách trị nhiệt miệng tại nhà vô cùng hữu hiệu, bởi giấm táo có đặc tính chống vi khuẩn sẽ tiêu diệt các vi trùng gây ra vết loét ngay từ đầu, đồng thời kích thích gia tăng tốc độ phục hồi của bạn.

Bạn dùng một thìa giấm táo trộn với cốc nước ấm, ngâm dung dịch trong miệng, sau đó súc miệng lại với nước lọc. Bạn nên thực hiện vào mỗi buổi sáng và buổi tối cho tới khi vết loét miệng lành lại.

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

1.12- Uống cốm voi con giúp trị nhiệt miệng

Trong cốm con voi có chứa nhiều các dược liệu từ thiên nhiên như: bách ngộ, cam thảo, ngải cứu, cúc tần, … hỗ trợ điều trị nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Khi nhận thấy trong miệng có vết lở loét, bạn hãy uống cốm con voi theo hướng dẫn trong vòng 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả tốt.

Uống cốm voi con giúp trị nhiệt miệng

Uống cốm voi con giúp trị nhiệt miệng

1.13- Cung cấp và bổ sung thêm sắt

Thiếu sắt cũng là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng nhiệt miệng, do đó việc bổ sung thêm sắt cũng giúp chữa lành các vết nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để biết nên bổ sung bao nhiêu là phù hợp.

Cung cấp và bổ sung thêm sắt

Cung cấp và bổ sung thêm sắt

1.14- Bổ sung thêm kẽm

Cũng tương tự như sắt, bổ sung thêm kẽm cũng giúp điều trị nhiệt miệng và ngăn ngừa tối đa các nguyên nhân gây lở loét và mụn nhọt quanh miệng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung kẽm có hiệu quả.

Bổ sung thêm kẽm

Bổ sung thêm kẽm

1.15- Kiêng sử dụng các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate

Chất Sodium Lauryl Sulfate theo các nghiên cứu cho thấy có thể khiến gia tăng nguy cơ gây nhiệt miệng. Trong khi có một số loại kem đánh răng và nước súc miệng trên thị trường lại có chứa hoạt chất Sodium Lauryl Sulfate, bạn cần nghiên cứu kỹ bảng thành phần trong quá trình lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Kiêng sử dụng các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate

Cách trị nhiệt miệng tại nhà

1.16- Sử dụng thuốc Deglycyrrhizinated

Thuốc Deglycyrrhizinated có chiết xuất từ rễ cây cam thảo, có công dụng giảm đau do nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nửa thìa Deglycyrrhizinated với ly nước ấm khoảng 230ml và súc miệng 4 lần trong ngày sẽ nhanh chóng khỏi nhiệt miệng.

Sử dụng thuốc Deglycyrrhizinated

Sử dụng thuốc Deglycyrrhizinated

2- Cách trị nhiệt miệng theo Đông Y

Trong dân gian, có rất nhiều loại thuốc Đông – Nam dược mang tới công dụng chữa nhiệt rất tốt, lành tính và hợp với nhiều cơ địa. Bạn có thể tham khảo ngay các phương pháp sau:

2.1- Dùng thuốc ngậm

Một số bài thuốc ngậm dược liệu thiên nhiên khá hiệu quả dành cho trường hợp nhiệt nhẹ hoặc mới bị nhiệt là:

Bài thuốc 1: Sắc 100g lá xuyên tâm liên, súc miệng 1-2 lần/ ngày liên tục.

Bài thuốc 2: Đun 20g hoàng liên với 100ml nước, ngậm nước vài phút mỗi ngày và súc miệng trong 2-3 ngày liền.

Bài thuốc 3: Sắc chung 15g đại thanh diệp với 3 thìa mật ong, 100ml nước, ngậm và súc miệng 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc 4: ỏ vỏ 1 củ cải, xắt miếng và xay lấy nước cốt, hòa cùng ½ cốc nước ấm để súc miệng ngày 3 lần.

Dùng thuốc thảo dược ngậm hoặc súc miệng để trị viêm

Dùng thuốc thảo dược ngậm hoặc súc miệng để trị viêm

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

2.2- Sử dụng các bài thuốc trị nhiệt miệng

Đối với các trường hợp bị nhiệt nặng, viêm nướu, loét niêm mạc gây đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt (khó ngủ, chán ăn…) thì bạn nên sắc thuốc uống hoặc bôi để cải thiện.

