Cách nhận biết mụn bọc đã chín – Giải đáp của bác sĩ da liễu!

Mụn bọc gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vậy cách nhận biết mụn bọc đã chín thế nào? Những cách trị mụn bọc hiệu quả nhất? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

I – Cách nhận biết mụn bọc đã chín

Theo bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, sau khoảng 5 – 6 ngày mụn bọc khi đã chín nhân mụn khô, nhô cao trồi lên bề mặt da, chạm tay không còn cảm giác đau nhức, khó chịu. Trường hợp, nếu sờ tay lên mụn bọc vẫn đau tức là mụn chưa chín. Lúc này bạn cần chăm sóc da mặt sạch sẽ, chú ý không nên nặn mụn. Cụ thể như:

– Giai đoạn 1: Vi khuẩn xâm nhập gây mụn, hình thành mụn bọc. Thời điểm này, mụn có kích thước nhỏ.

– Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn này mụn sưng to, chứa dịch mủ.

– Giai đoạn 3: Thời điểm này mụn đã chín và vỡ ra có thể kèm theo máu. 

Cách quan sát mụn bọc đã chín

Cách quan sát mụn bọc đã chín

Xem thêm: Mụn bọc dưới cằm: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

1 –  Mụn bọc có nhân

Mụn bọc có nhân thường là những cục lớn, có đầu trắng, sưng tấy, đau khi chạm tay vào. Nhân mụn nằm dưới lớp biểu bì và nang lông. Mụn dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách.

2 –  Mụn bọc không nhân

Mụn bọc không nhân khác với mụn có nhân bởi cục u to, không có nhân trắng, mụn cứng, cộm gây đau nhức và sưng to. Loại mụn này vốn dĩ có nhân nhưng nằm sâu dưới da, nang lông nên thường khó điều trị.

3 – Mụn bọc bị chai

Mụn có nhân nếu không được nặn bỏ sẽ nằm sâu dưới da, phát triển thành mụn bọc chai cứng. Đồng thời nốt mụn màu đen, làn da tối màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Mụn bọc bị chai cứng

Mụn bọc bị chai cứng

4 – Mụn bọc có mủ

Mụn bọc có mủ hình thành do các ổ vi khuẩn khi bị viêm nhiễm nặng. Thời gian đầu chỉ là những nốt sần cứng, sau đó mưng mủ kèm theo triệu chứng đau nhức. Sau khi mụn vỡ, dịch tiết ra bên ngoài gồm mủ và máu có thể gây thâm, sẹo lõm.

5 – Mụn bọc có dịch

Loại mụn này có dịch lỏng gồm máu và mủ. Mụn bọc có dịch thường mọc ở mí mắt, quanh miệng, mép….gây đau nhức, ngứa ngáy.

Mụn bọc kèm theo dịch

Mụn bọc kèm theo dịch

Xem thêm: 10+ Cách điều trị mụn bọc: Nhanh chóng, An toàn nhất

6 –  Mụn bọc có máu

Mụn bọc có máu là những nốt mụn to chứa mủ, đầu mủ trắng tròn. Sau khi mụn vỡ có thể lây lan sang vùng da khác, khó điều trị hơn.

7 – Mụn bọc đầu trắng

Dạng mụn này gần giống với mụn sữa ở trẻ nhỏ, mọc chủ yếu quanh vùng chữ T, trán mũi, má, cằm, lưng….Mụn hình thành khi phản ứng với vi khuẩn, cũng như các tế bào miễn dịch xung quanh. Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mụn bọc đầu trắng lâu ngày sẽ hình thành nhân mụn.

II – Cách trị mụn bọc hiệu quả, an toàn

Mụn bọc được biết đến là loại mụn viêm nặng, có thể điều trị theo một số cách sau đây:

2.1 – Trị mụn bọc bằng Benzoyl Peroxide

Hoạt chất Benzoyl Peroxide có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống viêm và giúp điều trị các loại mụn, trong đó có mụn bọc.

Benzoyl Peroxide được bào chế dưới dạng kem/gel. Để điều trị mụn bọc hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng mỗi ngày 2 lần. Tuy nhiên, không nên lạm dụng có thể gây kích ứng. 

Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy, hoạt chất này có thể khiến làn da nhạy cảm hơn với tia uv. Thế nên, bạn cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da. 

Với một số trường hợp Benzoyl Peroxide khiến làn da khô rát, bong tróc và nổi mụn đỏ. Kèm theo triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy trên da. Thông thường, sử dụng Benzoyl Peroxide trị mụn kéo dài trong khoảng 6 tuần. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa mụn bọc tái phát bạn hãy sử dụng sau một thời gian với tần suất ít hơn.

Trị mụn bọc bằng Benzoyl Peroxide

Trị mụn bọc bằng Benzoyl Peroxide

2.2 – Cách trị mụn bọc với Retinoids

Retinoids là hoạt chất thường được dùng để trị mụn. Với công dụng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa tích tụ bụi bẩn. Retinoids được bào chế dưới dạng kem hoặc gel, bạn có thể thoa mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

Tương tự như Benzoyl Peroxide, Retinoids dễ khiến làn da bị bào mào nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia UV. Một số người sau khi sử dụng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, châm chích nhẹ.

Thời gian sử dụng khoảng 6 tuần, bạn không nên kéo dài quá lâu gây tác dụng ngược.

2.3 – Cách trị mụn bọc với Axit Azelaic

Bên cạnh hai hoạt chất Benzoyl Peroxide và Retinoids, để điều trị mụn bọc bạn có thể sử dụng Axit Azelaic. Với công dụng làm sạch da, tẩy tế bào chết, loại bỏ ổ vi khuẩn. Axit Azelaic cũng có dạng kem và gel nên sử dụng mỗi ngày 2 lần. Với những làn da nhạy cảm thì nên thoa 1 lần là được.

