Vết sẹo lồi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vết sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tại các vùng da đã từng có tổn thương. Sẹo lồi khi hình thành vẫn có khả năng tiếp tục phát triển to hơn nếu không có phương pháp điều trị. Để hiểu rõ hơn về sẹo lồi, tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.

I. Vết sẹo lồi là gì?

Vết sẹo lồi nhô cao hơn bề mặt da bình thường do tăng sinh mô sợi quá nhiều trong quá trình lành thương. 

Theo đó, khi bị thương, cơ thể sẽ kích thích collagen sản sinh tác động làm tăng sinh số lượng mô sợi nhằm phục hồi, chữa lành cho da. Tuy nhiên, khi mô sợi tăng lên quá mức sẽ tạo thành các khối lồi lên nhô cao, căng bóng và có màu hồng hoặc thâm đỏ. Đó chính là sẹo lồi. 

Hiện tại, sẹo lồi hình thành đa phần đều do chấn thương lớn phải sử dụng chỉ khâu y tế hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chỉ bị một vết thương nhỏ như: mụn, muỗi đốt,…cũng gây hình thành vết sẹo lồi. 

Sẹo lồi khi mới hình thành khá mềm, bề mặt sẹo căng bóng, có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới. Khi sờ vào, bạn vẫn có thể có cảm giác hơi đau nhức. Sau đó, sẹo vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng ra các vùng da lành xung quanh, rộng hơn so với vùng da bị tổn thương ban đầu. 

Vết sẹo lồi thường xuyên hình thành ở một số vị trí như: cổ, trước ngực, bả vai, cánh tay,…Người có vết sẹo lồi thường vì cơ địa yếu, dễ hình thành sẹo. Vậy nên nếu bị thương ở vùng da khác trên cơ thể nhưng không có chế độ chăm sóc cẩn thận, sẹo lồi có thể tiếp tục hình thành. 

Về cơ bản, sẹo lồi hình thành như một khối u lành tính, không hề gây nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, sẹo lồi để lâu sẽ tiếp tục lan rộng, gây mất thẩm mỹ. 

Vết sẹo lồi là gì

Vết sẹo lồi là gì

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem Thêm : Vì sao vết sẹo lồi bị đau? Cách giảm đau và khó chịu

II. Dấu hiệu và triệu chứng hình thành sẹo lồi

1. Triệu chứng hình thành

Sẹo lồi hình thành sẽ đi kèm với một vài triệu chứng như:

– Sẹo dày, hình dáng khác nhau, đa số lên ở dái tai, giữa ngực hoặc ở vai. 

– Vùng da bị sẹo nhẵn bóng, không có lông mọc tại vị trí bị sẹo lồi

– Kết cấu da mềm khi mới hình thành và cứng dần khi để sẹo lồi lâu năm

– Sẹo lồi có màu đỏ, nâu hoặc thâm đỏ

– Có thể gặp một số triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức tại vùng da bị sẹo. 

2. Các dấu hiệu hình thành

Sẹo lồi khi mới hình thành và khi để lâu năm sẽ có các đặc điểm nhận dạng khác nhau. Dưới đây là dấu hiệu hình thành vết sẹo lồi ở 2 giai đoạn:

Sẹo lồi mới hình thànhSẹo lồi lâu năm
Sẹo lồi hình thành do collagen tăng sinh quá mức trong thời gian phục hồi vết thương, có màu đỏ tím hoặc hồng.Vết sẹo lồi chuyển từ màu tím hồng sang màu sẫm, đậm hơn do với vùng da xung quanh. 
Sẹo lồi xuất hiện và hình thành sau khoảng từ 3 đến 1 năm sau lành thương, kích thước sẹo tăng liên tục trong thời gian ngắn.Sẹo vẫn tăng kích thước nhưng phát triển chậm hơn so với sẹo mới. Sẹo ngừng phát triển khi đạt một kích thước nhất định. 
Hình dáng và kích thước sẹo bằng với vùng da bị tổn thươngSẹo lan sang các vùng da lân cận, không giới hạn về kích thước và hình dáng. 

