Vỡ túi ngực là tình trạng khá nguy hiểm mà một vài phụ nữ có thể đối mặt sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Tình trạng túi ngực nứt, vỡ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nhiều hậu quả đáng gờm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách nhận biết khi bị vỡ túi nâng ngực để đề phòng và xử lý kịp thời.
Vỡ túi độn ngực (1) còn biết đến tên tiếng Anh là Breast Implant Rupture, là tình trạng túi ngực bị nứt dần và rách, gel silicon bên trong túi sẽ chảy ra từ từ nhưng không gây chảy máu. Khi túi ngực bị vỡ, silicon có thể sẽ lưu lại bên trong vỏ túi do bị hạn chế bởi lớp vỏ xơ xung quanh. Một số trường hợp silicone thoát ra ngoài vỏ túi và tự do di chuyển.
Vỡ túi nâng ngực trong bỏ bao thường xảy ra do vỏ túi bị hỏng nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc bên ngoài. Trường hợp này gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện bằng cách thực hiện kiểm tra lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
Mặt khác, trường hợp vỡ túi ngực ngoài vỏ có thể làm thay đổi hình dáng, đường viền của vú, điều này có thể dễ dàng phát hiện thông qua các phương pháp kiểm tra lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
Bác sĩ PTTM Dr. Galvin Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ngực – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: Hầu hết túi độn ngực sử dụng trong phẫu thuật nâng ngực thường không dễ vỡ và có thể duy trì nhiều năm. Mặc dù vậy nhưng túi ngực cũng không tồn tại được mãi mãi, do vỏ silicon chứa dung dịch nước muối có thời hạn và cũng sẽ bị mòn, nứt dần, dẫn đến vỡ.
Tuổi thọ tối thiểu của túi ngực thường dao động trong khoảng 10 năm. Khi được đặt đúng vị trí, áp dụng kỹ thuật đưa túi ngực vào khoang chính xác, có quá trình chăm sóc sau khi nâng ngực đúng cách sẽ giúp túi ngực duy trì vẻ đẹp được trên 10 năm, thậm chí lên đến hơn 20 năm. Một số trường hợp túi ngực bị vỡ, không duy trì được lâu dài thường do va đập mạnh hoặc có áp lực lớn.
Mặc dù hầu hết những ca nâng ngực với công nghệ hiện đại thường an toàn và sử dụng túi độn ngực cao cấp sẽ phòng tránh tối đa tình trạng nứt, vỡ túi. Tuy nhiên, tình vỡ túi dộn ngực vẫn có thể xảy ra do một số nguyên nhân (2) như vỡ do va chạm mạnh, bao xơ, túi ngực kém chất lượng hoặc do dụng cụ phẫu thuật.
Cụ thể dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng vỡ túi nâng ngực:
– Va chạm mạnh và áp lực lớn: Các va chạm mạnh hoặc có vật nhọn đâm thủng sẽ gây áp lực lớn vào túi ngực, dẫn đến nứt, rách túi và gây vỡ túi độn ngực.
– Bao xơ co thắt túi ngực: Nếu bao xơ bị cứng, thiếu độ linh hoạt, có thể gây co thắt túi ngực, tạo ra áp lực lớn làm nứt và rách túi ngực.
– Túi ngực kém chất lượng: Sử dụng túi nâng ngực kém chất lượng thường không đáp ứng được tiêu chuẩn về độ an toàn cũng có thể gây vỡ túi.
– Do dụng cụ phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, việc sử dụng dụng cụ phẫu thuật không đúng cách hoặc áp dụng lực quá mạnh cũng có thể gây tình trạng vỡ túi độn ngực.
Những nguyên nhân nêu trên cùng với một số yếu tố khác có thể gây tình trạng nứt, vỡ túi nâng ngực. Việc nhận biết được các nguyên nhân này rất quan trọng để bạn phòng tránh và kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.
Khi tình trạng túi ngực silicon bị vỡ, có thể xuất hiện các dấu hiệu như bầu ngực thay đổi về hình dáng, kích thước so với trước đó, cơn đau, căng trướng và sưng tấy ở bầu ngực xuất hiện, gây ra những cảm giác không thoải mái trong thời gian dài.
Trong một số trường hợp, vỡ túi nâng ngực xảy ra mà không gây bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào, được gọi là “vỡ im lặng”. Khi đó cần dựa vào các phương pháp thăm khám lâm sàng hoặc MRI để chẩn đoán.
Khi tình trạng vỡ túi độn ngực xảy ra, có thể gặp phải các biến chứng như viêm vú, áp xe, co thắt bao xơ, canxi hóa tuyến vú. Cụ thể dưới đây là một số biến chứng (3) có thể xuất hiện khi túi nâng ngực bị vỡ:
– Viêm vú: Xuất hiện triệu chứng sưng, đỏ, nóng và đau ở vú, đây là triệu chứng khá phổ biến khi túi ngực bị vỡ, chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương từ vỡ túi ngực, gây ra sự viêm nhiễm.
– Áp xe vú: Thường có biểu hiện chảy dịch vú bất thường, loét da và đau vùng ngực. Áp xe vú là tình trạng các mô vú trở nên căng và đau do áp lực từ chất lỏng hoặc gel silicone bị rò rỉ ra ngoài vùng vú.
– Co thắt bao xơ: Có cảm giác căng cứng ở mô vú quanh túi độn. Tình trạng bao xơ bị co thắt thường xuất hiện khi mô vú xung quanh túi độn bị cứng lại sau khi túi ngực vỡ ra, làm giảm tính linh hoạt và mang đến những cảm giác không thoải mái.
– Canxi hóa tuyến vú: Đây là biến chứng mà các hạt canxi bắt đầu lắng đọng quanh vùng vú, xuất hiện sau tình trạng túi ngực bị vỡ.
Các biến chứng trên cần được nhận biết và xử lý kịp thời để tránh tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và đảm bảo sức khỏe cho người thực hiện nâng ngực. Đồng thời, việc kiểm tra và thăm khám định kỳ đúng cách sau phẫu thuật nâng ngực rất cần thiết để giảm thiểu các biến chứng có thể xuất hiện khi túi ngực bị vỡ.
Chụp nhũ ảnh, siêu âm vùng ngực, MRI vùng đặt túi ngực là những cách chẩn đoán phổ biến khi bị vỡ túi nâng ngực. Thông thường, chẩn đoán (4) sau khi vỡ túi ngực thường dựa vào một số phương pháp sau:
Chụp nhũ ảnh (mammography) thường được ứng dụng trong quá trình chẩn đoán vỡ túi nâng ngực, nhưng đây thường không phải là phương pháp chính xác nhất. Thay vào đó, chụp nhũ ảnh thường được sử dụng để xác định sự tồn tại của túi ngực silicon để đánh giá các biến đổi trong cấu trúc bầu ngực.
Chụp nhũ ảnh có thể hiển thị sự thay đổi về kích thước, hình dạng và vị trí của túi ngực silicon. Nếu nhận thấy túi ngực bị vỡ, chụp nhũ ảnh có thể phát hiện các biến đổi như chất lỏng hoặc gel silicone có tràn ra ngoài không. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phát hiện được tất cả các trường hợp vỡ túi nâng ngực, đặc biệt là trường hợp “vỡ im lặng”, không có triệu chứng nổi bật.
Siêu âm vùng ngực là phương pháp dùng hình ảnh y tế để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề liên quan đến vùng ngực, bao gồm cả tình trạng vỡ túi độn ngực. Phương pháp siêu âm sử dụng sóng siêu âm tạo ra hình ảnh của cấu trúc bên trong vùng ngực, giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của túi ngực silicon và đánh giá tình trạng của nó.
Bác sĩ có thể xem kích thước hình dạng và vị trí của túi ngực silicon để xác định có tình trạng vỡ hay không. Đồng thời đánh giá các biến đổi trong cấu trúc và mẫu màu của chất lỏng hoặc gel silicone nếu có.
Siêu âm vùng ngực là phương pháp hữu ích để chẩn đoán vỡ túi nâng ngực và đánh giá các vấn đề liên quan đến vùng ngực. Tuy nhiên, nó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp hình ảnh khác như chụp nhũ ảnh hoặc MRI vú để có đánh giá toàn diện và chính xác nhất.
