Nâng ngực có cho con bú được không – có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?Câu trả lời từ chuyên gia!

Thắc mắc của nhiều mẹ bỉm và những người đang có ý định trùng tu vòng 1 bị chảy xệ, mất cân đối hoặc kém hấp dẫn là liệu nâng ngực có cho phép cho con bú hay không? Trên thực tế, những chị em đã nâng ngực hoàn toàn có thể cho con bú mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của con. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về việc nâng ngực sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình.

I – Nâng ngực có cho con bú được không?

Bác sĩ PTTM Dr. Harvey Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ngực – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp về “nâng ngực có cho con bú được không (1)” rằng:

“Nâng ngực rồi vẫn cho con bú bình thường , vì phẫu thuật nâng cấp vòng 1 không ảnh hưởng đến tuyến sữa, không chạm đến ống dẫn sữa và chỉ đặt túi ngực ở vị trí giữa lớp cơ ngực lớn và cơ ngực bé.”

Dựa theo cấu trúc của bầu ngực, các tuyến sữa bao gồm nhiều ống và tập trung nhiều ở vùng đầu ti. Trong khi các kỹ thuật nâng ngực nội soi hiện đại thường đưa túi ngực vào trong khoang dưới cơ thông qua đường gấp dưới ngực hoặc đường nách, không chạm đến tuyến sữa.

Nâng ngực có thể cho con bú bình thường

Nâng ngực có thể cho con bú bình thường

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Theo như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hiện vẫn chưa có bất cứ báo cáo lâm sàng nào về vấn vấn đề mẹ và trẻ sơ sinh gặp tình trạng bất thường sau khi cho con bú từ người mẹ đã từng phẫu thuật nâng ngực.

Các nghiên cứu cũng đã đo nồng độ silicon trong sữa mẹ và không tìm thấy sự khác biệt giữa người mẹ đã từng nâng ngực và người mẹ không nâng ngực. Do đó có thể kết luận, những người đã từng nâng ngực silicon hoàn toàn có thể cho con bú mà không cần lo lắng về những tác dụng phụ.

Nâng ngực mềm đẹp tự nhiên sau 2 năm

Nâng ngực mềm đẹp tự nhiên sau 2 năm

??? VIDEO Phẫu thuật nâng ngực có cho con bú được không?

II – Đặt túi ngực cần lưu ý điều gì để tránh ảnh hưởng đến việc cho con bú?

Vị trí đặt túi ngực, các loại túi ngực và kích thước túi ngực là 3 điều quan trọng cần lưu ý trước khi đặt túi độn ngực (2) . Dưới đây là những lưu ý cần đảm bảo khi đặt túi nâng ngực để không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú sau này như:

Vị trí đặt túi ngực

Vị trí lý tưởng để đặt túi ngực trong quá trình phẫu thuật là bên dưới cơ ngực. Trong vị trí này, túi ngực sẽ không gây áp lực lên tuyến sữa, từ đó giảm nguy cơ tắc nghẽn tuyến sữa và cảm giác căng cứng không mong muốn của ngực.

Túi ngực được đặt ở vị trí này sẽ đảm bảo rằng trong tương lai, khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú, phụ nữ không gặp phải những lo ngại về ảnh hưởng đến việc sinh con và chăm con.

Các loại túi ngực

Nếu có đủ điều kiện về tài chính, hãy chọn túi độn mềm, có kết cấu mỏng nhẹ và linh hoạt để nó có thể thích ứng với cơ bắp và cấu trúc vú một cách tự nhiên hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự thoải mái khi cho con bú.

Nên chọn túi độn mềm, có kết cấu mỏng nhẹ và linh hoạt

Nên chọn túi độn mềm, có kết cấu mỏng nhẹ và linh hoạt

Kích thước của túi ngực

Việc chọn kích cỡ túi nâng ngực phù hợp cũng rất quan trọng. Túi độn quá lớn có thể gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến bầu vú, còn túi độn quá nhỏ có thể không cung cấp đủ sự hỗ trợ cho bầu vú và không thỏa mãn được mục tiêu làm đẹp.

Do đó, chọn kích cỡ phù hợp giúp duy trì cấu trúc và hình dáng tự nhiên của vú, cũng như giữ cho việc cho con bú sau này trở nên dễ dàng hơn.

