Nâng ngực có được bóp mạnh không? Sau bao lâu được nắn bóp?

Sau nâng ngực, sở hữu được bộ ngực tròn trĩnh, quyến rũ, nhiều người lại lo lắng, không biết nâng ngực có được bóp mạnh không? Bởi cảm giác nắn bóp vùng ngực rất quan trọng trong việc thỏa mãn chuyện “chăn gối” vợ chồng. Để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

I. Nâng ngực có được bóp mạnh không?

Nâng ngực có được bóp mạnh được không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể được bóp mạnh sau nâng ngực mà không lo vỡ túi ngực, mất cảm giác ở vùng ngực. Bởi:

công nghệ nâng ngực hiện đại đưa túi ngực vào bên trong bằng kỹ thuật bóc tách khoang ngực tỉ mỉ, chính xác, không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, tuyến vú, đưa túi ngực vào một cách nhẹ nhàng, an toàn. 

Đồng thời, túi độn ngực được sử dụng có chất lượng tốt, kích thước vừa vặn với cơ thể, độ tương thích cao, độ bám chắc vào thành ngực sau nâng, không lo xô lệch khi nắn bóp, tác động từ bên ngoài. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thẩm mỹ, khi vừa mới thực hiện phẫu thuật nâng ngực xong vẫn nên kiêng nắn bóp một thời gian đợi dáng ngực vào form, hồi phục hoàn toàn rồi mới nên bóp mạnh. Việc nắn bóp sẽ gây đau đớn cho vết thương vùng ngực, cơn đau kéo dài dai dẳng, gây khó chịu. 

Nâng ngực có được bóp mạnh không? Câu trả lời là có

Nâng ngực có được bóp mạnh không? Câu trả lời là có

Xem Thêm : Nâng ngực có nguy hiểm không? Bệnh viện kangnam trả lời

II. Sau nâng ngực bao lâu được nắn bóp?

Nếu muốn nắn bóp mạnh ở vùng ngực cần chờ sau 3 hoặc 6 tháng để cấu trúc vòng 1 ổn định hoàn toàn. Đây là thời điểm túi ngực đã có liên kết chặt chẽ với mô, các mạch máu nên không xảy ra tình trạng méo, lệch khi xoa bóp. Chính vì vậy, dù bạn có thực hiện nắn, bóp mạnh cũng không lo gặp biến chứng. 

Vùng ngực sau khi nâng sẽ ổn định, phục hồi hoàn toàn sau khoảng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, với những chị em có cơ địa dễ dị ứng, dễ gặp các biến chứng khi nâng ngực, quá trình làm lành vết thương, thời gian túi độn tương thích với cơ thể sẽ lâu hơn. 

Lúc ngực đã phục hồi, bạn không cần quá lo lắng khi nắn bóp ngực mạnh nữa. Chuyện “chăn gối” vợ chồng vẫn diễn ra bình thường, cảm giác tại vùng ngực vẫn ổn, không lo xảy ra biến chứng hay giảm bớt cảm xúc khi quan hệ. 

Sau nâng ngực bao lâu được nắn bóp?

Sau nâng ngực bao lâu được nắn bóp?

III. Nâng ngực có làm mất cảm giác khi sờ, nắn bóp không?

Câu trả lời là không làm mất cảm giác khi sờ, nắn bóp. Mọi vấn đề xảy ra sau độn ngực chỉ mang tính chất tạm thời, duy trì trong thời gian ngắn và khỏi hẳn khi ngực đã vào form, hoàn toàn không gây mất cảm giác nên bạn hoàn toàn yên tâm. 

Mặt khác, nếu ngực gặp biến chứng nặng như lở loét, hoại tử da ngực, vỡ túi ngực,…Cần đến ngay bệnh viện để tiến hành lấy túi ngực ra ngay lập tức. 

Nâng ngực có làm mất cảm giác khi sờ, nắn bóp không?

Nâng ngực có làm mất cảm giác khi sờ, nắn bóp không?

Xem Thêm : Nâng ngực đẹp tự nhiên: Bí quyết sở hữu “gò đào” tuyệt mỹ

IV. Tips chăm sóc giúp ngực mau hồi phục

Chăm sóc ngực đúng cách giúp bầu ngực nhanh phục hồi, có thể sờ nắn thoải mái sau từ 3- 6 tháng bằng cách: vệ sinh ngực, mặc áo định hình, uống thuốc và tái khám theo chỉ định.

1. Vệ sinh ngực theo hướng dẫn

Trong 24 đến 48 giờ đầu sau phẫu thuật, bạn không nên để ngực dính nước vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vết thương. Sau thời gian này, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý, bông để làm sạch ngực theo hướng dẫn:

– Bước 1: Dùng miếng bông y tế lớn thấm nước muối sinh lý.

– Bước 2: Lau bông lên bầu ngực và khu vực xung quanh

– Bước 3: Sau khi lau, sử dụng bông sạch lau khô ngực

– Bước 4: Dùng băng mới quấn cố định vùng ngực. 

