Mụn đầu đen ở má: Cách điều trị dứt điểm

Mụn đầu đen ở má rất dễ mắc phải ở cả nam và nữ. Những nốt mụn nếu không điều trị đúng cách mà tự ý nặn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập tạo thành mụn bọc, mụn viêm. Do đó hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa mụn đầu đen tái phát ở má.

I. Vì sao mụn đầu đen ở má mọc nhiều?

Bạn M.Q.C (21 tuổi, TP. HCM) gửi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam câu hỏi như sau: “Chào bác sĩ, từ trước đến nay da của em chỉ thỉnh thoảng mới nổi một vài nốt mụn. Tuy nhiên một tháng trở lại đây trên má em mọc rất nhiều mụn đầu đen. Xin hỏi bác sĩ, vì sao mụn đầu đen ở má mọc nhiều?”

Theo bác sĩ da liễu Đỗ Minh Vương (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam), nam hay nữ đều có khả năng bị mụn đầu đen trên má. Một trong những nguy cơ khiến tình trạng mụn nhiều ở má phải kể đến:

1. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Bã nhờn được sản xuất bởi tuyến bã nhờn quyện cùng phân tử chất béo tạo ra lớp bảo vệ trên bề mặt da. Lớp dầu này giữ cho da khỏi các vi khuẩn và nấm gây hại.

Tuy nhiên, khi bã nhờn tiết ra quá nhiều khiến da trở nên dầu, lỗ chân lông nở rộng và da bóng nhờn. Sự dư thừa của bã nhờn kết hợp với tế bào da chết tạo thành một chất cặn ở trong lỗ chân lông. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho mụn đầu đen phát triển và khiến da bị viêm nhiễm.

Nếu lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vùng da lân cận, dẫn đến việc hình thành các vết mụn mới.

2. Uống ít nước

Nước giúp da đủ độ ẩm, hỗ trợ miễn dịch và điều chỉnh lại lượng đường trong máu. Đồng thời nước cũng giúp giải độc cơ thể, ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc. Việc uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn. Vì vậy nếu không bổ sung nước đầy đủ sẽ khiến tình trạng mụn đầu đen trên da ngày một nhiều.

Việc cung uống quá ít nước khiến da thô ráp, tích tụ bụi bẩn làm mụn đầu đen hình thành

Việc cung uống quá ít nước khiến da thô ráp, tích tụ bụi bẩn làm mụn đầu đen hình thành

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn đầu đen ở mũi có nên nặn không?Cách nặn mụn tại nhà?

3. Tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn

Khi không loại bỏ tế bào chết thường xuyên khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Hơn nữa lượng bã nhờn trên da tiết ra quá nhiều sẽ tạo ra cục cặn bên trong lỗ chân lông. Khi những cặn này tiếp xúc không khí sẽ bị oxy hóa chuyển dần sang màu đen tạo thành mụn đầu đen.

4. Lỗ chân lông quá to

Lỗ chân lông ở má sản xuất quá nhiều dầu cùng với lượng tế bào chết trên da quá nhiều sẽ khiến lỗ chân lông mở rộng nhằm thoát tắc nghẽn. Tuy nhiên, bã nhờn vẫn bị kẹt lại do vướng tế bào chết trên bề mặt. Vì vậy khi dầu và tế bào chết tiếp xúc không khí sẽ tạo thành mụn đầu đen.

5. Lạm dụng thuốc, mỹ phẩm

Việc tự ý dùng các loại thuốc và mỹ phẩm chăm sóc da chứa các thành phần gây hại tồn đọng cũng sẽ khiến lỗ chân lông hoạt động mạnh. Những tác động đó gây ra tình trạng mụn đầu đen trên má.

II. Có nên nặn mụn đầu đen trên má không?

Cũng theo bác sĩ da liễu Đỗ Minh Vương (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam), không nên nặn mụn đầu đen trên má. Bởi việc nặn mụn đầu đen thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm da. Việc tự ý nặn mụn không lấy hết cồi còn gây ra tác dụng ngược, nó khiến vi khuẩn xâm nhập tạo thành mụn mủ. Hơn nữa, khi nặn không đúng cách còn để lại nhiều sẹo thâm và sẹo lồi trên da vĩnh viễn.

Nếu bạn có quá nhiều mụn đầu đen tren má muốn loại bỏ thì nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để lấy nhân mụn chuẩn y khoa. Có như thế mới ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát.

Việc nặn mụn đầu đen ở má dễ xảy ra tác dụng ngược

Việc nặn mụn đầu đen ở má dễ xảy ra tác dụng ngược

III. Các phương pháp điều trị mụn đầu đen tại nhà

Mụn đầu đen không phải quá nghiêm trọng nên bạn có thể xử lý chúng tại nhà bằng các cách dưới đây:

1. Sử dụng mặt nạ trị mụn đầu đen vùng má

Hiện nay, các loại mặt nạ đất sét và mặt nạ than hoạt tính được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị mụn đầu đen.

– Mặt nạ đất sét: Loại mặt nạ này sẽ hút hết dầu và độc tố ra khỏi da giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Mặt nạ đất sét được các chuyên gia da liễu đánh giá là rất cần thiết cho da dầu mụn. Trong thành phần của một số loại mặt nạ đất sét có chứa lưu huỳnh với công dụng phá vỡ tế bào chết, ngăn ngừa mụn đầu đen hình thành.

– Mặt nạ than hoạt tính: Tương tự như mặt nạ đất sét, dòng mặt nạ than sẽ hoạt động sâu vào bên trong lỗ chân lông hút hết dầu và tạp chất.

2. Sử dụng gel lột mụn đầu đen trên má

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại gel lột mụn đầu đen giúp loại bỏ các tế bào chết (tác nhân gây ra mụn đầu đen). Trong quá trình lột mụn, miếng lột sẽ hút mụn đầu đen trên da giúp lỗ chân lông thông thoáng.

Các loại lột này dễ dàng tìm mua và sử dụng không cần kê đơn bởi bác sĩ. Tuy nhiên sau khi lột mụn phải sử dụng biện pháp se khít lỗ chân lông. Có như thế tình trạng mụn đầu đen trên má mới không tiếp diễn.

Khi lột đi lớp mặt nạ mụn sẽ ra theo

Khi lột đi lớp mặt nạ mụn sẽ ra theo

Xem thêm: Mụn đầu đen ở trán: Xác định rõ nguyên nhân và điều trị dứt điểm

3. Sử dụng Baking Soda trị mụn đầu đen vùng má

Baking soda từ lâu đã trở lên quen thuộc trong các gia đình. Nó có tính chất mài mòn nhẹ nên được sử dụng để loại bỏ mụn đầu đen.

– Bước 1: Rửa mặt bằng nước ấm hoặc xông để lỗ chân lông mở rộng.

– Bước 2: Trộn một thìa baking soda với nước cho đến khi được một hỗn hợp mềm mịn.

– Bước 3: Thoa hỗn hợp vừa trộn lên má có mụn đầu đen.

– Bước 4: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút theo chuyển động tròn rồi rửa lại với nước mát.

4. Trị mụn đầu đen trên má bằng bột yến mạch và sữa chua

Bột yến mạch sẽ đánh bay bụi bẩn, bã nhờn, mụn đầu đen giúp lỗ chân lông thông thoáng. Còn sữa chua không đường có khả năng kháng khuẩn giúp kiểm soát bã nhờn và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Công thức này phù hợp với những ai có làn da dầu.

– Bước 1: Trộn 2 thìa bột yến mạch với 3 thìa sữa chua không đường đến khi tạo được hỗn hợp sánh mịn.

– Bước 2: Vệ sinh sạch mặt, thoa hỗn hợp vừa trộn lên trên bề mặt và massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút.

– Bước 3: Đắp mặt nạ khoảng 15 phút rồi rửa lại mặt với nước ấm để thu nhỏ lỗ chân lông.

Sự kết hợp của sữa chua và yến mạch sẽ loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả

Sự kết hợp của sữa chua và yến mạch sẽ loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả

5. Trị mụn đầu đen má bằng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà vừa giúp loại bỏ bụi bẩn lại còn có thể dưỡng da hiệu quả. Bạn có thể sử theo công thức sau:

– Bước 1: Chỉ tách lấy lòng trắng đánh.

– Bước 2: Đánh bông lòng trắng cùng vài giọt nước chanh rồi thoa đều lên má.

– Bước 3: Đắp đến khi hỗn hợp đó khô thì lột ra.

– Bước 4: Rửa sạch da với nước ấm và lau khô. Sau đó chườm đá để se khít lỗ chân lông.

6. Điều trị mụn đầu đen má bằng kem đánh răng

Đây là phương pháp đơn giản được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau. Cách sử dụng vô cùng dễ dàng.

– Bước 1: Chuẩn bị một tuýp kem đánh răng màu trắng cùng bàn chải mới chưa sử dụng.

– Bước 2: Vệ sinh mặt sạch sẽ.

