Để giúp vết thương hở mau khô có thể thực hiện một số phương pháp tại nhà như: thoa lên vết thương nha đam, dầu tràm trà, tinh bột nghệ, giấm táo… Tuy nhiên, cần nhớ rằng quá trình phục hồi phải chăm sóc vết thương hàng ngày và thực hiện đúng cách để tái tạo tế bào da cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
Có nhiều loại vết thương hở nhưng thường gặp nhất là 5 loại sau:
– Vết trầy xước: Đây là tình trạng khi da bị chà xát trên một bề mặt thô. Vết thương này không gây ra nhiều máu và không quá nghiêm trọng.
– Vết rách: Cấp độ nặng hơn vết trầy xước, loại vết thương khiến bề mặt da bị rạch và chảy máu nhiều.
– Vết xé: Vết thương thường xảy ra trong tai nạn xe cộ, tai nạn lao động hoặc đánh nhau. Da và các mô dưới da sẽ bị xé rách. Vết thương này nghiêm trọng và mất nhiều máu.
– Vết đâm: Vết thương có hình dạng một lỗ nhỏ trên mô mềm do dao, kéo hoặc súng gây ra. Chúng có thể làm tổn thương sâu lớp cơ bên dưới, thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng.
– Vết mổ: Đây là những vết thương do dao xâm nhập sâu vào các lớp mô dưới da và cần phải khâu lại.
Vết thương hở tự khô bằng cơ chế tự phục hồi có thể mất nhiều thời gian và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy để đảm bảo an toàn, việc sơ cứu vết thương hở cần được thực hiện ngay lập tức.
Bước đầu tiên trong quy trình xử lý vết thương hở là vô cùng quan trọng. Việc loại bỏ cát, đất và các vật thể lạ trên bề mặt vết thương là điều cần thiết trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Tuyệt đối không rửa vết thương hở bằng nước lạnh. Thay vào đó, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%), kết hợp sử dụng tăm bông lau nhẹ nhàng loại bỏ các vật thể lạ. Trường hợp vết thương chứa mảnh vỡ thủy tinh, nên tới các cơ sở y tế để y tá xử lý chuyên nghiệp hơn.
Khi đã loại bỏ hết các vật thể lạ không sạch sẽ từ miệng vết thương, hãy sử dụng nước sát khuẩn nhẹ nhàng làm sạch vùng da có vết thương. Sau đó, thoa thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo da non để vết thương nhanh lành hơn.
Vết thương sâu và rộng nên sử dụng băng gạc để tránh bụi bẩn và nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý không băng quá chặt vì như thế gây khó khăn khi tháo băng và khiến máu không lưu thông.
Theo dõi miệng vết thương để chắc rằng không có dấu hiệu viêm nhiễm. Vết thương hở nên luôn tiết dịch sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa rát. Vì vậy việc bôi kem dưỡng ẩm sẽ làm giảm cảm giác khô và khó chịu. Không chỉ vậy, kem dưỡng ẩm vô cùng lành tính với vết thương.
Có nhiều làm vết thương hở mau khô sử dụng các nguyên liệu tự nhiên từ xa xưa được lưu truyền đến ngày nay. Chúng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, dễ chuẩn bị và sự công thức đơn giản. Một số phương pháp chế biến các nguyên liệu tự nhiên giúp vết thương hở mau khô như:
Nha đam có đến 90% là nước có khả năng cung cấp độ ẩm cao cho da. Ngoài ra, nha đam còn có thành phần chất sát khuẩn với công dụng làm dịu vết thương. Thường xuyên đắp nha đam lên vết thương có thể lành nhanh chóng.
Chuẩn bị
– 1-2 lá nha đam
Tiến hành
– Rửa sạch nha đam và bỏ vỏ rồi đem ngâm vào nước để loại bỏ mủ vàng.
– Cho nha đam đã được làm sạch vào máy xay nhuyễn.
– Lấy hỗn hợp đã xay đắp lên vùng vết thương khoảng 10-15 phút cho đến khi dịch nha đam khô và tạo thành một lớp vảy.
– Hết thời gian chờ dùng khăn ướt để lau sạch dịch nha đam trên da.
Giấm táo chứa một lượng axit nhẹ có thể khử trùng và giúp các mạch máu co lại nhanh chóng. Vì vậy, nếu muốn vết thương hở miệng lành nhanh, giấm táo là một lựa chọn an toàn.
Chuẩn bị
– 10ml – 15ml giấm táo
– Bông tẩy trang
Tiến hành
– Thấm ướt bông tẩy trang bằng giấm táo.