Nhìn chung, trước khi quyết định phẫu thuật đặt túi nâng ngực, bạn nên thảo luận với bác sĩ phẫu thuật về kế hoạch sau phẫu thuật. Các bác sĩ có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ bạn về cách quản lý việc cho con bú sau phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả nhất.

III – Những ảnh hưởng của túi ngực đối với nguồn sữa ra sao?

Khi túi ngực được đặt sau tuyến sữa hoặc bên dưới cơ ngực thường không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, một số trường hợp túi ngực đặt sai vị trí và thiếu độ chính xác, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa (3) như:

Túi nâng ngực có thể làm giảm khả năng tạo sữa

Túi nâng ngực có thể làm giảm khả năng tạo sữa

Giảm lượng sữa mẹ: Túi nâng ngực có thể làm giảm khả năng tạo sữa của bầu ngực vì giảm lưu lượng máu đến vùng ngực và làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của tuyến sữa.

Gây cảm giác đau: Một số trường hợp phụ nữ có thể thấy đau và khó chịu khi cho con bú do áp lực từ túi độn ngực.

Khó khăn trong việc cho con bú: Túi độn ngực khi sử dụng sai kích thước có thể làm giảm khả năng cho con bú, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển hóa sữa trong bầu ngực.

Một số dây thần kinh hoặc ống dẫn sữa bị tổn thương: Áp lực từ túi nâng ngực có thể gây căng thẳng đến các dây thần kinh trong vùng ngực. Ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu và sự suy giảm hoạt động của các dây thần kinh quan trọng trong vùng ngực.

Áp lực của túi ngực đến ống dẫn sữa: Túi ngực quá lớn hoặt đặt ở vị trí không chính xác có thể gây áp lực đến ống dẫn sữa, làm giảm lưu thông và suy giảm khả năng sản xuất sữa của bầu ngực.

Dây thần kinh vùng ngực ít nhạy cảm hơn: Việc đặt túi ngực sai vị trí có thể làm cho một số dây thần kinh trở nên ít nhạy cảm hơn,. Điều này có thể gây ra tổn thương hoặc làm giảm sự linh hoạt của các dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu thần kinh và giao tiếp giữa não bộ và các phần của bầu vú, làm suy giảm khả năng kích thích sản xuất sữa và giảm cảm giác ở bầu ngực.

IV – Sử dụng máy hút sữa trên tuyến vú đặt túi ngực có sao không?

Đối với các công nghệ nâng ngực hiện đại, bác sĩ thường đặt túi ngực chính xác dưới lớp cơ, không can thiệp đến mô mỡ nên giảm thiểu tối đa nguy cơ tắc tuyến sữa. Từ đó đảm bảo rằng việc sử dụng máy hút sữa sau này không gặp vấn đề nguy hại gì (4).

Các chị em có thể yên tâm sử dụng máy hút sữa nếu cần thiết mà không lo ngại về ảnh hưởng từ túi ngực đã được đặt vào trước đó. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe sinh sản trước khi thực hiện bất cứ hành động nào tác động đến bầu ngực đã đặt túi ngực.

sử dụng máy hút sữa

Sử dụng máy hút sữa không gây ảnh hưởng sau khi nâng ngực

V – Nâng ngực khi cho con bú có khó khăn gì không?

Sản lượng sữa thấp, núm vú đau nhức, căng tức vùng ngực, tắc ống dẫn sữa, thay đổi cảm giác ở đầu vú, núm vú và đau vú là những khó khăn có thể gặp phải khi cho con bú sau nâng ngực.

1. Một số phụ nữ có sản lượng sữa thấp

Phẫu thuật nâng ngực có thể gây căng thẳng và áp lực đến vùng ngực, làm suy giảm quá trình lưu thông máu và ảnh hưởng đến việc lưu thông sữa. Trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, cơ thể cũng sẽ cần nhiều năng lượng để làm lành vết thương, điều này có thể làm giảm sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa.

2. Núm vú bị đau nhức

Phẫu thuật nâng ngực thường là ca phẫu thuật lớn, đòi hỏi thời gian phục hồi đủ lâu. Trong giai đoạn phục hồi, núm vú và vùng ngực có thể sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức do vết thương từ quá trình phẫu thuật.

Việc cho con bú lúc này có thể gây ra căng thẳng và áp lực đến núm vú. Khi em bé hút sữa, núm vú có thể trải qua một loạt các biến đổi về cấu trúc và chức năng, điều này có thể gây ra cảm giác đau nhức.

