Mọc mụn nước ở môi là do đâu? Nguyên nhân gây mụn nước trên môi thường rất đa dạng và có khả năng cao là do nhiễm virus herpes simplex (HSV). Mụn trên môi biểu hiện thành nốt phồng rộp, mọc thành cụm hoặc đơn lẻ, gây đau rát khó chịu. Nếu mụn quanh miệng lâu ngày không khỏi, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm cách khắc phục.
Theo CDC, người bị mụn nước ở môi có tới 70% là bị HSV (Herpes môi). Ngoài ra, nguyên nhân mọc mụn nước trên môi có thể do kích ứng hoá chất, vệ sinh không đúng cách, đến kỳ kinh nguyệt, stress, suy giảm miễn dịch hoặc tiếp xúc với ánh nắng.
Mọc mụn nước trên viền môi có thể do virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) gây nên, triệu chứng bao gồm các vết trợt và mụn nước ở môi. Herpes miệng rất dễ lây từ người khác.
Ngoài ra, virus herpes simplex loại 2 (HSV-2) gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục cũng có thể làm xuất hiện mụn nước ở môi nếu bạn quan hệ bằng miệng.
Người bị nhiễm HSV dễ tái phát bệnh khi hệ miễn dịch yếu hoặc trong các tình huống căng thẳng, stress.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Không phải tất cả các trường hợp nổi mụn rộp ở môi đều do HSV. Môi là một bộ phận nhạy cảm của cơ thể, dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học trong mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc hoặc một số chất tẩy rửa.
Các chất hoá học có thể gây ra phản ứng dị ứng, làm sưng, đau, ngứa và dẫn đến việc xuất hiện các mụn bọc nước hoặc vết thương trên môi.
Mụn rộp môi có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây nên, nguyên nhân chính của chúng thường liên quan đến việc không vệ sinh đúng cách khu vực miệng và môi.
Những lỗi sai làm tăng nguy cơ phát triển mụn rộp môi là: lười đáng răng, dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không lau khô môi, hay không rửa mặt đầy đủ vào sáng và tối.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ khi ở giai đoạn kinh nguyệt có thể làm tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus herpes và gây ra mụn nước ở môi.
Theo một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ, có tới 25% nữ giới mỗi khi đến kỳ hành kinh đều bị mọc ít nhất một nốt mụn gần môi. Vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc da cẩn thận, đặc biệt là khi tới tháng.
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước ở môi. Khi trong trạng thái stress, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol, vô tình làm giảm khả năng miễn dịch.
Sự suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến sự phát triển của virus/ vi khuẩn và gây ra mụn vùng môi và nhiều vị trí khác trên da.
Hệ miễn dịch yếu hoặc đang trong tình trạng cảm cúm, vừa phẫu thuật,… có thể khiến cho virus và vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì vậy mà tăng khả năng gây viêm nhiễm, mụn nhọt ở miệng.
Ánh nắng mặt trời có thể gián tiếp gây ra mụn nước. Do tia nắng có thể làm giảm độ ẩm trên môi và phá vỡ hàng rào bảo vệ trên môi, dễ gây ra mụn nước quanh môi.
Nổi mụn nước ở môi là một trong những biểu hiện của bệnh Herpes môi – Một trong những loại viêm da phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Nếu bạn không điều trị Herpes đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc lan rộng sang các khu vực khác trên khuôn mặt.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa chế tạo được thuốc để chữa khỏi hoàn toàn HSV, chỉ có một số loại giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
Để xác định rõ mình liệu có bị Herpes môi hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện cụ thể của bệnh dưới đây:
Mọc mụn nước: Mụn nước xuất hiện theo cụm hoặc đơn lẻ ở môi, quanh miệng, hoặc một số nơi khác trên khuôn mặt.
Đau, ngứa và nóng rát: Đây là những triệu chứng cực kỳ phổ biến. Cảm giác có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc mọc mụn nước.
Vùng da quanh mụn nước có thể sưng lên và tấy đỏ.
Mệt mỏi và đau đầu có thể là các triệu chứng khác của herpes môi.
Cảm giác khó chịu có thể xuất hiện khi bạn nói hoặc ăn uống.
Ở cổ có thể xuất hiện sưng hạch, nổi cục khó chịu.
Trẻ nhỏ bị chảy nước dãi liên tục, trẻ quấy khóc, sốt cao,…
Nếu không điều trị kịp thời, virus herpes có thể lan sang vùng mắt, gây nhiễm trùng mắt và dẫn đến viêm giác mạc và giác mạc sưng.