Mỗi ngày, bạn nên vệ sinh và thay băng 2 lần để làm sạch vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong quá trình thực hiện, nên nhẹ tay để tránh gây bục chỉ tại vết mổ. 

2. Mặc áo định hình ít nhất 2 tháng đầu sau nâng ngực

Để ngực vào form chuẩn, bạn nên mặc áo định hình 12h/ngày, liên tục trong vòng 2 tháng đầu sau khi nâng ngực. Để dễ tháo, mặc áo, bạn nên chọn sản phẩm có mắc cài phía trước. 

Lưu ý: Khi đi ngủ, bạn không nên mặc áo ngực vì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, chèn ép lên ngực rất khó chịu. 

Mặc áo định hình ít nhất 2 tháng đầu sau nâng ngực

Mặc áo định hình ít nhất 2 tháng đầu sau nâng ngực

3. Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ

Loại thuốc thường được sử dụng cho người vừa nâng ngực thường là kháng sinh liều cao để hạn chế nhiễm trùng, thuốc giảm đau. Vì vậy, bạn nên uống đúng liều để giúp vòng 1 nhanh lành mà không cần quan tâm đến nâng ngực có được bóp mạnh không, đồng thời đảm bảo có sức khỏe tốt nhất sau nâng ngực. 

4. Tái khám định kỳ

Bên cạnh uống thuốc theo chỉ dẫn, bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong các buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra quá trình phục hồi của ngực. Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ nhanh chóng có biện pháp can thiệp để hạn chế nguy hiểm đến sức khỏe. 

Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Xem Thêm : Nâng ngực đường chân ngực: Giải pháp cho vòng một săn chắc và quyến rũ

5. Không vận động mạnh

Không nên cử động mạnh ở vùng cánh tay, vai cần được hạn chế tối đa trong thời chờ túi ngực vào form, định hình đúng vị trí trên ngực. 

Không gập, cúi người vì có thể làm cho ngực bị ép chặt, ảnh hưởng đến vị trí túi ngực bên trong. Nếu tác động lực quá mạnh khi mới phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng và tăng nguy cơ vỡ túi độn. 

Ngoài ra, sau khi mới nâng ngực không nên mang vác vật nặng hơn 2kg để tránh gây áp lực lớn cho vùng ngực.

6. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau nâng ngực. 

Bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày sau nâng ngực:

– Thực phẩm chứa vitamin A: cà rốt, ớt chuông, khoai lang, bí ngô,…

– Thực phẩm giàu vitamin E: Bông cải xanh, quả bơ, hạnh nhân, rau bina,…

– Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Dâu tây, quýt, cam,…

– Thực phẩm chứa nhiều Protein tốt cho sức khỏe: Yến mạch, sữa chua Hy Lạp, thịt heo,…

– Thực phẩm giàu kẽm: Các loại cây họ đậu (đậu cô ve, đậu xương rồng, đậu nành,…), hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt khác (óc chó, hạt chia,…)

Ngoài ra, bạn cùng cần kiêng khem sau nâng ngực để hạn chế sẹo ở vùng vết thương. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: 

– Trứng và các món ăn làm từ trứng. 

– Rau muống

– Hải sản tươi

– Đồ nếp

– Đồ ăn cay nóng 

– Chất kích thích

7. Tư thế ngủ đúng theo hướng dẫn

Tư thế đi ngủ cũng ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Khi đi ngủ, bạn nên duy trì tư thế ngửa, kê gối cao xung quanh vùng ngực để tránh nằm nghiêng người, nằm sấp vì có thể gây xô lệch vị trí của túi độn. 

Đầu luôn nằm cao hơn so với ngực để tạo cảm giác thoải mái hơn khi nằm. Tư thế này không dồn trọng lượng của cơ thể lên ngực để giảm tỷ lệ biến chứng xảy ra. 

Không đặt gối lên ngực hay đắp chăn quá dày sẽ tạo áp lực đè nặng lên ngực, làm ngực bị biến dạng.

8. Vệ sinh cá nhân mỗi ngày

Trong thời gian mới nâng ngực, không nên ngâm mình trong bồn nước ấm, không được xông hơi toàn thân. Nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương. 

Bên cạnh đó, cơ thể cần được vệ sinh sạch sẽ, thay đồ mới hàng ngày để tránh vi khuẩn, bụi bẩn bám trên người gây nhiễm trùng vết thương.

Trong bài viết, vấn đề nâng ngực có được bóp mạnh không đã được Kangnam giải đáp. Theo đó, chỉ cần đảm bảo nâng ngực an toàn, chăm sóc đúng cách thì việc nâng ngực có thể đảm bảo mang lại hiệu quả cao, có thể sờ, nắn bóp thoải mái mà không sợ bị xô lệch, ảnh hưởng đến hiệu quả sau nâng. 

Bên cạnh đó, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 6466 để được tư vấn miễn phí. 

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
guest
0 Comments
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Call
Zalo
Báo giá Nhận báo giá