Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn giúp tạo hình dáng cằm thon gọn, cân đối với gương mặt. Tuy nhiên sau tiêm filler, một số chị em gặp tình trạng bị ngứa ở cằm. Vậy tiêm filler cằm bị ngứa có sao không, phải làm gì khi bị ngứa cằm sau tiêm filler? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Kangnam.
Cảm giác ngứa ngáy sau tiêm filler cằm có thể là dấu hiệu cho thấy vùng tiêm đang gặp vấn đề.
Thông thường, cảm giác ngứa ngáy tại vùng tiêm chỉ xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau khi tiêm do chất tiêm chưa tương thích với cơ thể. Tuy nhiên, sau thời gian này, nếu vẫn có biểu hiện ngứa ngáy tại vùng tiêm, kèm theo đó là biểu hiện sưng, cứng ở vùng tiêm, có thể vùng tiêm filler đã bị nhiễm trùng.
Các dụng cụ tiêm filler, phòng khám không sạch sẽ hoặc việc chăm sóc sau tiêm filler cằm không đảm bảo có thể khiến vết thương hở nhiễm trùng, lở loét, sưng đau. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều chất làm đầy hoặc kỹ thuật tiêm không tốt cũng khiến vùng tiêm gặp vấn đề, sưng ngứa kéo dài.
Phương pháp tiêm filler cằm
Tác dụng phụ ngứa ngáy sau tiêm filler thường là tạm thời và thường không nghiêm trọng. Tiêm filler cằm có thể gây ngứa và một số tác dụng phụ khác sau tiêm. Các tác dụng phụ thường xuất hiện sau khi tiêm filler cằm bao gồm:
Đau và sưng: Đau và sưng thường là phản ứng tức thì sau tiêm filler và thường sẽ giảm đi trong vài ngày sau tiêm.
Đỏ và bầm tím: Da cảm thấy đỏ hoặc có vết bầm tím cũng là phản ứng tức thì và thường tạm thời.
Ngứa: Ngứa là một tác dụng phụ khá phổ biến sau tiêm filler, nhưng cũng thường là tạm thời và sẽ tự giảm đi sau một thời gian.
Bên cạnh đó, Tiêm filler cằm bị ngứa cũng có thể là một biến chứng nguy hiểm sau tiêm, cần chú Sau khi tiêm filler cằm, cảm giác ngứa ngáy có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Đây là lúc cơ thể đang tạo ra các phản ứng phản vệ, chống lại sự xâm nhập của yếu tố bên ngoài lên cơ thể. Vì thế, vùng tiêm lúc này sẽ hơi sưng đỏ, ngứa ngáy. Nhưng sau thời gian này, biểu hiện không thuyên giảm, đó là một dạng biến chứng sau tiêm, cần tìm cách khắc phục để tránh viêm nhiễm, hoại tử da.
Tiêm filler cằm bị ngứa kèm biểu hiện bầm tím
Cảm giác ngứa sau tiêm filler cằm rất khó chịu nên nhiều người không tìm cách để khắc phục. Đồng thời, để tránh gặp biến chứng khác nguy hiểm như viêm nhiễm, sưng đỏ, hoại tử vùng tiêm, nên biết cách để xử lý tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Do đó, nếu bạn đang có biểu hiện bị sưng ngứa, vón cục ở vùng tiêm filler, bạn nên:
– Massage nhẹ nhàng để trên da để làm dịu, giúp da bớt ngứa và giảm sưng. Tuy nhiên, lực massage không được quá mạnh vì có thể khiến filler tràn sang hai bên gây hậu quả không mong muốn.
– Sử dụng nước muối sinh lý thấm vào bông sạch để lau nhẹ lên da, vệ sinh vùng tiêm hàng ngày. Đồng thời đừng quên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
– Ăn uống khoa học cũng giúp giảm thiểu cảm giác ngứa trong thời gian ngắn.
– Chú ý đến tư thế nằm, ngồi, không chống cằm để tránh biến chứng lệch cằm, sưng ngứa nặng hơn.
Tuy nhiên, nhiều ca sưng ngứa, vón cục sau tiêm filler không tự biến mất. Do đó, sau 3 ngày tiêm filler nhưng vẫn còn ngứa ngáy ở cằm, bạn hãy đến cơ sở y thế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, gợi ý phương án khắc phục.
– Chỉ định cho khách hàng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm nếu tình trạng tiêm filler cằm bị ngứa, vón cục nhẹ.