III. Hình thành vết sẹo lồi trên da do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm hình thành sẹo lồi. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây hình thành vết sẹo lồi trên da hiện vẫn đang tiếp tục được các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu nghiên cứu. Bởi trên thực tế, có những trường hợp bị sẹo lồi nhưng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân. 

Theo các chuyên gia, 95% người bị sẹo lồi đều do sự rối loạn cơ quan chức năng trong quá trình làm lành vết thương, chỉ có 5% còn lại chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Cụ thể, sự rối loạn chuyển hóa collagen làm hình thành sẹo lồi. 

Hình thành vết sẹo lồi trên da do đâu?

Hình thành vết sẹo lồi trên da do đâu?

Xem Thêm : 10 Cách trị sẹo lồi ở chân mới hình thành- Bác sĩ kangnam giải đáp

Bản chất collagen rất tốt cho quá trình chữa lành vết thương dưới da nhưng khi cơ thể sản sinh collagen quá mức lại gây hình thành vết sẹo lồi. 

Một số trường hợp cụ thể có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn:

– Người da màu

– Phụ nữ đang mang thai

– Người đã từng có vết sẹo lồi ở một vị trí khác trên cơ thể. 

IV. Chẩn đoán sẹo lồi như thế nào?

Người bị vết sẹo lồi khi đi thăm khám sẽ được bác sĩ da liễu thăm khám và thực hiện chẩn đoán. Các bước trong quy trình chẩn đoán sẹo lồi như sau:

– Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh án, kiểm tra kích thước sẹo, hình dáng sẹo và mức độ phát triển của sẹo lồi.

– Tiếp theo, bác sĩ sẽ làm rõ một số thông tin như: sẹo lồi hình thành từ bao giờ, lý do hình thành, gia đình có ai đã từng bị sẹo lồi không,….Những thông tin này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về vết sẹo lồi trên cơ thể người bệnh.

– Trong trường hợp nghi ngờ sẹo lồi là một loại mô liên kết, bệnh lobomycosis hay nấm da, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác, sinh thiết da vùng sẹo để kiểm tra.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, tư vấn phác đồ điều trị sẹo lồi cho người bệnh.

V. Tiên lượng sẹo lồi

Sẹo lồi là một loại u lành tính, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để điều trị sẹo lồi không phải điều dễ dàng. Nhiều trường hợp sẹo lồi đã phẫu thuật cắt bỏ/tiêm nhưng vẫn tiếp tục phát triển trở lại. Điều này có thể do người thực hiện điều trị chưa áp dụng các phương pháp phù hợp để giảm tỷ lệ sẹo lồi tái phát. 

VI. Sẹo lồi có gây hại không?

Sẹo lồi có gây hại không? Về vấn đề này, nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị sẹo tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam có đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ điều trị. 

Theo đó, nhằm thông tin vấn đề này đến đông đảo bạn đọc, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ trích lời bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy như sau: “Sẹo lồi hoàn toàn không gây hại. Người bệnh có thể hiểu đơn giản rằng: sẹo lồi là dạng u lành tính, chúng có thể phát triển lớn hơn nhưng tuyệt đối không gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.”

Sẹo lồi hoàn toàn không gây hại

Sẹo lồi hoàn toàn không gây hại

VII. Yếu tố tăng nguy cơ sẹo lồi

Theo Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, sẹo lồi hình thành do tác động từ bên trong cơ thể và bên ngoài. Yếu tố bên trong có thể kể đến như: cơ địa dễ hình thành sẹo, yếu tố di truyền,…Yếu tố bên ngoài bao gồm: nhiễm khuẩn, cạy nặn mụn sai cách, chăm sóc và vệ sinh vết thương không sạch sẽ,…Cụ thể:

1. Yếu tố bên trong

– Cơ địa yếu khiến sẹo lồi dễ dàng hình thành

Cơ địa yếu khiến dưỡng chất cung cấp nuôi dưỡng da không đủ. Điều này gây rối loạn tăng sinh collagen tại vùng da bị tổn thương làm hình thành sẹo lồi. 

