Sẹo lồi gồ ghề trên bề mặt da, có màu đỏ hoặc tím do cơ thể sản xuất collagen quá mức, khiến cho quá trình chữa lành vết thương không diễn ra như bình thường. Các mô da thừa, lồi lõm trên da gây đau nhức, ngứa ngáy. Dưới đây là nguyên nhân, cách nhận diện, phương pháp điều trị và chăm sóc để ngăn sẹo lồi tái phát.
Sẹo lồi là hệ quả của quá trình hình thành các mô sợi để chữa lành vùng da bị tổn thương trước đó. Thế nhưng ở một số người, các mô sợi tăng sinh quá mức, làm vùng da sau khi phục hồi tổn thương bị lồi lên, được gọi là sẹo lồi.
Theo y học hiện đại, quá trình phục hồi của vết thương được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo. Cơ thể thông thường sẽ mất khoảng 306 tháng để chữa lành những tổn thương này. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp các vấn đề về rối loạn chuyển hóa sẽ vô trình làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương, khiến mô sẹo hình thành.
Tùy vào tổn thương trên da, kích thước và vị trí da bị tổn thương, quá trình lành thương sẽ khác nhau, sẹo sẽ hình thành với mức độ khác nhau.
Sẹo lồi là hệ quả của quá trình hình thành các mô sợi để chữa lành vùng da bị tổn thương trước đó
HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI KỊP THỜI👇👇
Để nhận dạng sẹo lồi, bạn có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
– Sẹo khi mới hình thành là một khối màu hồng, kích thước ban đầu nhỏ bằng vùng da bị tổn thương, sau đó có thể phát triển lớn, làm tổn thương cả vùng da xung quanh.
– Bề mặt sẹo căng bóng, có thể quan sát mạch máu giãn bên dưới, khối sẹo cứng như cao su.
– Trong năm đầu, sẹo sẽ phát triển liên tục, lan rộng ra vùng da xung quanh, hình dạng sẹo không cố định, chuyển sẫm màu hơn và ngày càng cứng, độ co kéo nhiều.
Đặc điểm của sẹo lồi
Có nhiều yếu tố tác động làm hình thành sẹo trên bề mặt da như: nhiễm khuẩn vết thương, cơ địa yếu, xử lý vết thương chưa đúng cách, thực hiện chế độ ăn uống không đảm bảo.
Vết thương bị nhiễm khuẩn do bụi bẩn, đất cát,…dính trên vết thương làm cho tổn thương tại đây trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ để lại vết sẹo xấu sau khi phục hồi.
Nhiều trường hợp bị sẹo thường do cơ địa. Có những người mặc dù chỉ xuất hiện vết xước nhỏ trên da nhưng vẫn bị sẹo lồi. Điều này là do vốn dĩ cơ thể của họ đã dễ hình thành sẹo hơn bình thường.
Trường hợp này, nếu không bảo vệ làn da thì có thể gây sẹo ở khắp các vị trí trên cơ thể, chỉ cần có vết thương nhỏ cũng có thể bị sẹo.
Việc xử lý vết thương không đúng cách có thể là nguyên nhân làm hình thành sẹo. Khi có vết thương, bạn cần xử lý sạch sẽ để tránh làm nhiễm trùng. Trong quá trình xử lý phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ dị vật ở vết thương để tránh sẹo hình thành.
Tuy nhiên, do thiếu kiến thức trong xử lý vết thương nên nhiều người vẫn bị nhiễm trùng và hình thành sẹo tại các vùng da này.
Trong thời gian lành lượng, vết thương đang trong quá trình phục hồi, nếu bạn liên tục ăn các loại thực phẩm có thể gây tăng sinh mô sợi quá mức như rau muống, thịt gà, đồ nếp,…có thể làm hình thành sẹo xấu. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ kháng viêm, lành thương để phục hồi, tăng sản sinh da non phục hồi da mà không gây sẹo xấu.
Sẹo lồi có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Áp dụng mẹo dân gian tại nhà, tiêm corticosteroid, bôi kem trị sẹo, laser loại bỏ sẹo,…
Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà là lựa chọn của nhiều chị em có sẹo mới hình thành trong thời gian ngắn, vùng da bị sẹo vẫn còn mềm, chưa bị co kéo nhiều. Một số phương pháp loại bỏ sẹo bằng mẹo dân gian tại nhà được thực hiện như sau:
– Trị sẹo bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu trị sẹo hiệu quả. Trong mật ong có chứa thành phần hydrogen peroxide và các hoạt chất kháng khuẩn, có tác dụng loại bỏ nhẹ nhàng tế bào chết, làm mềm da. Bên cạnh đó, mật ong còn hỗ trợ dưỡng ẩm, cân bằng lại sắc tố da. Nhờ vậy, mật ong cải thiện hiệu quả tình trạng sẹo trên bề mặt da.
Bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị sẹo, sau đó thoa trực tiếp lên da. Sau đó, bạn có thể massage nhẹ nhàng trong 20 phút rồi làm sạch lại da bằng nước ấm.
– Tinh bột nghệ
Có thể sử dụng tinh bột nghệ để làm mờ sẹo. Đây cũng là mẹo dân gian làm mờ sẹo được ứng dụng phổ biến nhất từ xưa đến nay. Trong củ nghệ có chứa thành phần curcumin mang lại tác dụng kích thích quá trình sản sinh elastin, tái tạo tế vào, vùng mô mới mà không gây sẹo lồi.
Bên cạnh đó, curcumin còn hỗ trợ ức chế hắc sắc tố, khiến cho vùng da bị sẹo không cân bằng màu sắc với vùng da xung quanh.