Bài thuốc 1: sao vàng 50g vỏ dưa hấu, tán thành dạng bột và trộn với mật ong, bôi xung quanh nốt nhiệt 2 lần/ngày vào sáng tối.

Bài thuốc 2: sắc 12g hoàng cầm, 12g chi tử, 16g cam thảo, 20g đinh lăng, uống 1 thang mỗi ngày và chia đều thành 3 lần.

Bài thuốc 3: lấy ra các nguyên liệu và sắc chung với nhau thành 1 thang mỗi ngày: 12g ngân hoa, 10g tri mẫu, 12g sinh địa, 10g huyền sâm, 10g trần bì, 12g mẫu lệ, uống với liều lượng 3 lần/ngày liên tục trong ít nhất 5 ngày.

Bài thuốc 4: sử dụng các nguyên liệu bao gồm 12g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g cát căn, 10g dạ cẩm thảo uống trong 2-3 tuần với trường hợp nhiệt nặng, dùng mỗi ngày 2 lần.

Sắc thuốc trị nhiệt tại nhà chỉ sau 5-7 ngày

Sắc thuốc trị nhiệt tại nhà chỉ sau 5-7 ngày

2.3- Điều trị nhiệt miệng bằng các món ăn

Nếu bạn muốn tìm kiếm các món ăn hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm hiệu quả thì sau đây là một vài gợi ý:

+/ Canh rau cần nấu óc heo

Chuẩn bị:

Cách chế biến:

+/ Canh bí đỏ đậu xanh

Chuẩn bị:

Cách chế biến:

Thịt băm ướp với gia vị, đậu xanh ngâm 2-3h trước khi nấu, bổ bí đỏ thành miếng vừa ăn, nhặt sạch rau.

Cho 1 thìa dầu vào nồi nóng, đảo nhanh với thịt băm cho săn lại, đổ 1 lít nước vào và đợi sôi.

Thả bí và đậu xanh vào ninh nhừ trong 10-15 phút, nêm nếm gia vị cho vừa.

Bỏ rau mùi đã thái nhỏ vào nồi canh, sau đó đổ canh ra bát tô, ăn chung với cơm trắng.

Canh bí đỏ đậu xanh chữa nhiệt tại nhà rất đơn giản

Canh bí đỏ đậu xanh chữa nhiệt tại nhà rất đơn giản

Cùng với các món ăn, bạn có thể bổ sung thêm đồ uống giúp cơ thể thanh nhiệt tốt hơn, đó là nước cam tươi, chè tươi hoặc nước rau má… Hãy uống 1 cốc (250ml) vào buổi sáng sau ăn 1 tiếng hoặc buổi chiều (14-15h) để thấy hiệu quả.

II- Các nguyên nhân gây nên nhiệt miệng

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng có thể chia thành 2 nguyên nhân chính là : nguyên phát và thứ phát.

+ Hội chứng nhiệt miệng nguyên phát:

Trong trường hợp không có bất thường lâm sàng hoặc xét nghiệm nào có thể được xác định, nhiệt miệng sẽ được coi là một hội chứng nhiệt miệng nguyên phát hoặc vô căn. Một vài nghiên cứu cho rằng hội chứng nhiệt miệng nguyên phát có liên quan tới những vấn đề về vị giác và dây thần kinh cảm giác của hệ thần kinh ngoại vi hoặc trung ương.

+ Hội chứng nhiệt miệng thứ phát

Trong nhiều trường hợp, hội chứng nhiệt miệng xuất hiện do các bệnh lý có từ trước. Các vấn đề cơ bản có thể liên quan tới nhiệt miệng thứ phát gồm có:

Thiếu hụt dinh dưỡng: tình trạng như thiếu sắt, kẽm, folate, … và một số vitamin khác có thể là nguyên nhân khiến miệng bị lở loét.

Dị ứng thực phẩm: một số hương liệu thực phẩm, phụ gia, thuốc làm trắng răng, nước xịt thơm miệng có thể chứa một số hoạt chất khiến bạn dị ứng.

Khô miệng: có thể xuất hiện do nhiều loại thuốc khác nhau, những vấn đề sức khỏe, vấn đề về chức năng của tuyến nước bọt hoặc những tác dụng phụ của điều trị ung thư.

Trào ngược axit dạ dày: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng, vì dịch axit có thể ảnh hưởng đến khoang miệng.

Một số loại thuốc: chẳng hạn như thuốc cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Thói quen miệng: các thói quen như tưa lưỡi, cắn đầu lưỡi và nghiến răng cũng vô tình khiến lợi bị ảnh hưởng gây nhiệt miệng.