Cách trị mụn bọc với Axit Azelaic

Cách trị mụn bọc với Axit Azelaic

2.4 – Trị mụn bọc bằng BHA/AHA/PHA

AHA/BHA/PHA là một trong những hoạt chất có mặt trong những sản phẩm điều trị mụn. Bởi những hoạt chất này như một chất làm sạch da, với khả năng xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông. Nhờ vậy, giúp loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và thông thoáng lỗ chân lông. Từ đó, giúp cải thiện làn da mụn bọc, cũng như ngăn ngừa mụn tái phát.

Trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm điều trị mụn chứa BHA/AHA/PHA. Thế nhưng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, an toàn.

2.5 – Trị mụn bọc bằng kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da, thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa viêm nang lông. Thuốc kháng sinh dạng bôi thường được chỉ định dùng mỗi ngày 2 lần. Mỗi liệu trình trị mụn bằng kháng sinh kéo dài trong 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến mụn phát triển tồi tệ hơn.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh

2.6 – Peel da trị mụn bọc

Peel da hóa học trị mụn bọc được hiểu là sử dụng hóa chất lên da khiến da bong tróc và kích thích sản sinh tế bào da mới. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

III – Mụn bọc không nặn có tự hết không?

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, mụn bọc không thể tự khỏi được nếu không nặn và cần sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm. Điều này sẽ giúp làn da nhanh phục hồi và mịn màng hơn.

Tuy nhiên, mọi người tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc tại nhà. Bởi vì, mụn bọc là dạng mụn viêm, dễ bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo rỗ. Nếu nặn mụn sai cách hoặc không sạch sẽ dễ khiến mụn chảy dịch lan ra các vùng da xung quanh.

Bên cạnh đó, nếu nặn mụn khi còn non có thể khiến làn da tổn thương, tăng nguy cơ để lại sẹo. Chính vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện thẩm mỹ chuyên khoa để được nặn mụn và điều trị đúng cách.

Mụn bọc không nặn không tự hết được

Mụn bọc không nặn không tự hết được

Xem thêm: Mụn bọc không đầu: Cách loại bỏ mụn không đầu hiệu quả

IV – Những lưu ý quan trọng sau khi trị mụn bọc?

Ngoài vấn đề cách nhận biết mụn bọc đã chín, bạn hãy lưu ngay những lưu ý khi điều trị mụn bọc để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Nên tẩy trang vào cuối ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa. Cùng với sữa rửa mặt làm sạch da sâu bên trong, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.

– Tẩy tế bào chết mỗi tuần 2 – 3 lần bằng các sản phẩm từ thiên nhiên như: bã cà phê, muối tắm, sữa chua, mật ong….

– Dưỡng ẩm cho da, hạn chế hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Trước khi ra đường nên thoa kem chống nắng phù hợp với làn da, để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Kết hợp che chắn cẩn thận phòng tránh mụn phát triển mạnh mẽ hơn.

– Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn mụn khi chưa chín, nhằm tránh nốt mụn bị chai, thâm và viêm nhiễm. 

– Ngoài ra, có thể chườm đá để giảm sưng tấy, đau nhức. Đồng thời, thúc đẩy cồi mụn khô nhanh hơn.

– Thường xuyên thay chăn ga, gối để hạn chế vi khuẩn tích tụ, tiếp xúc với da dẫn đến mụn trầm trọng hơn.

– Nên hạn chế nạp các thực phẩm ảnh hưởng đến da mụn như: bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, chất kích thích….

– Bổ sung các thực phẩm giàu như thịt bò, các loại đậu, khoai lang, cà rốt, rau xanh, trái cây.

Những lưu ý khi điều trị mụn bọc

Những lưu ý khi điều trị mụn bọc

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thông tin cách nhận biết mụn bọc đã chín. Cùng những loại thuốc điều trị mụn bọc hiệu quả nhất, giúp bạn “đối phó” với các nốt mụn cứng đầu.

Nguồn tham khảo

5 signs that a pimple is OK to pop

What to Know Before You Pop a Pimple

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Cách nhận biết mụn bọc đã chín
    Mụn bọc dưới cằm: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

    Mụn bọc dưới cằm: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc dưới cằm dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bị cảm thấy tự ti, không thoải mái. Đặc biệt những nốt mụn sưng to chứa mủ nếu không cẩn thận sẽ kéo dài dai dẳng, khi lành sẽ làm hình thành sẹo. Do đó, khi điều

    Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay, không để lại sẹo

    Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay, không để lại sẹo

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc sưng đỏ vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa gây đau nhức khó chịu. Vậy đâu là cách trị mụn bọc sưng đỏ hiệu quả, nốt mụn nhanh xẹp nhất. I – Có nên nặn mụn bọc sưng đỏ hay không?II – Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay,

    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Mụn bọc chứa mủ ở bên trong, khi phục hồi dễ để lại sẹo xấu nếu không được điều trị đúng cách. Vậy mụn bọc đau nhức do đâu, có nguy hiểm không và điều trị thế

    Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp và những lưu ý cần nhớ

    Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp và những lưu ý cần nhớ

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc mãi không xẹp sưng đỏ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Dù điều trị khỏi, mụn bọc cũng dễ để lại sẹo thâm làm mất đi thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó, điều trị mụn bọc không xẹp đúng cách là vấn đề được nhiều người quan tâm. I- Tại sao

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và môi cũng không ngoại lệ. Mụn bọc ở môi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Chúng có thể lây lan nếu không có

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc trên da đầu là vấn đề không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tự tin. Mụn bọc thường xuất hiện bất ngờ trên da đầu, gây ra nhiều phiền toái. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá về nguyên nhân, triệu chứng và

    Call
    Zalo