Bị mụn phồng rộp trên môi có thể lây, đặc biệt là khi mắc chứng Herpes môi. Virus Herpes Simplex có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc.
Bạn có thể bị nhiễm virus và bị nổi mụn bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nước mủ hoặc dịch tiết từ mụn nước trên môi của người bị nhiễm. Hoặc cũng có thể thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như cốc, chén, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân, dao cạo,…
Bên cạnh đó, nếu bạn không giữ gìn vệ sinh môi và không điều trị mụn nước đúng cách, nốt mụn sẽ dễ lây lan rộng hơn khiến vùng da quanh môi tổn thương nặng nề.
Việc chăm sóc và điều trị mụn rộp môi tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng và tăng tốc quá trình phục hồi.
Dưới đây là một số cách chăm sóc và điều trị mụn nước ở môi:
Bạn có thể sử dụng kem chống viêm và giảm ngứa để giảm các triệu chứng như viêm, đau, ngứa và sưng tại khu vực mụn rộp.
Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ cho da môi của bạn mềm mại và giảm đau do bị khô nứt.
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và béo. Thay vào đó ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh để tăng cường hệ miễn dịch.
Không dùng thực phẩm giàu axit và có tính cay, dễ làm viêm loét môi.
Sử dụng kem chống nắng và giữ môi của bạn ẩm ướt bằng cách sử dụng son dưỡng môi chứa SPF.
Tránh làm việc căng thẳng quá mức, tập trung vào thư giãn và cải thiện tinh thần.
Nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhẹ để giảm các triệu chứng.
Chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Không tự ý bóp nặn các nốt mụn nước trên môi để tránh gây tổn thương thêm.
Herpes môi hiện chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên bạn có thể sử dụng một số loại thuốc làm cải thiện triệu chứng, ví dụ như:
Thuốc chống vi-rút: acyclovir, famciclovir, valacyclovir… được sử dụng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Thuốc sử dụng dưới dạng viên uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
Thuốc giảm đau: paracetamol hoặc ibuprofen giúp giảm đau và giảm sưng viêm.
Thuốc bôi ngoài da: penciclovir hoặc acyclovir bôi trực tiếp lên mụn nước để giúp làm dịu tình trạng.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, bạn nên duy trì vệ sinh miệng và môi sạch sẽ, không chạm tay vào mụn nước và tránh tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Các nốt mụn có thể dịu dần trong khoảng 1-3 tuần. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc tình trạng tồi tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Mặc dù mụn ở viền miệng có thể được khắc phục ngay tại nhà, nhưng có một số trường hợp vẫn cần phải đến gặp bác sĩ để chữa trị dứt điểm.
Nếu bạn bị mụn rộp môi, hãy gặp bác sĩ khi:
Triệu chứng mụn không giảm sau 7-10 ngày
Sốt cao, đau đầu, khó nuốt, hoặc khó thở.
Đau nhức và sưng tuyến bên cổ.
Mụn nước xuất hiện lan tới vùng mắt.
Ngoài ra, nếu có các vấn đề sức khỏe khác như suy giảm miễn dịch, tiểu đường, hay HIV, bạn cần đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa rộp môi, bạn cần chú ý vệ sinh vùng da tại đây cẩn thận và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt sao cho khoa học.
Tránh tiếp xúc với người bị rộp môi bởi HSV có thể lây lan qua tiếp xúc với các chỗ nhiễm trùng.
Bạn nên tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và đủ giấc ngủ.
Giảm stress bằng cách thư giãn, tập yoga, hít thở và tập trung vào những hoạt động yêu thích.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng quanh viền môi khi đi ra ngoài, đồng thời đeo khẩu trang bảo vệ.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như ấm chén, dao kéo, khăn tắm…
Nếu bạn có tiền sử bị rộp môi nhiều lần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để ngăn ngừa việc tái phát của bệnh.
BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Mọc mụn nước ở môi là do đâu? Nguyên nhân và các giải pháp phòng – trị đã được Kangnam chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng mụn của mình và tự tin với diện mạo đẹp không tỳ vết.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/herpes-mun-rop-o-moi-nhung-dieu-can-biet/
https://medlatec.vn/tin-tuc/-benh-mun-rop-o-moi-va-nhung-luu-y-ai-cung-can-biet-s94-n30882
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×