3. Căng tức phần ngực

Quá trình nâng ngực giúp bầu ngực tăng kích thước, điều này gây áp lực và căng tức vùng ngực trong giai đoạn đầu. Trong quá trình sản xuất sữa, cơ thể phụ nữ cần tăng cường lưu thông máu trong vùng ngực để cung cấp đủ dưỡng chất cho sữa mẹ. Việc tăng size ngực và áp lực từ túi nâng ngực cũng có thể gây ra căng tức ngực.

phụ nữ nên nâng ngực trước khi sinh em bé khoảng 2-3 năm

Căng tức phần ngực

4. Tắc ông dẫn sữa

Nâng ngực thường đi kèm với việc thay đổi cấu trúc tự nhiên của vùng ngực. Các cấu trúc và mạng lưới của ống dẫn sữa cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc bị chèn ép do việc điều chỉnh hình dáng và vị trí của ngực thiếu chính xác.

Hơn nữa, trong trường hợp kích thước túi ngực quá lớn có thể tạo áp lực vào ống dẫn sữa, gây tắc ống dẫn sữa.

5. Thay đổi cảm giác ở đầu và núm vú

Một số người có thể gặp tình trạng thay đổi trong cảm giác của núm vú sau khi nâng ngực, làm cho núm vú trở nên ít nhạy cảm hơn, ít phản ứng hơn với kích thích từ việc cho con bú.

Ngoài ra, quá trình nâng ngực và việc cho con bú đều có thể gây các tác động tinh thần và cảm xúc của phụ nữ. Những cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, hoặc lo sợ có thể ảnh hưởng đến cảm giác của núm vú khi con bú.

6. Đau vú

Nâng ngực khi cho con bú có thể dễ gây ra tình trạng đau vú do vòng 1 tăng kích thước dẫn đến căng thẳng núm vú, khiến núm vú trở nên nhạy cảm hơn và gây cảm giác đau nhức khi cho con bú.

Đặc biệt trong quá trình hồi phục, vùng ngực còn tổn thương và chưa lành hoàn toàn sẽ khiến núm vú bị đau nhức hơn khi có tác động từ việc cho con bú.

Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú

Nâng ngực khi cho con bú có thể dễ gây ra tình trạng đau vú

7. Con bú nhiều có làm thay đổi hình dáng túi ngực không?

Quá trình cho con bú có thể làm thay đổi hình dáng bầu ngực. Vì khi cho con bú, độ căng tròn của ngực tăng lên, có thể làm thay đổi hình dáng tự nhiên của túi ngực. Hơn nữa, con bú với tần suất nhiều sẽ khiến da và mô mồm trong vùng ngực giãn nở, làn cho chúng trở nên mất dần độ đàn hồi và thay đổi hình dáng.

Tuy nhiên, mức độ thay đổi hình dáng của túi ngực sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của từng người, thời gian và cường độ cho con bú, cũng như việc duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Một số phụ nữ có thể trải qua sự thay đổi lớn hơn trong hình dáng túi ngực sau khi cho con bú, trong khi người khác lại không có sự thay đổi đáng kể.

VI – Hướng dẫn cho bé bú sau khi nâng ngực

Cho bé bú thường xuyên hơn, sử dụng thảo dược lợi sữa, cho bé ngậm ti đúng cách để bầu ngực không bị thay đổi hình dạng sau khi nâng ngực thẩm mỹ, đồng thời đáp ứng được lượng sữa cần thiết để nuôi con.

1. Cho bé bú thường xuyên hơn

Sau khi nâng ngực, việc cho bé bú thường xuyên và đều đặn rất quan trọng để kích thích sản xuất sữa mẹ và duy trì sản lượng sữa. Tăng tần suất cho bé bú có thể giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hơn, từ đó giảm nguy cơ tắc ông dẫn sữa và duy trì quá trình lưu thông sữa trong bầu ngực.

Bạn nên thực hiện cho bé bú đều hai bên vú, đảm bảo hai bên bầu ngực đều nhận được sự kích thích đồng đều.

Cho bé bú thường xuyên hơn

Cho bé bú thường xuyên hơn

2. Dùng các loại thảo dược có lợi sữa

Một số loại thảo dược có thể giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ sau khi nâng ngực như hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hồi sâm, maca, hà thủ ô, có thể bổ sung cho cơ thể để tăng lượng sữa tự nhiên.