Người bị sẹo do cơ địa yếu có những đặc điểm dễ dàng nhận biết: lười tập thể dục, ăn uống thất thường, sinh học không khoa học. 

– Yếu tố di truyền

Đây là nguyên nhân khách quan đến từ yếu tố gen di truyền. Khả năng cao, cơ thể của bạn dễ bị hình thành sẹo lồi hơn nếu người thân trong gia đình cũng từng có vết sẹo lồi lớn, lâu năm trên cơ thể. 

2. Yếu tố bên ngoài

– Hình thành sẹo lồi do nhiễm khuẩn

Vùng da bị sẹo có thể dính các hạt cát nhỏ, bụi bẩn,… khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Điều này vô tình làm vùng da bị thương lâu lành hơn, dễ bị nhiễm khuẩn, vết thương kéo dài dai dẳng không khỏi. Khi lành, vùng da này có xu hướng hình thành sẹo lồi.

– Do chấn thương

Chấn thương nặng nhưng không biết cách xử lý có thể gây nên sẹo lồi. Khi khâu và băng bó vết thương không đúng cách, lớp thượng bì bị tổn thương nặng nề, khiến da không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái ban đầu và làm hình thành sẹo lồi. 

Sẹo lồi hình thành do gặp chấn thương

Sẹo lồi hình thành do gặp chấn thương

Xem Thêm : 14 Cách trị sẹo lồi tại nhà hiệu quả, hạn chế tái phát

– Băng bó vết thương sai cách 

Sẹo lồi có thể hình thành do băng bó vết thương quá chật làm tổn thương mô da. 

– Cạy, nặn mụn không đảm bảo chuẩn y khoa

Nặn mụn không đảm bảo chuẩn y khoa tạo điện kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây tổn thương và hình thành sẹo lồi. 

– Chế độ ăn uống khi bị sẹo

Sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi: rau muống, thịt gà, trứng,…

VIII. Thời gian phát triển của sẹo lồi

Theo thông tin cung cấp từ bác sĩ Lê Thị Thuỷ – chuyên gia da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, vết sẹo lồi trên phát triển liên tục trong một thời gian dài. Ở một số người, sẹo lồi phát triển 6 tháng, cũng có trường hợp sẹo phát triển đến 2 năm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong thời gian sẹo phát triển, người bệnh luôn có cảm giác đau tại vùng sẹo khi sờ vào. Nếu có va đập tại vị trí bị sẹo lồi, cảm giác đau nhức như chạm vào vết thương hở. Khi sẹo ngừng phát triển, sẹo lồi sẽ cứng lại như khối u lành nổi lên trên bề mặt da và không còn cảm giác đau nhức. Tất nhiên, vết sẹo này cũng sẽ không biến mất nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

IX. Sẹo lồi có chữa được không?

Sẹo lồi có chữa được không? Trả lời vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Thủy – chuyên gia da liễu Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam thông tin:

“Sẹo lồi có thể chữa được. Mọi tình trạng sẹo lồi, kể cả sẹo lồi lâu năm, mức độ nặng đều có thể khắc phục lên đến 80- 90% nếu phác đồ điều trị sẹo của bác sĩ phù hợp với tình trạng của người bệnh.”

Bác sĩ cũng thông tin thêm, trị sẹo lồi là không sử dụng 1 phương pháp cố định mà cần kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời, sau điều trị, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện phương pháp khác để ngăn ngừa sẹo tái lại. 

Về cơ bản, điều trị sẹo lồi rất phức tạp. Do vậy, người bị sẹo lồi nếu mong muốn điều trị dứt điểm cần phải tìm đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và có phác đồ chuyên biệt phù hợp với thể trạng từng người.

