Tiêm filler giúp chị em khắc phục các khuyết điểm trên cơ thể như: mũi tẹt, môi mỏng, gò má cao, thái dương lõm,…Tuy nhiên, tiêm filler không mang lại hiệu quả vĩnh viễn mà sẽ tự tan sau một thời gian nhất định. Vậy tiêm filler bao lâu thì tan? Bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên gia Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ hỗ trợ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chị Hoàng Tú Anh (29 tuổi, sống tại Bình Dương) đến tham dự hội thảo trẻ hóa da công nghệ cao tại Kangnam Sài Gòn. Trong sự kiện, chị có đặt câu hỏi cho bác sĩ Lê Thị Thủy như sau:
“Thưa bác sĩ, tôi tiêm filler má baby đã được 3 tháng. Đến nay vùng má trộm vía vẫn đầy đặn. Tuy nhiên, theo tôi được tư vấn trước đó thì filler sau khi tiêm sẽ tan. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tiêm filler bao lâu thì tan? Nếu tôi muốn duy trì hiệu quả lâu hơn thì phải làm sao?”
Trả lời câu hỏi của chị Tú Anh, bác sĩ Lê Thị Thủy chia sẻ:
“Tiêm filler có thể duy trì hiệu quả trong khoảng 6 tháng đến 3 năm. Thời gian duy trì hiệu quả chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của các loại filler được sử dụng. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác cũng tác động đến thời gian tan filler như: Tay nghề bác sĩ, vị trí tiêm, cách chăm sóc…”
Các trường hợp filler có thể tan sớm hơn do tác động của các yếu tố khác như:
– Filler sau khi tiêm vào trong cơ thể không phù hợp với cơ địa, gây ra phản ứng dị ứng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm tan để filler đào thải ra khỏi cơ thể, tránh gây biến chứng
– Để vùng tiêm tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thời gian tan filler. Một số hoạt động có thể khiến filler tan nhanh hơn như: Xông hơi, rửa mặt bằng nước nóng,…
– Để vùng tiêm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể khiến filler tan nhanh hơn bình thường.
Filler sau khi tiêm vào cơ thể không mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy, chất làm đầy filler có thành phần chủ yếu là Axit hyaluronic (HA). Do đó khi được tiêm một vào một liệu lượng thích hợp, filler thích ứng và tồn tại một cách tự nhiên dưới mô da, kích thích tăng sinh collagen tự nhiên.
Sau vài tháng hoặc vài năm, lượng phân tử HA dần bị phân hủy làm giảm hiệu quả của tiêm filler. Đây chính là hiện tượng filler tự tan sau tiêm.
Filler không tự tan là biến chứng muộn của việc tiêm filler không đảm bảo an toàn. Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy cho biết, nhiều người vẫn lầm tưởng filler không tan là loại filler xịn, cao cấp nhưng thực tế không phải vậy.
Thực tế, có 1 khách hàng 22 tuổi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam thăm khám trong tình trạng môi sưng, thâm đỏ và xuất huyết nhiều. Bạn nữ này tiêm filler môi đã được hơn 3 năm nhưng filler không tan. Trong 5 ngày trở lại đây, môi có hiện tượng sưng tấy, đau nhức khó chịu.
Qua thăm khám, bác sĩ kết luận vùng tiêm đã bị viêm nhiễm nặng và hình thành một ổ áp xe lớn, tụ dịch. Bác sĩ đã tiến hành điều trị lâm sàng, kê thuốc kháng viêm và loại bỏ ổ áp xe, sau đó mới tiêm tan filler để đẩy chất làm đầy ra khỏi cơ thể.
Theo thông tin từ bác sĩ Thủy, filler không tan được là do chất làm đầy chứa quá ít thành phần HA. Chất dịch trong filler chủ yếu là silicone. Sau khi tiêm vào cơ thể, silicone giúp định hình vùng tiêm rất tốt nhưng khả năng tương thích kém, dễ gây biến chứng khi để hoạt chất trong cơ thể thời gian dài.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ tan của filler. Dưới đây là một số yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp:
Đặc tính của các hoạt chất tiêm filler khác nhau. Các thành phần thường thấy trong các loại filler bao gồm: Hyaluronic Acid, Collagen, Poly-L-lactic Acid, Calcium Hydroxylapatite, Polymethylmethacrylate.