Có thể sử dụng tinh bột nghệ để làm mờ sẹo
– Rau má
Rau má là thực phẩm có tác dụng ức chế quá trình sản xuất collagen quá mức ở các mô sẹo, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới đều màu với vùng da xung quanh. Khi áp dụng rau má trong điều trị sẹo, bạn chỉ cần giã nhỏ, xay nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị sẹo. Hỗn hợp rau má lành tính, có thể đắp trong 20 phút rồi làm sạch lại da với nước mát.
Tiêm Corticosteroid là phương pháp loại bỏ sẹo chuẩn y khoa, cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Corticosteroid sau khi tiêm có khả năng ức chế collagenase và loại bỏ hắc sắc tố tại mô sẹo.
Phương pháp tiêm ức chế sẹo bằng Corticosteroid chỉ phù hợp với những vùng da có sẹo kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ tiêm 1-4 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 6 tuần để làm xẹp sẹo lồi từ từ. Sau khi kết thúc liệu trình tiêm, khách hàng thường được dán gel silicon để đạt được hiệu quả loại bỏ sẹo tối ưu nhất.
Các loại kem bôi trị sẹo được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị, loại bỏ sẹo phì đại. Trong đó, có 2 loại được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và lành tính với làn da như:
– Scar Esthetique: Sản phẩm có chiết xuất từ 23 loại thảo dược từ thiên nhiên, sản xuất theo công nghệ châu Âu mang đến hiệu quả ưu việt trong điều trị sẹo, kể cả sẹo lâu năm. Đồng thời, các dưỡng chất trong kem trị sẹo này còn giúp làm mềm da, cân bằng màu sắc da.
– Sodermix Cream: Đây là sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu. Thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ cây cà chua xanh có trong kem trị sẹo giúp ngăn chặn tăng sinh collagen quá mức, ức chế sẹo. Đồng thời, các thành phần khác có trong kem trị sẹo cũng có tác dụng mạnh mẽ trong việc làm tiêu mô sẹo co kéo, bảo vệ da, làm đều màu da.
Sodermix Cream là một loại kem bôi trị sẹo mang lại hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến
Laser được xem là giải pháp tân tiến được ưa chuộng để loại bỏ sẹo. Một số loại laser được sử dụng trong điều trị sẹo lồi có thể kể đến như Laser CO2, Laser argon, Laser neodymium, Pulsed Dye Laser, Laser DPL…Áp dụng phương pháp laser để loại bỏ sẹo nên được kết hợp cùng các liệu pháp khác, tối ưu hóa quá trình điều trị để ngăn ngừa sẹo tái phát.
Laser được xem là giải pháp tân tiến được ưa chuộng để loại bỏ sẹo
CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỊ SẸO LỒI DỨT ĐIỂM 🔽🔽
Đăng ký tư vấn cùng chuyên gia
Phương pháp áp lạnh trị sẹo được thực hiện dựa trên nguyên lý: gây thiếu máu cục bộ ở mô sẹo để khiến chúng phẳng lại. Cách làm này chỉ phù hợp với những vùng sẹo có kích thước nhỏ, sẹo không quá lồi.
Bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C gây phá hủy tế bào và mao mạch ở vùng sẹo. Thiếu oxy cung cấp đến mô sẹo sẽ khiến cúng hoại tử, bong tróc và làm phẳng da. Tùy thuộc vào kích thước sẹo, thời gian thực hiện đông lạnh sẽ khác nhau, trung bình từ 2-3 tuần.
Liệu pháp tiểu phẫu cắt bỏ mô sẹo được thực hiện khi mức độ lồi của sẹo khiến cho các phương pháp nêu trên không thể đáp ứng được nữa. Thời gian điều trị ngắn, chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ, cần áp dụng thêm các phương pháp khác để ngăn sẹo tiếp tục lồi lên.
Xạ trị là phương pháp chiếu xạ để loại bỏ mô sẹo. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn khi được áp dụng sau 2 tuần cắt bỏ sẹo bằng phương pháp phẫu thuật.
Liều chiếu xạ trung bình từ 300 rads (5Gy) bốn lần/ngày. Việc xạ trị từng đợt ngắn với liều cao sẽ khiến các mô sẹo dường như không còn khả năng lồi trở lại. Tuy nhiên, phương pháp này cũng để lại nhiều tác dụng phụ như: Tăng sắc tố da, có khả năng gây ung thư da,…
Sau điều trị, cần chăm sóc để ngăn sẹo tiếp tục lồi trở lại. Dưới đây là lưu ý quan trọng:
– Bôi kem dưỡng cho vùng sẹo sau điều trị theo kê đơn từ bác sĩ da liễu, bôi thoa đầy đủ, đều đặn theo đúng chỉ dẫn.
– Tái khám, tiếp tục điều trị theo lịch hẹn nếu vẫn đang trong liệu trình trị sẹo.
– Tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn liên tục trong thời gian dài. Nếu được, hãy thay đổi thói quen, không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, thịt gà, cơm nếp, thịt bò, rau muống,…sau khi trị sẹo vì có thể làm tăng sinh mô tế bào quá mức gây sẹo.
– Chống nắng kỹ cho da, che chắn cẩn thận khi ra ngoài, bôi thoa kem chống nắng hàng ngày.
Chống nắng kỹ cho da, che chắn cẩn thận khi ra ngoài
Sẹo lồi là một trong những vấn đề về da rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy, cách tốt nhất, bạn nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn và trị liệu.
Comments are closed.
Em muốn trị sẹo lồi ạ
Chào Nguyễn Thị vui, bạn có thể gửi tình trạng đến https://www.facebook.com/Thammykangnam/ để nhận tư vấn miễn phí nhé