Các loại thảo dược có thể được sử dụng dưới dạng trà hoặc thuốc uống, tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, cần tham khảo với bác sĩ  về việc sử dụng an toàn và liều lượng phù hợp.

3. Cho bé ngậm ti đúng cách

Để đảm bảo bé bú dễ dàng và thoải mái sau khi nâng ngực, hãy đảm bảo để bé ngậm ti đsung cách. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng núm vú và núm ti của bé sạch sẽ trước khi bắt đầu cho bé bú. Đặt bé vào vị trí thoải mái và dùng cả hai tay để hướng dẫn bé ngậm ti một cách chính xác, đảm bảo rằng bé đã bóp chặt bầu ngực và môi của bé để bao chùm núm vú.

Bạn cũng có thể cần sử dụng gối mềm đặt dưới bầu ngực để hỗ trợ cho bé bú dễ dàng hơn, đồng thời tham khảo hướng dẫn từ cuyên gia về cách chăm sóc sau sinh để đảm bảo bé đang được ngậm ti đúng cách

VII – Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực để hạn chế chảy xệ

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mát xa ngực, cho bé bú đều 2 bên ngực, dùng gối kê khi cho con bú, duy trì mặc áo ngực và bổ sung sữa công thức là những cách cho con bú sau khi nâng ngực để hạn chế tình trạng chảy xệ cho các mẹ bỉm.

Tình trạng ngực chảy xệ thường khiến phụ nữ cảm thấy tự ti và không hài lòng. Do đó, tốt hơn hết chúng ta hãy cùng tham khảo cách cho con bú đúng chuẩn để phòng tránh tối đa tình trạng chảy xệ, sau đây là 6 lưu ý quan trọng:

Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực

Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực

1. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ ăn khi mang bầu luôn được các chị em quan tâm trên hết, hầu như ai cũng muốn cơ thể không bị tích mỡ, thừa cân, mà chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi thai nhi.

Đặc biệt, với những ai đã từng phẫu thuật nâng ngực thì việc này càng quan trọng hơn. Bởi nếu vòng 1 tích mỡ nhiều thì khả năng ngực bị chảy xệ sau sinh là rất lớn.

Các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm kiếm những chế độ ăn lành mạnh nhất. Ưu tiên các thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và hạn chế những đồ ăn gây tích mỡ. Chẳng hạn một số thực phẩm giàu estrogen có khả năng kích thích các mô ngực phát triển và không tích mỡ như đậu phụ, đậu nành, đu đủ, trứng, chân giò, …

2. Mát xa ngực để kích thích tiết sữa

Thời gian đầu mới sinh, tình trạng ngực chưa tiết sữa khá phổ biến và chúng ta không nên quá lo lắng. Tình trạng chậm tiết sữa có thể xảy ra cả ở những người đã hoặc chưa nâng ngực.

Thay vì lo lắng khi chưa thấy sữa về, các mẹ nên chăm chỉ mát xa ngực thường xuyên để kích thích tuyến sữa sản xuất. Việc làm này không những giúp trẻ có sữa bú mà còn hỗ trợ giảm căng tức vùng ngực.

Ngay cả khi bầu ngực đã có sữa, bạn vẫn nên duy trì thói quen mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để duy trì lượng sữa ổn định cho bé.

Massage bầu ngực trước khi ngủ

Mát xa ngực để kích thích tiết sữa

3. Cho trẻ bú đều cả 2 bên ngực

Thông thường, các chị em sẽ có xu hướng cho con bú tập trung tại bên vú tiết nhiều sữa. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dáng ngực sau này, khiến ngực bị mất cân đối.

Nếu một bên ngực tiết sữa ít, chị em vẫn cần cho trẻ bú. Chính quá trình ti sữa của trẻ sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn.

4. Sử dụng gối kê khi cho bé bú

Cách cho bé bú đúng nhất là các mẹ cần nâng cao tay để miệng bé tiếp xúc với đầu ngực. Tuy nhiên, nếu giữ tư thế này lâu rất dễ mỏi, vậy nên nhiều mẹ thường hạ tay xuống chạm đùi, điều này lại tác động đến lưng và vô tình khiến bầu ngực bị xệ.

Để bảo vệ vòng 1 sau khi nâng, tốt nhất chị em nên sử dụng một chiếc gối kê tay trong quá trình cho con bú. Điều này vừa giúp mẹ thoải mái lại vừa hỗ trợ bảo toàn dáng ngực.

5. Duy trì mặc áo ngực trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ

Nhiều mẹ bỉm có thói quen thả rông trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ để bầu ngực được giải phóng và thoải mái nhất. Tuy nhiên, đây mới chính là nguyên nhân chủ yếu khiến vòng 1 xuống cấp trầm trọng.

Hãy cố định núi đôi bằng một chiếc áo lót mỏng, không gọng. Thói quen này sẽ giúp ngực được bảo vệ hoàn toàn, tránh xô lệch và chảy xệ.

Chọn kích thước áo ngực phù hợp

Duy trì mặc áo ngực đúng kích thước khi nuôi con

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

6. Bổ sung sữa công thức

Các mẹ có thể bổ sung sữa công thức cho trẻ vào bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất vẫn là từ 4 tuần tuổi trở đi. Vì đây là giai đoạn hình thành thói quen bú mẹ và kích thích sữa mẹ sản xuất đều đặn hơn.

Kết hợp thêm sữa công thích sẽ giúp mẹ bỉm cải thiện được một số vấn đề như bé tăng cân không đủ hoặc nguồn sữa mẹ còn hạn chế. Bên cạnh đó, giảm tần suất bé bú mẹ cũng giúp mẹ giữ được vòng 1 săn chắc hơn, giảm thiểu nguy cơ chảy xệ.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Bài viết giải đáp đến bạn đọc nâng ngực có cho con bú được không và những vấn đề khác liên quan. Sức khỏe của bé và sắc đẹp của mẹ đều là 2 yếu tố quan trọng, vậy nên các mẹ hãy tham khảo trước ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Chăm sóc sau nâng ngực
Uống nước dừa có tăng vòng 1 không? Giải đáp từ chuyên gia

Uống nước dừa có tăng vòng 1 không? Giải đáp từ chuyên gia

Cập nhật: 09/05/2024 - Tác giả: Trần Quyên kangnam

Không nên uống nước dừa trước và sau khi nâng ngực vì nước dừa có tính âm cao. Việc uống nước dừa trước khi nâng ngực sẽ làm cho việc cầm máu trong lúc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn. Sau khi nâng ngực, nước dừa có thể gây tình trạng xuất huyết và

Bí quyết chăm sóc sau nâng ngực giúp bạn hồi phục nhanh chóng

Bí quyết chăm sóc sau nâng ngực giúp bạn hồi phục nhanh chóng

Cập nhật: 09/05/2024 - Tác giả: Trần Quyên kangnam

Để đạt kết quả tốt nhất và tránh để lại sẹo sau nâng ngực, chăm sóc sau nâng ngực bao gồm 5 bước sau: tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và giữ sức khoẻ, uống thuốc theo chỉ dẫn, chế độ ăn uống và lối sống khoẻ mạnh, chăm sóc xung quanh

Sau phẫu thuật nâng ngực bao lâu thì ngực trở nên mềm

Sau phẫu thuật nâng ngực bao lâu thì ngực trở nên mềm

Cập nhật: 27/03/2024 - Tác giả: Trần Quyên kangnam

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam) cho biết, thời gian nâng ngực nano có chip mềm mại trở lại sau khoảng 3-6 tháng, tùy thuộc vào cơ địa và tay nghề của bác sĩ thực hiện, cũng như quá trình chăm sóc sau phẫu thuật có đảm bảo khoa học hay

Nâng ngực xong có đi máy bay được không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Nâng ngực xong có đi máy bay được không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Cập nhật: 09/05/2024 - Tác giả: Trần Quyên kangnam

Nâng ngực có đi máy bay được không là nỗi băn khoăn của không ít tín đồ thẩm mỹ trước những thông tin liên quan đến sự cố nổ, vỡ túi độn. Vậy thực hư vụ việc nâng ngực đi máy bay bị nổ có đúng không? Cùng giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Tại sao con trai thích sờ ngực con gái? Lý giải thú vị nhất

Tại sao con trai thích sờ ngực con gái? Lý giải thú vị nhất

Cập nhật: 09/05/2024 - Tác giả: Trần Quyên kangnam

Giải đáp Tại sao con trai thích sờ ngực con gái? Hành động này có phải đang thể hiện tình cảm bình thường không hay là hành vi biến thái thiếu chuẩn mực? Cùng Kangnam tìm câu trả lời cũng như cách xử sự khéo léo và hợp lý nhất nhé. I – Lý giải

Call
Zalo