Mỗi loại hoạt chất có cấu trúc phân tử, độ bám khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian tan filler.
Vị trí tiêm filler có ảnh hưởng đến thời gian tan sau tiêm filler. Các vùng như môi, rãnh cười,…filler sau tiêm sẽ tan nhanh hơn các cơ tại đây hoạt động nhiều.
Bên cạnh đó, vùng mũi, cằm, thái dương,…filler thông thường sẽ tan theo thời gian nhà sản xuất đề cập trên bao bì sản phẩm.
Collagen dưới da và acid hyaluronic tự nhiên tự nhiên sẽ giảm khi bước sang giai đoạn lão hóa. Vậy nên ngoài tuổi 30, tiêm filler sẽ nhanh tan hơn so với người trẻ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn và lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích và bia rượu sẽ khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng, khiến filler nhanh chóng bị đào thải khỏi cơ thể.
Công nghệ sản xuất filler tân tiến giúp hoạt chất làm đầy sau khi tiêm vào dưới da nhanh chóng phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả tốt và duy trì lâu hơn. Bên cạnh đó, phương pháp tiêm chính xác, không gây tổn thương mô xung quanh giúp da khỏe mạnh, giữ filler lâu hơn trên da.
Lượng filler tiêm vào mỗi vùng quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể khiến filler tan nhanh hơn bình thường.
– Lượng filler quá ít: Không đủ lượng chất làm đầy cần thiết để filler kích hoạt sản sinh collagen và làm đầy da.
– Lượng filler quá nhiều: Gây tác dụng phụ và làm tổn thương mô da.
Vùng da vừa tiêm filler có tổn thương ngoài da nên rất nhạy cảm. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sau tiêm không phù hợp có thể làm da bị kích ứng, mẩn đỏ, đau rát. Do vậy, cần chăm sóc da cẩn thận, tránh gây áp lực lên vùng tiêm để tránh biến chứng, khiến filler đào thải nhanh chóng.
Để kéo dài thời gian hiệu quả của filler, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau đây:
– Chọn một loại filler phù hợp
Nếu có nhu cầu tiêm filler có thời gian duy trì hiệu quả lâu dài, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ da liễu. Thị trường hiện nay có nhiều loại filler cao cấp có hiệu quả lên đến 3 năm, điển hình là Filler Aquamid.
Đồng thời, nên đọc kỹ thành phần của filler để chắc chắn rằng bản thân không dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.
– Tìm kiếm bác sĩ da liễu giỏi
Các bác sĩ da liễu giỏi thường làm việc tại các bệnh viện lớn, các viện thẩm mỹ được cấp phép. Bác sĩ giỏi có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tiêm filler đúng vị trí, đúng kỹ thuật để filler phát huy tối đa tác dụng và duy trì hiệu quả lâu dài hơn.
– Hạn chế tác động môi trường
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh và tia UV, vì chúng có thể làm giảm độ bền của filler. Khi ra ngoài, nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ vùng da đã tiêm filler.
– Chăm sóc tốt sau tiêm filler
Thực hiện chăm sóc sau khi tiêm filler theo bác sĩ hướng dẫn. Điều này bao gồm tránh áp lực, massage vùng tiêm và không sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng trong vòng 24-48 giờ sau tiêm.
– Tập trung ăn uống và lối sống lành mạnh
Ăn đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên và hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu và các thói quen xấu khác cũng có thể giúp giữ cho filler hiệu quả lâu hơn.
– Chăm sóc da đúng cách
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Dưỡng da hàng ngày, cấp ẩm cho da thường xuyên để giúp da khỏe mạnh. Da khỏe sẽ tăng sinh collagen tự nhiên đảm bảo filler sau tiêm duy trì lâu dài trên da.
Trên đây là tổng hợp thông tin về vấn đề tiêm filler bao lâu thì tan. Thông qua đây, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về filler.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×