Sẹo lồi có thể chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau

Sẹo lồi có thể chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau

LÀM SAO ĐỂ CÓ LÀN DA ĐẸP ???

tư vấn cùng bác sĩ

X. Các phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến có thể kể đến như: 

– Tiêm corticosteroid

Đây là phương pháp đưa một lượng thuốc nhóm steroid vào bên dưới mô sẹo để làm mềm và xẹp sẹo lồi. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào bằng cách chọc kim từ vùng da lành, cách vùng bị sẹo khoảng 0.5cm sao cho hướng kim tiêm song song với bề mặt da. 

Bác sĩ sẽ đưa thuốc vào từ từ, vừa bơm thuốc, vừa điều chỉnh lực tay và vị trí tiêm sao cho thuốc tiêm đều trên tất cả vùng chân sẹo. 

Sau khi tiêm, bác sĩ chườm đá khoảng 10 phút vào vùng tiêm để giảm sưng đau. 

Tiêm corticosteroid điều trị sẹo lồi

Tiêm corticosteroid điều trị sẹo lồi

– Bleomycin

Tiêm Bleomycin vào dưới mô sẹo để gây sức chế TGF – β và lysyl oxidase, ngăn chặn tổng hợp collagen tại vùng da sẹo để sẹo không tiếp tục phát triển phình đại. Tiêm khoảng 4 lần/liệu trình, mỗi lần cách nhau 1 tháng. 

– Phẫu thuật cắt bỏ sẹo

Sẹo lồi lâu năm, co kéo nặng được bác sĩ chỉ định cắt bỏ. Sau khi cắt bỏ sẹo, bác sĩ có thể phải ghép da ở vùng khác lên da vùng bị sẹo lồi. Đồng thời, để sẹo không tái phát, khách hàng được tiêm corticosteroid trước phẫu thuật, dán silicon y tế sau phẫu thuật hoặc đeo băng ép. 

– Laser

Trị sẹo lồi bằng laser có tác dụng làm giảm kích thước của sẹo, đốt bỏ vùng da sẹo bị lồi lên trên bề mặt. Tuy nhiên, Liệu pháp laser chỉ phù hợp với tình trạng sẹo kích thước nhỏ. Với dạng sẹo lồi lớn, cần tiêm Corticosteroid trước thu nhỏ kích thước sẹo, sau đó mới laser điều trị. 

Laser trị sẹo lồi

Laser trị sẹo lồi

Trong đó, xóa sẹo lồi công nghệ ELLA (kết hợp tiêm và chiếu ánh sáng) đảm bảo an toàn – không xâm lấn – hiệu quả lên đến 90%. Công nghệ ELLA được ứng dụng hầu hết ở các bệnh viện thẩm mỹ lớn, uy tín. Theo nghiên cứu, các vấn đề như: sẹo lồi lâu năm, sẹo lồi kích thước lớn, co kéo phức tạp đều có thể điều trị được chỉ với duy nhất 1 liệu trình, hạn chế tái phát. 

XI. Mẹo chữa sẹo lồi dân gian

Sẹo lồi có thể chữa được bằng phương pháp dân gian. Trên thực tế, nhiều người đã sử dụng mẹo chữa vết sẹo lồi dân gian và đạt được kết quả điều trị như ý.

1. Chữa sẹo lồi bằng mật ong

Sẹo lồi chữa được bằng cách sử dụng mật ong. Trong mật ong có chứa hydrogen peroxide, chất chống nhiễm khuẩn. Mật ong giúp bổ sung độ ẩm cho da tự nhiên, làm da mềm da. 

Khi thoa mật ong ở vùng bị sẹo, vùng da này sẽ phục hồi nhanh chóng hơn, làm giảm nguy cơ bị sẹo lồi.

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị sẹo

– Bước 2: Trộn hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ cho đến khi quyện vào nhau

– Bước 3: Đắp hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại mặt với nước ấm

– Bước 4: Bôi kem trị sẹo, thực hiện các bước dưỡng da khác như bình thường. 

Chữa sẹo lồi bằng mật ong

Chữa sẹo lồi bằng mật ong

2. Chữa sẹo lồi bằng nghệ

Nghệ là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm điều trị sẹo. Trong nghệ có chứa Curcumin kích thích sản sinh elastin, tái tạo da và sản sinh mô da mới. Bên cạnh đó, elastin trong nghệ còn hỗ trợ cải thiện tình trạng trạng thâm sẹo. 

Theo đó, bạn có thể đắp tinh bột nghệ, kết hợp bột nghệ với mật ong, trứng gà,…để tăng hiệu quả trị sẹo lồi. 

Dưới đây là cách tạo hỗn hợp bột nghệ và trứng gà để điều trị sẹo lồi:

– Bước 1: Dùng 1 thìa cà phê bột nghệ trộn cùng lòng đỏ trứng gà

– Bước 2: Trộn đều hỗn hợp bột nghệ và lòng đỏ trứng gà cho đến khi tất cả hoà quyện vào nhau. Đắp hỗn hợp lên mặt trong khoảng 10 phút. 

– Bước 3: Rửa sạch mặt với nước ấm, skincare dưỡng ẩm cho da. 

Chữa sẹo lồi bằng nghệ

Chữa sẹo lồi bằng nghệ

3. Chữa sẹo lồi bằng gừng tươi

Trong gừng có chứa các khoáng chất có lợi cho quá trình phục hồi da như  K, Ca, Mg, Co, Fe,…và các vitamin C, B, A hỗ trợ tái tạo da, điều trị vết sẹo lồi nhanh chóng, an toàn. 

Các bước thực hiện mẹo điều trị sẹo bằng gừng tươi như sau:

– Bước 1: Rửa sạch gừng, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và thái gừng thành các lát nhỏ

– Bước 2: Giã gừng hoặc cho gừng và chút nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

– Bước 3: Ép lấy nước gừng và trộn với một chút mật ong

– Bước 4: Thoa hỗn hợp vừa trộn đều lên da trong khoảng 20 phút

– Bước 5: Rửa sạch mặt bằng nước ấm, duy trì đều đặn 2 lần/tuần. 

Chữa sẹo lồi bằng gừng tươi

Chữa sẹo lồi bằng gừng tươi

4. Chữa sẹo lồi bằng lá ngải cứu

Ngải cứu chứa một lượng lớn tanin giúp kích thích, đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có khả năng kháng viêm, làm mềm vùng da bị sẹo, từ đó hạn chế hình thành sẹo lồi. 

Bạn có thể dùng ngải cứu đắp lên 3-4 lần trong 1 tuần để ngăn ngừa sẹo lồi hoặc chưng ngải cứu để lấy tinh dầu thoa lên da. Trong đó, đắp lá ngải cứu vẫn là cách làm thông dụng nhất, dễ thực hiện. 

Các bước sử dụng ngải cứu để điều trị sẹo như sau: 

– Bước 1: Rửa sạch rau ngải cứu, xay nhuyễn

– Bước 3: Sử dụng 1 chiếc khăn xô, cho hết hỗn hợp vào khăn và đùm lại. 

– Bước 4: Chườm khăn lên vết sẹo trong khoảng 15 phút. 

– Bước 4: Sử dụng khăn ấm lau qua vết sẹo lồi để làm sạch vùng da bị sẹo. 

Chữa sẹo lồi bằng lá ngải cứu

Chữa sẹo lồi bằng lá ngải cứu

XII. Cách phòng ngừa sẹo lồi hiệu quả

Phòng ngừa sẹo lồi có thể được thực hiện đơn giản tại nhà. Khi có vết thương hở, bạn nên lưu ý một số điều sau để tránh vết sẹo lồi hình thành trên cơ thể: 

– Vệ sinh vết thương hở đúng cách: Cầm máu và sát trùng vết thương ngay khi có va chạm gây nên vết thương hở, vệ sinh vết thương hàng ngày. Nếu vết thương quá lớn, cần đến bệnh viện để tiêm phòng uốn ván. 

