Mụn cóc bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn cóc thường không gây ra những vấn đề lớn, nhưng khi mụn cóc bị nhiễm trùng lại có thể trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Nhiễm trùng mụn cóc không chỉ gây đau đớn, khó chịu, mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

I – Mụn cóc bị nhiễm trùng có biểu hiện như thế nào?

Mụn cóc nhiễm trùng thường trở nên đỏ, sưng to hơn so với mụn cóc thông thường, vùng da nóng hơn so với vùng da xung quanh và đau đớn. Đồng thời mụn cóc đã nhiễm trùng thường có mủ, khi mụn vỡ ra, có thể thấy mủ màu trắng hoặc vàng xanh có mùi hôi khó chịu.

Trong một số trường hợp, mụn cóc khi đã gặp tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng hạch trong vùng da lân cận. Nếu nhận thấy mụn cóc có những triệu chứng trên, đặc biệt là khi nốt mụn không giảm sau một thời gian dài, ngày càng trở nên nghiêm trọng, hãy tìm gặp bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng hơn.

Mụn cóc nhiễm trùng

Mụn cóc nhiễm trùng thường sưng to hơn

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II – Tại sao mụn cóc lại bị nhiễm trùng?

Mụn cóc có thể bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các vi khuẩn vào lỗ chân lông hoặc vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn xâm nhập qua các hành động như cào, cạy, nặn mụn bằng tay không sạch sẽ, có thể làm rách lớp bảo vệ tự nhiên của da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, ma sát từ quần áo, giày, hoặc các vật dụng khác khiến vi khuẩn có thể tiếp cận dễ dàng, gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, những người làn da dầu, hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nốt mụn cóc hơn. Dầu và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Mụn cóc thường xuất hiện do quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông, khi chúng bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ tận dụng dầu và bã nhờn này.

III – Mụn cóc nhiễm trùng phải làm sao?

Khi phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng nốt mụn cóc, hãy thực hiện các biện pháp điều trị, chăm sóc da kịp thời để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng, giảm bớt các triệu chứng không thoải mái. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bị nhiễm trùng mụn cóc:

– Tránh cào hoặc nặn mụn cóc bằng tay, vì dễ làm tổn thương da, khiến vi khuẩn lan rộng và nhiễm trùng.

– Rửa sạch da bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để hàng ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với mụn cóc, sau đó lau nhẹ bằng khăn sạch.

– Sử dụng sản phẩm kháng khuẩn như kem chứa benzoyl peroxide hoặc acid salicylic, giúp kiểm soát vi khuẩn và làm sạch lỗ chân lông.

– Trong trường hợp nhiễm trùng mụn cóc trở nên nghiêm trọng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng viêm, kháng khuẩn như antibioti để điều trị nhiễm trùng.

Tóm lại, nếu triệu chứng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra những quyết định xử lý mụn cóc bằng cách phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao.

Mụn cóc thường không gây đau đớn, khó chịu

Tránh cào hoặc nặn mụn cóc bằng tay, vì dễ làm tổn thương da

IV – Ngoài nhiễm trùng, mụn cóc còn có biến chứng nào khác?

Ngoài tình trạng mụn cóc bị nhiễm trùng, mụn cóc thường gây ra bởi virus HPV và có thể xuất hiện một loạt các bệnh như: Ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư âm đạo, và ung thư đường tiểu. Nguyên nhân do virus có khả năng gây biến đổi gen trong tế bào da, dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát và phát triển tế bào ung thư.

Một số trường hợp, mụn cóc ở bộ phận sinh dục gây ra sưng hạch trong vùng xung quanh, tăng nguy cơ nhiễm trùng khác như viêm nhiễm nội tiết, viêm nhiễm hậu sản.

V – Mẹo chữa mụn cóc dân gian, hiệu quả tại nhà

Dùng tỏi, giấm táo, vỏ chuối, nha đam, vitamin C chữa mụn cóc tại nhà là các mẹo dân gian được lưu truyền lâu năm. Dưới đây là cách thực hiện để bạn khắc phục tốt mụn cóc bằng nguyên liệu tự nhiên, lành tính:

1/ Dùng tỏi trị mụn cóc

Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, do đó, một số người sử dụng tỏi để điều trị mụn cóc. Tuy nhiên, hãy thử trước trên một vùng nhỏ của da, đảm bảo rằng da không có phản ứng dị ứng với thành phần trong tỏi.

