Theo thống kê của Tổ chức Y khoa và Nghiên cứu Da liễu (AAD), khoảng 75% người dân trên thế giới bị mụn cóc tại thời điểm bất kỳ trong cuộc đời. Vậy mụn có có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu và đưa đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Đa phần mụn cóc không hề nguy hiểm và sẽ biến mất sau một thời gian nếu điều trị đúng cách. Theo nghiên cứu, hiện nay có đến hơn 100 loại virus HPV nhưng chúng vô hại nếu mụn cóc mọc ở tay và chân. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bị.
Mụn cóc là một loại nhiễm trùng do virus u nhú (HPV) ở người gây ra. Khi nhiễm trùng sẽ gây ra những vết sần sùi có màu da người có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như: ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, biến dạng ở tay và mặt với những người có hệ miễn dịch yếu… Cụ thể:
Virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục liên quan đến một số loại ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, và ung thư vòm họng. Những người bị mụn cóc do virus HPV gây ra sẽ có nguy cơ mắc các loại ung thư trên cao hơn.
Người bệnh tự ý nặn, cạy, bóc mụn cóc có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng da. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe yếu đi.
Mụn cóc trên da đa số không gây cảm đau đớn hay khó chịu. Nhưng nếu mụn mọc ở lòng bàn chân, bàn tay lại cạy hoặc nặn có thể gây khó chịu và đau. Đặc biệt khi di chuyển sẽ tác động đến mụn ở bàn tay, bàn chân.
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ khiến những nốt mụn cóc bị biến dạng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Để chẩn đoán mụn cóc việc chẩn đoán thường dựa vào khám lâm sàng thông qua các biểu hiện hoặc sinh thiết. Cụ thể:
Thông thường mụn cóc được chẩn đoán dựa vào những biểu hiện trên da. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tại vị trí, hình thái, mức độ, khả năng xâm lấn của tổn thương mụn. Việc xem xét này để phân biệt và chẩn đoán mụn cóc so với một số bệnh da liễu khác như: hắc lào, mụn nhọt, sùi mào gà…
Đối với những tình trạng mụn cóc nặng cần phải sinh thiết để xác định chính xác căn nguyên gây ra bệnh để sàng lọc nguy cơ bị ung thư. Bác sĩ sẽ cắt một lượng mô mụn cóc nhỏ đem đi sinh thiết. Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được gửi sang bộ phận giải phẫu quan sát và đưa ra kết luận.
Theo nghiên cứu chỉ một số ít trường hợp mụn cóc sẽ tự biến mất còn lại hầu như những người bệnh không điều trị sẽ khiến tình trạng trở nặng gây ra biến chứng. Do đó cần phải điều trị mụn cóc bằng thuốc, băng keo cá nhân, áp lạnh, phẫu thuật, đốt điện, laser.
Đối với tình trạng mụn nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau đây:
Đối với người có cảm giác đau đớn và khó chịu nên dùng cả thuốc bôi và thuốc uống. Các loại thuốc giảm đau sẽ làm giảm bớt khó chịu do mụn cóc gây ra có thể dùng như:
– Thuốc Catharidin: Loại thuốc này có khả năng điều trị lớp thượng bì, loại bỏ nốt mụn có khỏi bề mặt da. Tuy nhiên loại thuốc này cần có kê đơn của bác sĩ và điều trị trong khoảng 3 – 4 tuần sẽ hết mụn. Chú ý khi sử dụng chỉ bôi lên nốt mụn không bôi ra xung quanh để tránh tác dụng phụ.
– Acid Salicylic: Nồng độ thuốc sử dụng để điều trị mụn cóc từ 5 – 40% có tác dụng bong tróc lớp sừng làm mỏng nốt mụn. Khi sử dụng chỉ cần thoa trực tiếp lên da.
Các bạn có thể hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách dùng băng keo cá nhân. Sau khi sử dụng sẽ gây bội nhiễm mụn cóc giảm tình trạng lây lan ra xung quanh của virus.