Rối loạn nội tiết:  bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp kém hoạt động.

Miệng bị kích ứng: có thể do chải lưỡi quá mức, dùng kem đánh răng mài mòn, lạm dụng nước súc miệng hoặc uống quá nhiều đồ uống chứa tính axit

Yếu tố tâm lý: khi bạn lo lắng, trầm cảm hoặc quá căng thẳng vũng gây nhiệt miệng.

Một số tình trạng răng miệng khác: chẳng hạn như nhiễm nấm miệng, tình trạng viêm hoặc tình trạng lưỡi địa lý khiến lưỡi có hình dạng bản đồ.

Các nguyên nhân gây nên nhiệt miệng

Các nguyên nhân gây nên nhiệt miệng

Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh hoặc tiêu thụ những thực phẩm có tính sắc nhọn cũng gây ảnh hưởng đến khoang miệng. Từ đó tạo ra những vết xước và lở loét kéo dài, gây ra cảm giác đau xót và khó chịu đối với người bệnh.

III- Các triệu chứng và biểu hiện bệnh nhiệt miệng

Bên cạnh việc nắm rõ các cách trị nhiệt bên trong khoang miệng, bạn nên biết triệu chứng và biểu hiện cụ thể để có phương án khắc phục kịp thời.

Biểu hiện của nhiệt miệng:

Mô mềm trong khoang miệng có đốm màu trắng, bọc nước và gây đau.

Kích thước của nốt từ 1-2mm, có 1 hoặc nhiều đốm khác nhau.

Nốt có thể bị vỡ sau vài ngày, tạo nên vết loét khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

Triệu chứng dễ nhận biết:

Nốt viêm nổi lên gây sưng đỏ và nóng rát liên tục.

Gây khó khăn cho việc nhai cắn hay tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng.

Trường hợp bị nặng, nốt nhiệt sưng to và đau tấy, gây sốt cao, nổi hạch…

Bị nhiệt gây nên nhiều cảm giác khó chịu

Bị nhiệt gây nên nhiều cảm giác khó chịu

tich

IV- Nhiệt miệng thường kéo dài trong bao lâu

Thông thường, nốt nhiệt miệng thường kéo dài trong khoảng 7-10 ngày rồi tiêu biến dần, chỉ còn lại mảng hơi đỏ sậm. Cho tới 2 tuần trở đi, lớp niêm mạc sẽ hoàn toàn hồi phục trở lại như bình thường.

Tuy nhiên, với các vết viêm loét nặng và lây lan rộng, thời gian lành lại có thể mất từ 4-6 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nhiệt miệng kéo dài bao lâu còn do một vài yếu tố khác ảnh hưởng như: phương pháp điều trị, khả năng miễn dịch, cách chăm sóc và ăn uống trong thời gian bị nhiệt…

V- Hướng dẫn phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Mặc dù nốt nhiệt xuất hiện không gây tác động lớn tới sức khỏe, nhưng vẫn khiến bạn khó chịu và gây khó khăn trong sinh hoạt. Để phòng ngừa nhiệt miệng, hãy lưu lại ngay các bí quyết sau:

Dùng bàn chải lông mềm, vệ sinh kỹ lưỡng bằng chỉ nha khoa hay tăm nước giúp khử khuẩn hiệu quả.

Súc miệng mỗi ngày với nước muối hoặc nước thảo dược để ngăn ngừa xuất hiện nốt viêm nhiệt.

Ăn chậm nhai kỹ, hạn chế sử dụng các món quá cứng và dai gây áp lực cho răng miệng.

Ưu tiên bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin C, khoáng chất (sắt, kẽm…) giúp tăng cường khả năng miễn dịch, đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm.

Giảm thiểu các món ăn gây nóng và dị ứng như: quả mít, vải, đồ ăn cay, bia rượu…

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

Lấy cao răng 6 tháng/ lần và luôn phải chú ý bảo vệ răng miệng, không chủ quan trong việc chăm sóc.

Bạn hãy luôn chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng

Bạn hãy luôn chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng

Bài viết đã cung cấp cho bạn những cách trị nhiệt miệng  đơn giản, hiệu quả nhanh chóng. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã lựa chọn được cách thức điều trị nhiệt miệng phù hợp và giúp nốt nhiệt mau liền. Nhiệt miệng gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và khô miệng rất khó chịu, vậy nên bạn cần điều trị sớm khi vết loét mới xuất hiện để có hiệu quả cao.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Cách trị nhiệt miệng
    icon