Cách thực hiện: Hãy rửa sạch vùng da chứa mụn cóc bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Nếu sử dụng tỏi tươi, cắt tỏi thành lát mỏng và đặt lát tỏi trực tiếp lên mụn cóc. Để tỏi trên mụn cóc trong khoảng thời gian ngắn, khoảng vài phút, sau đó rửa sạch vùng da bằng nước ấm để loại bỏ tỏi trên da.

Tỏi có khả năng kháng khuẩn và chứa các hợp chất có tính kháng vi khuẩn

Dùng tỏi trị mụn cóc

2/ Giấm táo tiêu diệt mụn cóc

Giấm táo có khả năng làm sạch và kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong nốt mụn cóc, khiến mụn mờ dần. Trong giấm táo chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic, các thành phần có khả năng ăn mòn nốt mụn, ngăn chặn mụn cóc lây lan.

Cách thực hiện: Rửa vùng da chứa mụn cóc bằng nước ấm để loại bỏ dầu và bã nhờn. Pha loãng giấm táo bằng cách trộn một phần giấm với một phần nước ấm. Sử dụng bông gòn hoặc miếng bông tẩm giấm táo đã được loãng để áp dụng lên mụn cóc. Để giấm tác động trong khoảng 10-15 phút. Sau khi đã áp dụng giấm táo, rửa sạch vùng da bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ giấm.

3/ Vỏ chuối làm mờ mụn cóc

Vỏ chuối chứa một số dưỡng chất và chất chống viêm, có khả năng ngăn cản và loại bỏ các mụn cóc trên da đơn giản.

Cách thực hiện: Lấy vỏ của một quả chuối chà xát nhẹ vào mụn cóc. Sau đó dùng băng ép giữ vỏ chuối trên da khoảng 15-20 phút để dưỡng chất từ bỏ chuối làm mềm mụn cóc. Sau khi đã để vỏ chuối trong khoảng thời gian cần thiết, rửa sạch vùng da bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.

Dùng chuối xanh trị mụn cóc

Vỏ chuối làm mờ mụn cóc

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

4/ Nha đam trị mụn cóc tại nhà

Nha đam là một loại cây có nhiều ứng dụng trong việc chăm sóc da và có thể giúp làm dịu và giảm viêm nhiễm mụn cóc. Gel nha đam còn giúp giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn và khiến mụn cóc mềm dần.

Cách thực hiện: Cắt lá nha đam thành các miếng nhỏ và sử dụng dao để cắt ngang các miếng để tiếp cận lớp gel bên trong. Lấy gel nha đam ra bằng cách dùng thìa cạo vào một bát. Sử dụng ngón tay hoặc một bông gòn sạch, thoa lớp gel nha đam lên vùng mụn cóc, để gel thấm vào da khoảng 20-30 phút. Sau khi gel nha đam đã được hấp thụ, hãy rửa sạch vùng da bằng nước ấm, có thể lặp lại quy trình này hàng ngày cho đến khi thấy triệu chứng mụn cóc giảm đi.

5/ Vitamin C xóa bỏ mụn cóc nhanh chóng

Vitamin C có thể giúp làm dịu mụn cóc và cải thiện tình trạng da. Đồng thời vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng làm giảm viêm nhiễm da, làm dịu và làm sáng da, và giúp da tự tái tạo sau khi điều trị mụn cóc.

Cách áp dụng: Hãy sử dụng kem dưỡng da, tinh chất hoặc sản phẩm chăm sóc da khác chứa vitamin C. Thoa sản phẩm chứa vitamin C lên vùng da bị mụn cóc hàng ngày. Hiệu quả của vitamin C trong việc điều trị mụn cóc không cảm nhận được ngay lập tức. Hãy kiên trì và sử dụng sản phẩm chứa vitamin C thường xuyên để thấy sự cải thiện.

Mụn cóc bị nhiễm trùng có thể gây ra cảm giác không thoải mái, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làn da, cơ thể. Nếu bạn gặp vấn đề về mụn cóc, đang nghi ngờ mụn cóc của bị nhiễm trùng, hãy thăm khám với một chuyên gia da liễu uy tín. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng và duy trì làn da khỏe mạnh.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

health: “How to get rid of warts: Medical and natural remedies”

nhsinform: “Cause of warts and verrucas”

yalemedicine: “Viral Warts”

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách điều trị mụn cóc
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá