Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp và những lưu ý cần nhớ

Mụn bọc mãi không xẹp sưng đỏ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Dù điều trị khỏi, mụn bọc cũng dễ để lại sẹo thâm làm mất đi thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó, điều trị mụn bọc không xẹp đúng cách là vấn đề được nhiều người quan tâm.

I- Tại sao mụn bọc mãi không xẹp?

Mụn bọc mãi không xẹp bởi tại nốt mụn có ổ viêm nằm sâu dưới biểu bì da. Chúng hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nên vi khuẩn không thể thoát ra bên ngoài. Nếu không can thiệp kịp thời, mụn càng để lâu càng chai. Khi mụn đã chai muốn điều trị sẽ vô cùng khó khăn, dù có chữa khỏi thì nguy cơ để lại sẹo trên da càng cao.

Mụn bọc mãi không xẹp do vi khuẩn hoạt động dưới da không thể thoát ra ngoài

Mụn bọc không xẹp do vi khuẩn hoạt động dưới da không thể thoát ra ngoài

Xem thêm: Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

II- Yếu tố làm mụn bọc lây lan nhiều hơn?

Từ một nốt mụn ban đầu nếu không điều trị đúng lúc sẽ khiến trên bề mặt da xuất hiện nhiều mụn bọc hơn. Mụn bọc tăng nhanh trên da là bởi những yếu tố sau:

– Mồ hôi đổ quá nhiều: Những người tiết ra nhiều mồ hôi thì da dễ bị mụn bọc, đặc biệt những ai mắc phải căn bệnh tăng tiết mồ hôi.

– Di truyền: Trong gia đình có người bị nổi mụn bọc lâu năm thì khả năng bạn cũng bị sẽ cao hơn. Những nốt mụn sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi tự lành, sau đó có thể sẽ tiếp tục tái phát.

– Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng mụn bọc gia tăng. Các cơ quan bài tiết chất độc trong cơ thể tuần hoàn không hiệu quả khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể. Khi đó da tăng tiết bã nhờn khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc.

– Sản phẩm chăm sóc da: Một số sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm kém chất lượng khiến cho mụn bọc mọc lên nhiều. Hơn nữa, việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc nhiều hơn. Không chỉ thế, cách làm sạch da không đúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và mụn bọc mọc thêm.

– Chế độ sinh hoạt: Nỗi lo lắng và căng thẳng khiến cơ thể tăng tiết bã nhờn bởi nồng độ cortisol tăng lên. Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu ngủ, làm việc cao độ cũng khiến nội tiết tố thay đổi làm mụn xuất hiện nhiều.

Tình trạng mụn bọc lây lan nhiều có thể do di truyền, rối loạn nội tiết, đổ mồ hôi nhiều...

Tình trạng mụn bọc lây lan nhiều có thể do di truyền, rối loạn nội tiết, đổ mồ hôi nhiều…

III- Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp hiệu quả

Mụn bọc không xẹp là dạng mụn bị viêm nhiễm nặng nhưng không có nghĩa là không thể điều trị. Tùy vào tình trạng mụn có thể áp dụng cách điều trị như:

1/ Điều trị mụn bọc bằng kem thoa đặc trị

Nhóm thuốc thoa dưới dạng kem hoặc gel thường được thoa lên các vị trí mọc mụn. Kem có chứa các hoạt chất retinoids, axit salicylic, benzoyl peroxide…. hỗ trợ điều trị mụn bọc hiệu quả. Cụ thể:

1.1/ Benzoyl Peroxide

Đây là hoạt chất khử trùng có tác dụng ức chế và ngăn ngừa vi khuẩn hoạt động. Chất này được điều chế ở dạng kem hoặc gel giúp chống viêm và điều trị mụn bọc. Tuy nhiên không nên lạm dụng Benzoyl Peroxide bởi nó có thể khiến da bị kích ứng. Khi điều trị mụn bọc bằng hoạt chất sẽ kéo dài trong khoảng 6 tuần mới thấy được hiệu quả.