– Không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

– Không dùng tay bóc lớp vảy trên bề mặt sẹo khi vết thương chưa lành 

– Ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng các thực phẩm: Rau muống, thịt bò, hải sản, thịt gà, đồ nếp,…trong thời gian bị sẹo. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin về vết sẹo lồi. Theo đó, những trường hợp có sẹo lồi nên đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt, hiệu quả càng cao. 

Bên cạnh đó, nếu có câu hỏi liên quan đến sẹo lồi, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6466 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí. .

Nguồn tham khảo

Health Life: “Everything You Need to Know About Keloid Scars”

American Academy of Dermatology: “KELOID SCARS: DIAGNOSIS AND TREATMENT”

National Library of Medicine: “Keloids: Pathogenesis, Clinical Features, and Management”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách trị sẹo lồi
    Sẹo lồi có chữa được không? Ngăn ngừa sẹo tái phát

    Sẹo lồi có chữa được không? Ngăn ngừa sẹo tái phát

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Sẹo lồi có hình dáng như cục thịt nổi lên trên bề mặt da khi vết thương lành. Cục thịt này có màu sẫm, hình dáng xấu xí. Điều này khiến nhiều người mặc cảm, không biết sẹo lồi có chữa được không. Để giúp khách hàng giải đáp thắc mắc, trong bài viết này,

    Trị sẹo lồi công nghệ ELLA – Hiệu quả 90%, không cần phẫu thuật

    Trị sẹo lồi công nghệ ELLA – Hiệu quả 90%, không cần phẫu thuật

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Xóa sẹo lồi vĩnh viễn không cần phẫu thuật sẽ không còn khó nếu bạn biết đến công nghệ ELLA được ứng đụng độc quyền tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam. Phương pháp này là bước tiến lớn trong nền Y khoa thẩm mỹ hiện đại, giúp khắc phục được mọi loại sẹo lồi từ

    10 Cách trị sẹo lồi ở chân mới hình thành- Bác sĩ kangnam giải đáp

    10 Cách trị sẹo lồi ở chân mới hình thành- Bác sĩ kangnam giải đáp

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Sẹo lồi ở chân mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Vậy điều trị sẹo lồi ở chân có chữa được không? Hãy cùng Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam làm mờ các vết sẹo lồi bằng những phương pháp đơn giản, an toàn nhé! I/ Sẹo lồi ở

    Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục sẹo lồi ở môi

    Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục sẹo lồi ở môi

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Sẹo vô cùng khó chữa, đặc biệt là sẹo lồi ở môi. Chúng thường gây nên tình trạng mất cân đối đôi môi, làm bạn khó khăn khi vận động khuôn miệng. Trong bài viết này sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, biểu hiện và đưa ra phương phác khắc phục sẹo môi hiệu

    Sẹo lồi sau sinh mổ do đâu? 7 cách làm mờ sẹo sau sinh

    Sẹo lồi sau sinh mổ do đâu? 7 cách làm mờ sẹo sau sinh

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Sẹo lồi sau sinh mổ gây ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để giảm thiểu tình trạng sẹo lồi bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây. I – Sẹo lồi sau mổ đẻ do đâu?1 – Do cơ

    Sẹo lồi ở mũi – Cách xử lý sẹo lồi sau phẫu thuật mũi

    Sẹo lồi ở mũi – Cách xử lý sẹo lồi sau phẫu thuật mũi

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Trường hợp bị sẹo lồi ở mũi rất phổ biến, tạo nên những cản trở nhất định về mặt thẩm mỹ và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của bạn. Vị trí sẹo lồi trên mũi là khó và nhạy cảm, vì vậy bạn cần phải nắm rõ triệu chứng và nguyên nhân hình thành

    icon