Chào My,
Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng bao gồm: nổi mụn nước trên môi, ngứa ngáy, hoại tử, màu môi không lên đều, loang lổ….nguyên nhân thường do phun môi bị hỏng, viễm nhiễm do quá trình thực hiện không đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau:
– Nổi mụn nước nhỏ li ti: Những nốt mụn nước mọc thành từng đám sẽ xảy ra trong vòng 1 – 2 ngày sau khi phun. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức, sưng tấy ở viền môi. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, mụn nước có thể lan rộng, tăng kích thước và gây khó khăn cho việc cử động môi.
Môi có xuất hiện mụn nước sau phun môi có thể là một trong các dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng
– Ngứa ngáy và nguy cơ nhiễm trùng: Môi bị ngứa ngáy dữ dội sau khi phun có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Tình trạng này sẽ đi kèm với triệu chứng sưng, rộp và mưng mủ, gây cảm giác khó chịu và bất tiện cho chị em.
Môi bị nhiễm trùng, phồng rộp
– Hoại tử môi: Một trong những biến chứng sau phun môi là hoại tử. Triệu chứng nhận biết là môi căng, tím tái, đậm màu bất thường và không có dấu hiệu bong vảy. Đây là tình trạng khẩn cấp, cần được xử lý ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
– Màu môi không đều và loang lổ: Sau khi phun môi, nếu màu môi lên không đều, chỗ đậm chỗ nhạt hoặc không lên màu sau khi bong vảy, đó là dấu hiệu của việc phun môi bị hỏng. Thông thường, màu môi sẽ ổn định sau khoảng 1 tháng.
Màu môi không đều, môi bị bầm tím là dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng
Một số hình ảnh dấu hiệu môi sau phun xăm bị hỏng như sau:
Môi bị nhiễm trùng nặng
Các nốt mụn nước lan ra các vùng da xung quanh
Môi khô và thâm sạm
Nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu trên, rất có thể My đang bị nhiễm trùng và cần xử lý ngay để tránh biến chứng. Dưới đây là các cách điều trị cụ thể:
– Sử dụng nước muối sinh lý để nhẹ nhàng làm sạch môi. Tránh chà xát mạnh để không làm tổn thương thêm.
Dùng bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh môi
– Kiêng các thực phẩm gây sưng viêm như đồ nếp, thịt bò, hải sản.
– Uống và bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Đảm bảo môi luôn sạch sẽ và khô ráo. Tránh để môi tiếp xúc với nước trong 5-7 ngày đầu sau phun.
– Tránh sờ tay lên môi.
– Nếu có dịch chảy ra từ môi, dùng bông gòn sạch thấm nhẹ nhàng.
– Tránh ăn thực phẩm cay nóng, hải sản, đồ nếp, thịt gà (có thể làm vết thương lâu lành).
Nên kiêng ăn các nhóm thực phẩm có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương
– Không liếm môi hoặc bóc lớp vảy môi khi đang bong.
– Uống nhiều nước và có thể bổ sung Vitamin C, kẽm để hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Nếu tình trạng sưng đỏ, chảy dịch không giảm sau 2–3 ngày hoặc có dấu hiệu lan rộng. My nên đến cơ sở thẩm mỹ hoặc da liễu uy tín để được bác sĩ kiểm tra, cũng như có cách điều trị kịp thời.
Web MD: “What to Know About Lip Tattoos”
Pmuhub: “Lip Tattoo Infection – Why It Can Happen & How to Handle It”