Mụn ẩn không nhân là tình trạng mụn nằm ẩn sâu dưới da, không có đầu mụn, không gây viêm nhưng lại làn da bị sần sùi. Các nốt mụn ẩn nhỏ li ti nằm gần nhau gây mất thẩm mỹ cho làn da, nhất là khi makeup. Vậy nguyên nhân nào gây mụn ẩn không nhân và cách điều trị, ngăn ngừa như thế nào?
Mụn ẩn không có nhân là dấu hiệu có nhận biết bằng mắt thường, chỉ thực sự cảm nhận được khi sờ lên da. Những vùng da nổi mụn ẩn không có nhân bên trong khô ráp, sần sùi.
Loại mụn này có chân nằm sâu dưới nang lông, thường có kích thước nhỏ và mọc thành các cụm. Những vùng thường xuyên xuất hiện mụn ẩn nhất là cằm, ngực, trán, má,…Đây là những vùng da nhạy cảm, thường xuyên phải chịu tác động từ yếu tố bên ngoài.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị mụn ẩn có thể kể đến như:
– Da đỏ, có biểu hiện hơi sưng.
– Đau nhức quanh vùng mụn.
– Các nốt mụn có kích thước khác nhau, không gây viêm.
Theo bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây mụn trứng cá cũng là tác nhân gây mụn ẩn không có nhân. Làn da tự nhiên được bảo vệ bởi một lớp dầu nhờn. Tuy nhiên, khi dầu nhờn được sản xuất quá mức kết hợp với bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông sẽ làm hình thành mụn ẩn dưới da.
Do đó, người có làn da dày, dầu nhờn dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi không được làm sạch đúng cách có thể khiến da nổi mụn. Bên cạnh đó, người có thói quen thường xuyên tập luyện đổ nhiều mồ hôi hoặc thích ăn món chiên xào, nhiều dầu mỡ cũng có nguy cơ mắc mụn ẩn cao hơn.
Như vậy, thói quen sinh sinh, chăm sóc da cũng có thể là tác nhân gây mụn ẩn. Vì vậy, việc duy trì thói quen tốt sẽ giúp cân bằng lượng dầu, làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn ẩn.
Có 3 vị trí mụn ẩn thường xuyên xuất hiện dưới da bao gồm: Trên trán, trên má và dưới cằm.
Mụn ẩn trên trán là khu vực nhiều người mắc phải, chủ yếu là do vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa gây nên. Bên cạnh đó, mụn ẩn không có nhân mọc trên trán có thể do ngủ muộn, căng thẳng, lo âu, tâm trạng không tốt, tẩy trang không kỹ, kích ứng với sản phẩm chăm sóc tóc,…
Mụn ẩn mọc trên má thường do vấn đề liên quan đến phổi, do hít phải không khí ô nhiễm. Ngoài ra, mụn ẩn có thể đến từ yếu tố ngoại vi như: điện thoại, gối ngủ vệ sinh không sạch hoặc kích ứng với sản phẩm chăm sóc da.
Mụn ẩn mọc ở dưới cằm thường liên quan đến sức khỏe của ruột, gan. Gan nóng làm tích tụ lượng độc tố lớn và gây mụn trên da.
Mụn ẩn không có nhân để lâu ngày sẽ khiến da ngày càng sần sùi, thô ráp hơn do mụn phát triển về cả số lượng và tăng lên về kích thước. Đồng thời, khi không điều trị, mụn ẩn cũng có thể phát triển thành mụn sưng, viêm kéo dài. Việc điều trị mụn ẩn đúng cách, kịp thời giúp ngăn ngừa mụn tái phát về sau.
Làn da bị mụn ẩn không nhân có thể điều trị đơn giản tại nhà bằng cách thay đổi thói quen chăm sóc da. Khi chăm sóc da, cần chú ý sử dụng mỹ phẩm hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông, tẩy tế bào chết cho làn da, không được chạm tay lên mặt, hạn chế trang điểm trong thời gian bị mụn và thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn.
Vùng da bị mụn ẩn thường đi kèm biểu hiện lỗ chân lông to, tiết nhiều dầu nhờn. Vì vậy, có thể sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp để hỗ trợ làm thu nhỏ lỗ chân lông, điều tiết dầu nhờn.
Người bị mụn ẩn có thể kết hợp sử dụng thêm serum, đắp mặt nạ,…để kiểm soát dầu nhờn và dưỡng ẩm, làm se khít lỗ chân lông.
Tẩy tế bào chết cho làn da là một trong những bước quan trọng giúp lỗ chân lông thông thoáng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị mụn. Việc thực hiện tẩy da chết đều đặn 2 lần/tuần sẽ hỗ trợ làm sạch da, lỗ chân lông thông thoáng hơn, ngăn mụn hình thành.
Làn da bị mụn ẩn trên má không viêm, không sưng nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết không lo làm tổn thương lên các nốt mụn.
Không nên chạm tay lên mặt. Tay dính nhiều vi khuẩn sẽ làm lây lan vi khuẩn lên bề mặt da, việc này có thể tác động làm cho vấn đề viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe làn da. Cần chống nắng để tránh tác hại của ánh nắng lên làn da, giúp da khỏe mạnh và chống lại tác nhân từ bên ngoài ảnh hưởng và gây mụn.
Tuy nhiên, một số kem chống nắng cũng có thể khiến da bị đổ dầu nhờn, làm lỗ chân lông bít tắc. Do vậy, cần chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không chứa dầu nhờn, lành tính để bảo vệ làn da.
Trang điểm tốt cho việc che đi nốt mụn dưới da nhưng có thể khiến mụn ẩn trở nên tồi tệ hơn. Bụi trang điểm có thể tích tụ dưới da gây bít tắc lỗ chân lông.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau mụn cần được điều chỉnh lại để giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể, tránh tích tụ độc tố ở gan gây mụn. Trong bữa ăn hàng ngày, nên bổ sung rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin để ức chế sự phát triển của mụn, giúp da khỏe mạnh, mịn màng.
Để tránh mụn ẩn tái phát sau điều trị, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tại nhà, duy trì đều đặn mỗi ngày. Một số biện pháp phòng ngừa mụn ẩn không có nhân có thể kể đến như: Giữ cho làn da luôn sạch sẽ, thay đổi thói quen sống, thực hiện chế độ ăn uống lành majnh.
Giữ cho làn da luôn sạch sẽ, vệ sinh da đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ da, phòng ngừa mụn ẩn. Bạn nên sử dụng sản phẩm chăm sóc, dưỡng da phù hợp cho da mụn.
Duy trì lối sống khoa học, không được thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài vì dễ làm thay đổi, ảnh hưởng đến hormone, quá trình đào thải độc tố trong cơ thể và làm hình thành nhân mụn dưới da.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp làn da luôn khỏe mạnh. Thường xuyên bổ sung thêm trái cây, rau củ trong bữa ăn hàng ngày để giúp da đủ ẩm, trở nên mịn màng hơn.
Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh để ngăn mụn tái phát.
Mụn ẩn không nhân có thể được đánh giá là một trong những vấn đề mụn trên da dễ để điều trị nhưng không phải ai cũng biết cách. Nặn mụn, điều trị sai phương pháp sẽ khiến mụn nhanh chóng phát triển thành ổ viêm và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu trên da.
Vì vậy, thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết cách để điều trị mụn ẩn không có nhân bên trong, đồng thời áp dụng đúng. Chúc bạn kiên trì và nhanh chóng có được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×