MRI vùng đặt túi ngực để chẩn đoán vỡ túi ngực sau khi nâng ngực thẩm mỹ là phương pháp nhạy bén nhất. MRI vùng đặt túi ngực tạo ra các hình ảnh chi tiết và độ phân giải cao của vùng ngực và túi ngực, máy MRI tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc nội tạng và mô trong cơ thể.
MRI có khả năng phát hiện những vết thương nhỏ nhất hoặc sự thay đổi trong cấu trúc của túi ngực, bao gồm cả các vỡ nhỏ hoặc “vỡ im lặng” mà chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm có thể không phát hiện được. Đồng thời cũng cho phép đánh giá tình trạng của mô xung quanh túi ngực, bao gồm cả các cấu trúc mô mềm và bao xơ, giúp xác định xem liệu có tổn thương hay thay đổi nào trong khu vực này hay không.
Khi gặp tình trạng vỡ túi độn ngực sau phẫu thuật nâng ngực, các phương pháp điều trị hiệu quả có thể bao gồm:
– Loại bỏ túi ngực bị vỡ: Túi độn bằng nước muối khi bị vỡ cần được loại bỏ ngay lập tức để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Túi ngực silicon cũng cần phải loại bỏ khi có dấu hiệu nứt, vỡ, bất kể là vơ trong hoặc vỡ bên ngoài bao, nhằm ngăn ngừa sự tương tác với mô xung quanh và nguy cơ rò rỉ silicon đến các hạch bạch huyết.
– Phẫu thuật cắt bao túi ngực: Đối với trường hợp vỡ bao trong, cần tiến hành phẫu thuật cắt bao túi ngực. Nếu tất cả silicon được làm sạch, có thể không loại bỏ bao xơ. Còn khi có nghi ngờ về sự tồn lưu của silicone cần loại bỏ toàn bộ bao xơ đã bị silicone xâm nhập.
– Phẫu thuật loại bỏ gel silicon đã thoát ra ngoài: Đối với trường hợp vỡ túi nâng ngực ngoài bao và gel silicon đã thoát ra ngoài, có thể cần thực hiện phẫu thuật nhiều lần để lấy toàn bộ gel silicon.
Các phương pháp điều trị khi túi độn ngực bị vỡ cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tuân thủ các quy trình y tế an toàn để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Để phòng ngừa tình trạng vỡ túi độn ngực, có một số biện pháp mà bạn nên thực hiện như:
– Thăm khám và tầm soát định kỳ: Thực hiện khám vòng 1 lâm sàng hàng năm, kết hợp với siêu âm vú và nhũ ảnh (mammography) định kỳ trong độ tuổi cho phép (từ 40 tuổi trở lên). Nhằm phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến túi ngực và tăng khả năng chẩn đoán vỡ túi độn ngực trong trường hợp có biến chứng.
– Theo dõi những thay đổi bầu ngực: Tự theo dõi và quan sát các thay đổi trong kích thước, hình dạng hoặc cảm giác của bầu ngực, nếu có bất kỳ biến đổi mới nào xuất hiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và đánh giá.
– Hạn chế va chạm đến vòng 1: Tránh các hoạt động có thể gây va đập hoặc áp lực lớn trực tiếp lên vùng ngực, đặc biệt sau khi phẫu thuật nâng ngực.
Sau khi đã loại bỏ túi độn ngực ra khỏi cơ thể, việc chăm sóc đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những cách chăm sóc sau khi loại bỏ túi ngực:
– Theo dõi và chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá. Vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chất khử trùng nhẹ nhàng.
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc hạn chế các hoạt động mạnh, tránh dùng cơ bắp vùng ngực quá mức hoặc gây áp lực đến vùng phẫu thuật.
– Theo dõi các triệu chứng như sưng tấy, đau đớn, chảy máu, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.
– Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra và đánh giá quá trình phục hồi và xử lý các vấn đề kịp thời.
– Kiêng một số món ăn dễ gây sưng viêm như hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt bò, trứng,…
– Bổ sung thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể thông qua bữa ăn hàng ngày, hỗ trợ cơ thể nhanh phục hồi.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bài viết đã tìm hiểu về tình trạng vỡ túi ngực bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng ngừa. Hiểu rõ vấn đề liên quan đến những rủi ro sau nâng ngực rất cần thiết để xử lý sớm các vấn đề liên quan đến túi ngực, đồng thời tối ưu hóa quá trình phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×