– Tiêm chất tan filler hyaluronidase – enzyme có tác dụng hòa tan axit hyaluronic trong filler để loại bỏ chất làm đầy trong cằm, giúp cằm trở lại hình dáng ban đầu.
– Trường hợp có xuất hiện u cục kèm theo gây hại đến sức khỏe, bệnh nhân nên thực hiện tiểu phẫu để nạo vét filler và đây là phương án cuối cùng được chỉ định, khi vùng tiêm đã có dấu hiệu hình thành ổ áp xe, hoại tử.
Thời gian này, tuyệt đối không được sờ tay lên cằm, nắn chỉnh, gãi lên da, không được tự ý mua thuốc, bôi thoa khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ. Bạn vẫn nên kiên trì uống đủ nước, không sử dụng thực phẩm đóng hộp, thịt nhiều đạm, đồ nếp,…cho đến khi vùng tiêm lành hẳn.
Sau tiêm filler cằm, để tránh bị ngứa ngáy, sưng đỏ vùng tiêm, bạn cần có biện pháp phòng tránh như: lựa chọn sản phẩm filler chất lượng, không tự ý tiêm filler khi chưa có chỉ định của bác sĩ, lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm…
Các loại filler được sử dụng để tiêm vào vùng cằm cần được kiểm tra, lựa chọn kỹ càng trước khi sử dụng.
Trên thị trường có nhiều loại filler trôi nổi kém chất lượng, không có giấy kiểm định an toàn, không tem nhãn nhưng vẫn được dùng để tiêm cho khách hàng tại một số cơ sở kém chất lượng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, bạn chỉ nên chọn filler có uy tín trên thị trường, không nên chọn sản phẩm không tem mác. Nên chú ý đến thông số về ngày sản xuất, hạn sử dụng của filler.
Nên lựa chọn các loại filler chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng
Chỉ nên tiêm filler khi được bác sĩ thăm khám, chỉ định liều lượng tiêm, không tự ý tiêm tại nhà khi không có chỉ định.
Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ ngoại khoa, kỹ thuật tiêm đơn giản nhưng cũng rất dễ gây biến chứng nghiêm trọng khi không được thực hiện đúng cách. Hiện nay, nhiều chị em chủ quan, mua filler về nhà tự tiêm với mục đích tiết kiệm tiền, dẫn đến hậu quả như: sưng đỏ, ngứa ngáy nhiều ngày, hình thành ổ áp xe dưới cằm gây biến dạng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Sau khi tiêm filler, các vùng da bị thương sẽ gặp tình trạng sưng ngứa, bầm tím. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên chườm đá hàng ngày để ngăn máu bầm lan rộng, giảm sưng ngứa da. Để tránh nhiễm trùng da, bạn nên bọc đá trong khăn mềm sạch để chườm.
Không nên vận động mạnh với cường độ cao sau khi tiêm filler ở vùng cằm. Việc luyện tập các bài squat, chạy bộ, bơi lội,…không nên thực hiện sau tiêm cằm.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, khách hàng chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga để tránh gây tổn thương lên vùng cằm, khiến cằm bị sưng ngứa.
Không nên vận động mạnh sau khi mới tiêm filler
Nên lựa chọn bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm để tiêm filler. Các bác sĩ có bằng cấp, có chuyên môn sẽ tiêm đúng lớp, căn chỉnh sao cho filler được tiêm vào cằm tạo đường nét hài hòa với gương mặt.
Bạn đừng ham rẻ tìm đến các spa nhỏ lẻ tiêm filler. Tại đây không có bác sĩ, chỉ có kỹ thuật viên học tiêm filler qua vài khóa đào tạo ngắn hạn nên không có gì để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm không chỉ gây ngứa ngáy nhiều mà còn có thể gây sốc thuốc tiêm tại chỗ nhưng không biết cách xử lý kịp thời, dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Lựa chọn bác sĩ giỏi, tay nghề cao để đảm bảo an toàn khi tiêm filler
Tiêm filler cằm bị ngứa có sao không? Bài viết trên, Kangnam đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng. Hy vọng thông tin được cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm filler, từ đó có phương án phù hợp để xử lý khi bị ngứa cằm sau tiêm filler.
Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về tiêm filler cằm, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 6466 để được tư vấn miễn phí.
Nhập thông tin của bạn
×