– Đắp bông tẩy trang có tẩm giấm táo lên miệng vết thương và để khoảng 10 phút.
– Sau khi hết thời gian quy định, rửa vết thương với nước muối sinh lý.
Mọi người biết đến tràm trà với công dụng trị mụn nhưng ít ai biết rằng loại dầu này việc giúp co thắt mạch máu và làm kín miệng vết thương. Bên cạnh đó, dầu tràm trà còn hỗ trợ giảm sưng và làm mềm các mô xung quanh.
Chuẩn bị
– Chuẩn bị 10ml – 15ml dầu tràm trà
– 1 miếng bông tẩy trang
Tiến hành
– Đổ dầu tràm trà sao cho ướt bông tẩy trang.
– Đặt miếng bông tẩy trang đã được ướt dầu tràm trà lên phần miệng vết thương để cầm máu. Nên sử dụng dầu hàng ngày để giúp vết thương lành nhanh hơn.
Tinh bột nghệ chứa các chất chống oxy hóa giúp làn da trở nên căng trẻ và ngăn ngừa vi khuẩn. Việc sử dụng tinh bột nghệ thường xuyên và đều đặn có thể giúp vết thương hở trong miệng mau lành.
Chuẩn bị
– Tinh bột nghệ ( Định lượng tùy thuộc vào độ rộng vết thương)
– Nước ấm
Tiến hành
– Pha nước ấm vào tinh bột nghệ khuấy đều đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
– Quét hỗn hợp lên vùng vết thương và giữ yên khoảng 15 phút.
– Hỗn hợp tinh bột nghệ khô lại thì rửa sạch bằng nước.
Thường xuyên sử dụng tinh bột nghệ đều đặn mỗi ngày để vết thương nhanh chóng kết vẩy.
Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nên được sử dụng để ngăn nhiễm trùng vết thương. Với vết thương hở lớn, cần rửa vết thương bằng nước muối trước khi thay băng gạc để tăng hiệu quả lành vết thương.
Hãy dùng băng gạc hoặc bông gòn thấm nước muối để lau nhẹ lên vết thương lấy đi bụi bẩn, thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ còn tồn đọng. Tuy nhiên, chỉ nên rửa vết thương 2 lần/ngày là đủ.
Mật ong nguyên chất thường được dùng sát khuẩn bởi khả năng dưỡng ẩm da. Nhờ đó giúp cung cấp độ ẩm đầy đủ cho các mô xung quanh vết thương và thúc đẩy quá trình lành nhanh chóng.
Chuẩn bị
– 1 Thìa mật ong nguyên chất
Tiến hành
– Thoa trực tiếp mật ong lên vết thương hở và chờ khô khoảng 15 – 20 phút.
– Dùng khăn giấy ướt sạch để lau đi lớp mật ong trên vết thương.
Khi sử dụng dầu bạc hà, không nên thoa trực tiếp lên miệng vết thương hở bởi nó có thể gây giãn nở mạch máu khiến máu không cầm được. Thay vào đó, bạn nên dùng tinh dầu bạc hà khi vết thương trong miệng đã đóng vẩy.
Chuẩn bị
– 10ml tinh dầu bạc hà
Tiến hành
– Dùng dung dịch nước muối sinh lý rửa vết thương trước tiên.
– Thoa dầu bạc hà xung quanh vùng vết thương, không bôi lên miệng vết thương đang hở. Xoa bóp nhẹ để giúp máu bầm xung quanh vết thương tan nhanh.
Tỏi ngoài làm gia vị trong món ăn còn có thể sử dụng để giúp vết thương hở mau khô. Ít ai biết, tỏi có tính sát khuẩn, làm ổn định và cải thiện tuần hoàn máu.
Chuẩn bị
– 1 tỏi lớn
Tiến hành
– Lột sạch vỏ tỏi đem giã hoặc xay nhuyễn.
– Đắp phần tỏi nhuyễn lên miệng vết thương. Lúc đầu có thể hơi đau rát nhưng sau đó miệng vết thương sẽ bắt đầu nhỏ lại.
– Giữ trên vết thương trong khoảng thời gian từ 10 phút rồi bỏ đi và rửa sạch lại bằng nước.
Baking soda là một nguyên liệu sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp. Nó có tính chất tẩy rửa mạnh nên thích hợp để sử dụng làm chất sát khuẩn nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm. Đối với da khô, cần cung cấp độ ẩm cho da nếu sử dụng baking soda để làm vết thương mau khô.
