Khi bị bỏng người bệnh cần được sơ cứu, điều trị đúng cách để tránh biến chứng và để lại sẹo. Vậy bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Để vết thương bị bỏng nhanh khỏi trước tiên bạn cần sơ cứu vết bỏng, sau đó sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc bôi kem trị bỏng giúp phục hồi nhanh chóng.
Theo đó, những vết bỏng mới nếu được sơ cứu đúng cách sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng và giúp quá trình xử lý sau đó đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, mỗi cá nhân cần nắm rõ kiến thức cơ bản về cách sơ cứu vết bỏng tại nhà. Để sơ cứu đúng cách cần xác định đúng nguyên nhân gây bỏng.
– Với những trường hợp bị bỏng điện: Trước tiên cần tắt tất cả các nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân bằng cách dập cầu dao hay dùng vật không truyền điện kéo nạn nhân ra bên ngoài. Với những người bị giật điện sẽ có triệu chứng ngừng thở. Do đó, bạn cần phải hô hấp nhân tạo để cứu sống người bệnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất.
– Với trường hợp bị bỏng hóa chất: Lúc này, cần phải cởi bỏ quần áo ở vùng da bị tổn thương và dùng nước vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
– Với trường hợp bị bỏng lửa: Đầu tiên phải tách nạn nhân ra khỏi vật gây cháy, có thể cởi quần áo. Tuy nhiên, trường hợp quần áo dính chặt vào da nạn nhân thì bạn không nên cố gỡ. Điều này có thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Sau đó, ngâm vùng da bỏng vào nước trong 20 – 30 phút và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Bị bỏng nên bôi gì cho nhanh khỏi? Thông với, sau 1 – 2 tuần vết bỏng mức độ nhẹ sẽ lành lại. Để giảm các cơn đau, ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cũng như thúc đẩy da mau lành bạn có thể sử dụng nước lạnh, khoai tây, trà đen, sữa tươi, nha đam….để làm dịu vết thương an toàn.
Để giảm các cơn đau và giúp ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào bên trong da, bạn hãy dùng nước lạnh để rửa vết thương. Với những trường hợp bỏng nhẹ, trước tiên bạn hãy xả nước lạnh vào vết thương trong 20 phút. Sau đó, dùng xà phòng dịu nhẹ và nước rửa vết thương một lần nữa. Cách làm này giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Bởi vì, nhiễm trùng sẽ làm chậm quá trình phục hồi tổn thương.
Khoai tây là một trong những cách hữu ích để trị bỏng trên tay nhanh chóng. Bởi vì, chúng có đặc tính làm dịu da và ngăn ngừa kích ứng. Thành phần này rốt phù hợp cho những vết bỏng nhỏ, ví dụ như trên tay.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Khoai tây cắt thành những lát mỏng và thoa lên vùng da bị bỏng trong 15 phút.
– Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng cả một củ khoai tây thoa lên vết bỏng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, ngay sau khi bị bỏng bạn nên sử dụng khoai tây càng sớm càng tốt.
Trà đen chứa hàm lượng axit tannic giúp giảm tình trạng đau nhức và khó chịu sau khi bị bỏng. Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Trước tiên, bạn hãy cho trà vào nước ấm và hãm trong vài phút.
– Sau đó, để nước trà nguội tự nhiên và dùng một miếng vải sạch ngâm vào nước trà.
– Tiếp theo, đắp miếng vải trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng túi trà lạnh đặt lên vết bỏng.
Sữa tươi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp làm dịu vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sữa tươi với lòng trắng trứng để tăng cường khả năng làm dịu và hỗ trợ quá trình phục hồi vết bỏng nhanh chóng.
Hướng dẫn cách thực hiện:
– Trộn đều sữa tươi và lòng trắng trứng để tạo ra một hỗn hợp trị bỏng tự nhiên.
Sử dụng bông tẩy trang hoặc đầu ngón tay thấm thoa hỗn hợp này lên vùng da bị bỏng.
– Để các dưỡng chất thẩm thấu vào trong da khoảng 15 phút.
– Rửa sạch vùng bị bỏng bằng nước sạch.
Nha đam là nguyên liệu hỗ trợ trị bỏng cấp độ 1 và 2 hiệu quả. Bởi vì, nha đam có đặc tính thúc đẩy tuần hoàn máu, kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Theo đó, bạn có thể dùng nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng da bị bỏng.
Trường hợp dùng kem nha đam bạn cần đọc kỹ thành phần có chứa nhiều tinh chất nha đam không. Tránh tình trạng sử dụng chất phụ gia, hương liệu và phẩm màu.
Nước ép hành tây có chứa hoạt chất lưu huỳnh giúp giảm tình trạng đau nhức và giúp vết bỏng giảm nguy cơ lên mụn nước.
– Bạn hãy cắt nhỏ 1 củ hành tây rồi ép lấy nước.
– Dùng nước hành tây thoa lên vùng da bị bỏng.
– Áp dụng vài lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lá bỏng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có công dụng chống viêm và thúc đẩy vết thương nhanh chóng phục hồi.
Cách thực hiện như sau:
– Chuẩn bị 1 vài lá bỏng, rửa sạch và nghiền nát. Sau đó, lọc lấy nước cốt.
– Dùng bông tẩy trang thấm nước cốt bỏng rồi thoa đều lên da trong 15 phút.
– Nghiền nát lá bỏng và lọc nước cốt.
– Lấy bông tẩy trang để thấm nước cốt từ lá bỏng và thoa đều lên vùng da cần điều trị trong khoảng 15 phút.
Lá mã đề có khả năng trị bỏng nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Trước tiên, bạn dùng lá má đề nghiền nát rồi đắp lên vết thương bị bỏng. Sau đó, dùng một miếng vải sạch quấn quanh vết bỏng. Khi lá mã đề đã khô hãy thay thế bằng miếng dán khác.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn thuốc bôi trị bỏng với công dụng làm vết thương nhanh chóng. Dưới đây là một số sản phẩm được tin dùng hiện nay: Panto Cream Nano Silver – ZinC, Kelo-Cote Alliance 6G, Fixderma Scar, Burnova Plus, Dizigone….
Panto Cream Nano Silver – ZinC chứa các thành phần bao gồm: Nano Silver, nước tinh khiết, vitamin B5 và chất nhũ hóa….Đây đều là các thành phần lành tính, an toàn cho da. Với công dụng trị bỏng và duy trì độ ẩm cho da. Đồng thời kích thích quá trình hồi phục vết thương.
Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Không thể bỏ qua kem Kelo – Cote Alliance 6G với khả năng ngăn ngừa hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Ngoài ra, nếu kiên trì sử dụng đều đặn còn giúp duy trì độ ẩm cho da. Ngoài ra, làm chậm quá trình hình thành melanin trong cơ thể, giúp vết bỏng không bị thâm.
Sản phẩm trị sẹo Fixderma Scar chứa các nguyên liệu từ thiên nhiên, giúp làm lành vết thương hiệu quả và nhanh chóng. Nhờ vào những thành phần như: glycerol, acid lactic, nước tinh khiết, Allantoin…
Burnova Plus chứa thành phần chính là nha đam nên có khả năng làm dịu da rất tốt, tái tạo tế bào mới và làm đầy tổn thương từ bên trong da. Sản phẩm này phù hợp với tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho vùng da tổn thương. Đồng thời, tránh khỏi tác nhân từ bên ngoài. Dizigone có chứa các thành phần như: cồn, oxy già, chế phẩm từ iot…
Kem trị bỏng Solosite Smith-Nephew là sản phẩm xuất xứ từ Úc, với khả năng tái tạo da hiệu quả. Đồng thời, giúp giảm tình trạng sưng viêm, đau rát. Cũng như giúp bảo vệ vết thương khỏi tác động của các gốc tự do.
Thuốc mỡ Neosporin có khả năng làm dịu các vết bỏng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng làn da tổn thương. Nhờ các thành phần lành tính, an toàn trong sản phẩm, giúp giảm sưng tấy nhanh chóng.
Tuy nhiên, Neosporin không nên sử dụng cho những trường hợp như:
– Cấp độ bỏng nặng hoặc nghiêm trọng.
– Không dùng cho trẻ em dưới 24 tháng.
– Những trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc.
Trị bỏng bằng kem BIAFINE giúp tái tạo tế bào mới và hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy vết thương nhanh chóng phục hồi. Thế nhưng, sản phẩm này cũng gây ra tác dụng phụ như châm chích và kích ứng cho da.
Dầu mù u là một trong những cách làm lành vết bỏng nhanh chóng. Khi sử dụng giúp tạo lớp màng bảo vệ cho da tránh khỏi tác động từ môi trường. Bên cạnh đó, dầu mù u còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da và hình thành sắc tố da.
Sản phẩm cuối cùng bài viết muốn giới thiệu là kem trị bỏng Panthenol Evo, có công dụng chống oxy hóa và tăng cường đề kháng cho làn da. Hơn nữa, còn giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.
Ngoài những phương pháp trị bỏng tại nhà hiệu quả và lành tính cho da, bạn cũng cần tránh sử dụng những nguyên liệu sau đây. Vì chúng có thể không mang lại hiệu quả mà còn khiến vết thương biến chứng nghiêm trọng hơn:
– Trái Bơ: Quả bơ có tính giữ nhiệt và chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng chỗ bỏng. Do đó, không nên sử dụng trái bơ để trị bỏng.
– Dầu Dừa và dầu Olive: Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho da, nhưng dầu dừa và dầu olive không có tác dụng trong việc trị bỏng. Thậm chí, chúng có thể làm tăng nhiệt độ vùng da bị bỏng và gây kích ứng.
– Lòng trắng trứng: Đặt lòng trắng trứng lên vùng bỏng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, lòng trắng trứng gà có thể gây dị ứng từ nhẹ đến nặng cho da.
– Kem đánh răng: Mặc dù nhiều người nghĩ rằng kem đánh răng có thể trị bỏng, nhưng thực tế không phải vậy. Kem đánh răng có thể kích thích chỗ bỏng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó, bạn nên tránh sử dụng kem đánh răng trị bỏng có thể gây rủi ro không mong muốn.
Trong trường hợp bị bỏng, việc đầu tiên cần thực hiện là: tắt cầu dao điện, dập lửa.
– Sau đó, cần ngâm vết thương bỏng trong nước lạnh hoặc để vùng da bị bỏng dưới vòi nước trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý chỉ nên sử dụng nước sạch thay vì nước đá để tránh tác động lạnh quá mức.
– Đối với những vùng da không bị bỏng, cần phải giữ ấm và uống nước ấm nóng. Đồng thời, làm mát vùng bị bỏng sớm để ngăn chặn phù nề và nổi mụn nước sưng tấy.
– Trong trường hợp vết bỏng sâu, nếu có nguy cơ cao về viêm nhiễm, cần nhanh chóng tìm sự hỗ trợ của nhân viên y tế và sử dụng thuốc chuyên dụng để giảm đau cũng như kiểm soát sưng phù vết thương.
Bỏng da là tại nạn thường gặp và tùy theo mức độ nghiêm trọng để phân loại các cấp độ của vết bỏng, bao gồm:
– Sơ cứu khi bị bỏng mức 1: Làn da bị sưng nhẹ, hơi đỏ nhưng không xuất hiện tình trạng phồng rộp hay biến chứng nguy hiểm. Ở mức độ 1 ít có nguy cơ hình thành sẹo trên da.
– Sơ cứu khi bị bỏng mức 2: Lúc này da bị bỏng dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da phía bên trong.
– Sơ cứu khi bị bỏng mức 3: Khi bỏng mức độ 3 da đã tổn thương sâu vào bên trong. Hơn nữa, còn tác động lên dây thần kinh và gây tê liệt. Ngoài ra, vùng da bị bỏng sẽ có màu xám, trắng, đen.
Với tình trạng bỏng mức độ 1 và 2 đường kính nhỏ hơn 2.5cm mới được điều trị tại nhà.
Những trường ở bỏng ở mức độ 3 và 4 có khả năng tổn thương dây thần kinh và tế bào bên dưới nặng nề. Đặc biệt, mất cảm giác đau thì không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần chủ động đến cơ sở y tế để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Để đạt kết quả điều trị bỏng hiệu quả và vết thương nhanh phục hồi, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Vệ sinh vết bỏng sạch sẽ: Mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng, làm sạch vi khuẩn và phần da chết ra khỏi vết thương.
– Bôi thuốc trị bỏng phủ kín vết thương: Khi thoa thuốc bạn lên bôi một lớp dày và dùng băng gạc băng kín vết thương.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Điều này giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin C và vitamin E giúp vết thương nhanh lành.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Mong rằng với những giải đáp về “Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi” sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc vết thương bị bỏng. Từ đó, giúp làn da tổn thương nhanh chóng phục hồi và không để lại sẹo.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×