1.2/ Retinoids

Hoạt chất có khả năng loại bỏ tế bào chết khỏi bề mặt da, đồng thời ngăn ngừa lỗ chân không tích tụ bụi bẩn và bã nhờn. Khi sử dụng sản phẩm có chứa Retinoids ở dạng kem hoặc gel nên thoa trước khi đi ngủ và kiên trì trong khoảng 6 tuần.

Tuy nhiên, Retinoids có thể khiến da của bạn nhạy cảm hơn nên khi tiếp xúc ánh sáng có thể gây ra kích ứng hay châm chích nhẹ.

1.3/ Axit Azelaic

Các bác sĩ da liễu đánh giá hoạt chất ngoài loại bỏ tế bào chết còn tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Muốn điều trị mụn bọc hiệu quả nên bôi 2 lần/ ngày với làn da khỏe mạnh còn thoa 1 lần/ ngày ở những ai có da nhạy cảm. Khi sử dụng sản phẩm có thành phần axit azelaic cũng gây ra tác dụng phụ như: khô, kích ứng, châm, chích, ngứa ngáy. Nhưng những cảm giác này không đáng kể sẽ hết nhanh chóng.

1.4/ AHA/BHA

Đây là hoạt chất xuất hiện trong nhiều sản phẩm điều trị mụn. Chúng dễ dàng thâm nhập vào lỗ chân lông  giúp tẩy tế bào chết, làm sạch hết bụi bẩn, dầu thừa. Nhờ đó tình trạng mụn bọc sẽ sớm được cải thiện và hạn chế tái phát. Trước khi sử AHA/ BHA nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh bị kích ứng.

1.5/ Thoa thuốc kháng sinh tại chỗ

Kháng sinh tại chỗ sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn tại vị trí có mụn bọc và ngăn ngừa nang lông bị nhiễm trùng. Liệu trình điều trị khi sử dụng kháng sinh tại chỗ sẽ kéo dài trong khoảng từ 6 – 8 tuần. Bạn không nên dùng lâu hơn để tránh vi khuẩn kháng thuốc khiến mụn nặng hơn.

Sử dụng kem trị mụn có thành phần Benzoyl Peroxide, Retinoids, Axit Azelaic... giúp điều trị mụn bọc nhanh chóng

Sử dụng kem trị mụn có thành phần Benzoyl Peroxide, Retinoids, Axit Azelaic… giúp điều trị mụn bọc nhanh chóng

Xem thêm: Mụn trứng cá bọc ở cằm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2/ Điều trị bằng thuốc uống

Đối với tình trạng mụn bọc do rối loạn nội tiết tố thì nên điều trị bằng thuốc đường uống sẽ hiệu quả hơn nhiều. Các loại thuốc uống phổ biến như:

2.1/ Thuốc tránh thai

Đây là loại thuốc hỗ trợ điều hòa nội tiết tố trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng mụn bọc. Loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ mới có được hiệu quả tốt nhất. Muốn mụn khỏi hoàn toàn cần sử dụng thuốc ít nhất 1 năm.

2.2/ Co – cyprindiol

Điều trị bằng Co – cyprindiol khi mụn bọc đã ở thể nặng và những phương pháp khác không đem đến hiệu quả. Loại thuốc này sẽ làm giảm tiết bã nhờn hỗ trợ cải thiện mụn bọc. Khi lựa chọn điều trị bằng phương thuốc này cần phải sử dụng trong khoảng từ 2 – 6 tháng.

2.3/ Isotretinoin

Isotretinoin là loại viên nang điều trị mụn bọc hiệu quả giúp kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm tiết dầu, ngăn ngừa lỗ chân lông bít tắc. Khi uống thuốc một thời gian sẽ thấy nốt mụn giảm sưng đỏ.

3/ Peel da trị mụn bọc

Peel da hóa học sẽ sử dụng hóa chất bôi lên da khiến làn da bong tróc và kích thích tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và không nên áp dụng thường xuyên.

Phương pháp peel da sẽ loại bỏ lớp sừng già cỗi mang đến giúp loại bỏ mụn bọc và da mềm mịn hơn

Peel da sẽ loại bỏ lớp sừng già cỗi mang đến giúp loại bỏ mụn bọc và da mềm mịn hơn

Xem thêm: Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị dứt điểm

IV- Những lưu ý khi điều trị mụn bọc cần nhớ

Muốn điều trị mụn bọc hiệu quả như mong muốn, các nàng cần lưu ý những điều sau đây:

– Tẩy da chết định kỳ 2 lần/ tuần bằng tẩy da chết vật lý hoặc hóa học để lỗ chân lông không bít tắc.

– Vệ sinh mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt hàng ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, dầu thừa, cặn trang điểm để da không bị bít tắc.

– Bổ sung dưỡng ẩm cho da để tránh tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông.

– Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cần sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ để da không bị thâm sạm. Đồng thời phải che chắn kỹ lưỡng để hạn chế tối đa tia UV.

– Tuyệt đối không chạm lên vị trí bị mụn bọc để tránh đưa vi khuẩn từ bàn tay lên mặt.

– Đối với những mụn bọc viêm sưng to mãi không nặn nên dùng khăn bọc đá chườm lên mặt để giảm sưng, đau nhức.

– Vệ sinh chăn gối thường xuyên để tránh vi khuẩn tiếp xúc vào da làm tình trạng mụn thêm trầm trọng.

Bài viết đã đưa đến cho mọi người đầy đủ những thông tin về tình trạng mụn bọc mãi không xẹp. Khi phát hiện mụn xuất hiện trên da cần chú ý vệ sinh da thật sạch và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để mụn không tiến triển nặng hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách trị mụn bọc
    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Mụn bọc chứa mủ ở bên trong, khi phục hồi dễ để lại sẹo xấu nếu không được điều trị đúng cách. Vậy mụn bọc đau nhức do đâu, có nguy hiểm không và điều trị thế

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và môi cũng không ngoại lệ. Mụn bọc ở môi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Chúng có thể lây lan nếu không có

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc trên da đầu là vấn đề không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tự tin. Mụn bọc thường xuất hiện bất ngờ trên da đầu, gây ra nhiều phiền toái. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá về nguyên nhân, triệu chứng và

    Nguyên nhân Mụn bọc ở tai ? Cách điều trị và cách ngăn ngừa

    Nguyên nhân Mụn bọc ở tai ? Cách điều trị và cách ngăn ngừa

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc ở tai có kích thước lớn, gây cảm giác vô cùng đau nhức và khó chịu. Có nhiều lý do khiến mụn bọc mọc trên tai và có nhiều phương pháp để điều trị. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ tổng hợp chi tiết để giúp bạn hiểu

    Mụn bọc ở cổ: Các giai đoạn phát triển và cách điều trị

    Mụn bọc ở cổ: Các giai đoạn phát triển và cách điều trị

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc ở cổ có thể là dấu hiệu của nhiều yếu tố khác nhau gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Không giống mụn ở mặt và lưng, mụn ở cổ đôi khi xuất phát từ nguyên nhân đặc biệt. Hãy cùng Viện thẩm mỹ Kangnam tìm hiểu chi tiết về nguyên

    Mụn bọc ở trán: Khám phá nguyên nhân và cách điều trị đúng

    Mụn bọc ở trán: Khám phá nguyên nhân và cách điều trị đúng

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Nguyễn Anh Minh (23 tuổi, Quảng Ninh) than phiền rằng “Gần đây em mọc rất nhiều mụn bọc ở trán sưng to, ngứa và có nhân mủ bên trong. Không biết tình trạng này có phải do em vệ sinh da sai cách hay do thức khuya ạ? Em rất mong được bác sĩ giải

    Call
    Zalo