Muốn hiệu quả nhanh hơn bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị triệt để.
Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh bằng nitơ để xử lý mụn cóc. Quá trình này thường bao gồm việc phun nitơ lên mụn cóc để làm tê liệt các tế bào mụn. Trong trường hợp mụn cóc lớn cần gây tê cục bộ và áp dụng phun nitơ nhiều lần. Phương pháp áp lạnh thường ít nguy hiểm hơn so với việc tiến hành phẫu thuật.
Trong trường hợp mụn cóc không phản ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê tại vùng bị mụn cóc. Sau đó bác sĩ sử dụng dao để loại bỏ mụn cóc. Sau ca phẫu thuật, sử dụng kem đặc trị tại chỗ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mụn và phục hồi nhanh hơn.
Phương pháp kết hợp giữa việc nạo thủ công và đốt cháy bằng điện thường được áp dụng để điều trị mụn cóc có hình dạng phẳng và kích thước nhỏ hơn 20mm. Trước khi loại bỏ, bệnh nhân thường sẽ được gây tê tại vùng bị mụn cóc.
Phương pháp này ít gây nhiễm trùng và vết thương thường lành nhanh. Tuy nhiên, mụn có nguy cơ tái phát do không loại bỏ hoàn toàn cả nhân và rễ.
Ánh sáng từ máy Laser CO2 Fractional thường được sử dụng để xử lý mụn cóc. Phương pháp này sẽ tạo nhiệt và phá hủy các mạch máu nhỏ trong mụn. Vì vậy thường áp dụng cho các trường hợp nặng với mục tiêu loại bỏ triệt để các mảng mụn cóc. Đồng thời ngăn chặn việc lan rộng sang vùng da xung quanh.
Tuy nhiên, dùng tia laser có thể gây ra cảm giác đau và có khả năng để lại sẹo trên da.
Bleomycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid tan trong nước có khả năng gây độc hại cho tế bào. Thuốc được sử dụng trong việc điều trị mụn cóc khi phương pháp khác không hiệu quả.
Bleomycin hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của tế bào mụn. Tuy nhiên, việc sử dụng bleomycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như cảm giác đau trong và sau khi tiêm, có khả năng để lại sẹo và thay đổi sắc tố da.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Bleomycin cho phụ nữ đang mang thai vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
Đến đây chắc hẳn mọi người đã được giải đáp thắc mắc “Mụn cóc có nguy hiểm không?”. Trên thực tế, chủ động phòng ngừa mụn cóc là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và ngăn chặn tái phát mụn cóc.
– Ngừng thói quen cạo lớp biểu bì hoặc cắn móng tay bởi điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn cóc.
– Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: khăn tắm, bấm móng tay, quần áo, hoặc dao cạo râu với người khác.
– Tránh chạm trực tiếp vào mụn cóc của người khác để không lây truyền bệnh.
– Tiêm phòng vaccine HPV và thực hiện quan hệ tình dục an toàn để không bị mụn cóc sinh dục.
– Luôn đi dép hoặc giày khi sử dụng phòng thay đồ công cộng, để tránh tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt có thể bị nhiễm bệnh.
– Bổ sung trái cây tươi, rau và ngũ cốc vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe và hệ miễn dịch mạnh mẽ.
– Thường xuyên tập luyện thể dục và thể thao để duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
– Đảm bảo có giấc ngủ đủ giấc để tăng cường chức năng miễn dịch và phục hồi cơ thể.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể thắc mắc “Mụn cóc có nguy hiểm không?”. Đồng thời đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa. Đối với tình trạng mụn cóc phải điều trị trong một khoảng thời gian dài nên bạn cần phải kiên trì.
healthline: Everything You Need to Know About Warts
Lux Dermatologists: Are Warts Dangerous to My Health?
Yale Medicine: Viral Warts
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×