Chuẩn bị
– Baking soda (Định lượng tùy thuộc vào độ rộng vết thương).
– Nước ấm.
– Bông tẩy trang.
Tiến hành
– Hòa tan baking soda vào nước ấm và khuấy đều.
– Dùng bông tẩy trang chấm dung dịch đắp lên vết thương khoảng 10 phút.
– Hết thời gian đã định, rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý.
Trà hoa cúc chứa được nghiên cứu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp da trở nên săn chắc. Ngoài ra, nó còn kích thích quá trình tái tạo da non và giúp da căng bóng, tươi mới. Nếu sử dụng túi trà hoa cúc đều đặn để đắp lên vết thương thì chỉ vài ngày, vùng bị thương sẽ đóng vảy.
Chuẩn bị
– 1-2 trà túi lọc hoa cúc
Tiến hành
– Túi trà hoa cúc đem ngâm trong nước ấm.
– Sau đó, xé bỏ túi trà để lấy hoa cúc đã ngâm nở đem đắp lên vùng vết thương.
– Giữ hoa cúc trên da trong khoảng thời gian từ 10-15 phút rồi rửa sạch với nước.
Dầu dừa chứa axit béo monolaurin với khả năng kháng khuẩn cao giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời còn có thể ngăn ngừa viêm nhiễm vết thương hiệu quả.
Chuẩn bị
– 10ml dầu dừa.
Tiến hành
– Làm sạch vết thương với nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng ấm.
– Dùng một khăn mềm để thấm khô vùng vết thương.
– Dùng tăm bông thoa dầu dừa trực tiếp lên vết thương rồi băng lại bằng gạc vô trùng.
Theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Hầu hết các vết thương sẽ liền sau 3 tháng, lúc này da và mô khỏe hơn so với trước khi bị thương. Tuy nhiên, những vết trầy xước không tổn thương sâu sẽ tự liền sau 5 – 15 ngày. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng chảy nhiều máu khâu bằng chỉ tự tiêu cần 7 – 10 ngày mới bắt đầu khô và liền miệng. Còn vết rách khâu chỉ thường mất khoảng 10 – 21 ngày sau khi khâu mới có thể cắt chỉ”.
Thực tế, vết thương khô miệng sau bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: cơ địa, mức độ tổn thương, cách sơ cứu. Đặc biệt hình thức sơ cứu như thế nào quyết định rất lớn đến thời gian lành vết thương.
Muốn vết thương hở mau lành cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong để kích thích tái tạo tế bào và làm lành vết thương nhanh chóng. Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung một số thực phẩm như:
– Thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, đậu và các loại hạt là nguyên liệu chính tái tạo tế bào mới. Hãy đảm bảo cung cấp ít nhất khoảng 20-30g protein cho mỗi bữa ăn chính.
– Hoa quả giàu vitamin C có thể kể đến cam, chanh, quýt, bưởi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung hàng ngày sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm và mưng mủ của vết thương hở.
– Ăn thêm thực phẩm giàu vitamin A, E, B để tạo mô mới và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại nước ít đường, nước hoa quả hoặc sữa.
– Thêm cá, trứng, nghêu, sò, ngũ cốc vào các bữa ăn. Lượng kẽm và selen trong thực phẩm kể trên cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tăng tốc quá trình lành vết thương hở.
– Bổ sung thực phẩm giàu sắt như gan, sữa và rau xanh đậm màu cũng có thể thúc đẩy quá trình sản sinh máu. Có như vậy, máu mới vận chuyển được protein, khoáng chất, oxy đến vùng da tổn thương.
Cũng theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Để vết thương mau khô mà nhanh lành hơn có thể dùng một số sản phẩm như mỡ bôi hoặc kem chăm sóc vết thương chuyên biệt có chứa các chất kháng khuẩn gồm iodine hoặc chlorhexidine để làm sạch vết thương và ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm trùng”.
Bên cạnh đó, luôn luôn đảm bảo vùng vết thương bằng cách rửa với nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Đối với vết thương nghiêm trọng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng sản phẩm phù hợp, an toàn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bài viết đã giới thiệu đầy đủ các cách làm vết thương hở mau khô dễ dàng thực hiện tại nhà. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, các bạn hiểu rõ cách xử lý và chăm sóc vết thương không để lại sẹo.
Medical News Today: “6 ways to make a wound heal faster”
r3healing:”WHAT HELPS AN OPEN WOUND HEAL FASTER?”
news 24: “7 Ways to heal wounds faster and reduce scars at home”
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×