– Bước 3: Lấy một lượng kem đánh răng vửa đủ thoa đều lên vùng má bị mụn đầu đen.

– Bước 4: Dùng bàn chải nhẹ nhàng chà lên vùng này và giữ trong 10 phút. Cuối cùng rửa lại mặt với nước sạch.

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 lần/ tuần trong một thời gian ngắn bởi nó sẽ làm da khô, mỏng và dễ bắt nắng.

Mặc dù hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá nhiều lần

Mặc dù hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá nhiều lần

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Nặn mụn đầu đen tại nhà: Đúng Cách, An Toàn, Không Sẹo Thâm

IV. Cách chăm sóc da sau khi trị mụn đầu đen vùng má

Bên cạnh việc tìm cách trị mụn đầu đen thì cũng cần phải quan tâm đến việc chăm sóc sau khi điều trị. Nếu mụn đầu đen không tái phát cần thực hiện tốt những điều sau:

1. Rửa mặt thường xuyên

Mỗi ngày nên rửa mặt 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Việc vệ sinh da sạch sẽ làm sạch bụi bẩn, giảm lượng bã nhờn hiệu quả.

2. Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp

Hiện nay trên thị trường, mỹ phẩm giả và kém chất lượng tràn lan. Do đó cần phải cẩn thận lựa chọn mỹ phẩm để làn da không bị ảnh hưởng.

3. Thường xuyên tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm

Tế bào chết lâu ngày không được loại bỏ sẽ bám lại và tích tụ ngày một nhiều. Điều đó khiến cho làn da thô ráp và sần sùi hơn. Thế nên khi muốn có làn da khỏe mạnh, mềm mịn thì cần tiến hành tẩy da chết 2 lần/ tuần.

4. Có chế độ ăn uống khoa học

Tránh ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đồ ngọt, lượng carb đã qua tinh chế. Hãy bổ sung trong chế độ ăn những sản phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có trong hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, nguồn protein lành mạnh.

Qua bài viết trên đây đã đưa đến cho mọi người cách điều trị và ngăn ngừa mụn đầu đen ở má hiệu quả. Bên cạnh việc trị mụn thì quá trình chăm sóc da cũng cần được chú ý để có được làn da khỏe mạnh, trắng sáng.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hoi mụn đầu đen
    Mụn đầu đen ở lưng: 7 cách điều trị dứt điểm tại nhà

    Mụn đầu đen ở lưng: 7 cách điều trị dứt điểm tại nhà

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mặc dù mụn đầu đen ở lưng không gây ngứa ngáy và đau nhức như mụn bọc, nhưng lại gây mất thẩm mỹ và là vấn đề khá khó điều trị. Để nắm rõ nguyên nhân gây mụn đầu đen và cách điều trị dứt điểm tình trạng này, mời bạn cùng tham khảo các

    Mụn đầu đen có thành nốt ruồi không? Bí quyết loại bỏ sớm

    Mụn đầu đen có thành nốt ruồi không? Bí quyết loại bỏ sớm

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bí ẩn về mụn đầu đen có thành nốt ruồi không là thắc mắc nhiều người vẫn chưa có lời giải đáp. Sự khác biệt giữa 2 vấn đề da liễu thường gặp này liệu có liên quan đến nhau? Cùng khám phá xem có liên kết bí ẩn nào sau vẻ ngoài của chúng

    Mụn đầu đen có nên nặn không?Bác sĩ kangnam giải đáp

    Mụn đầu đen có nên nặn không?Bác sĩ kangnam giải đáp

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn đầu đen xuất hiện khi bã nhờn bịt kín lỗ chân lông, đầu mụn hở lâu dần bị oxy hóa và chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen khiến da sần sùi, thô ráp. Vậy, bị mụn đầu đen có nên nặn không? Làm sao để loại bỏ mụn đầu đen và ngăn chúng

    Mụn đầu đen tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách trị

    Mụn đầu đen tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách trị

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Ở tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự thay đổi và làn da có thể xuất hiện mụn. Mụn đầu đen tuổi dậy thì gây mất thẩm mỹ. Khi không điều trị để lâu dài có thể gây sẹo rỗ, lõm trên bề mặt da. Vậy nguyên nhân gây mụn đầu đen ở tuổi

    Mụn đầu đen có mùi hôi do đâu? 6 cách khắc phục hiệu quả

    Mụn đầu đen có mùi hôi do đâu? 6 cách khắc phục hiệu quả

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn đầu đen có mùi hôi thường do nhiều yếu tố gây ra như tuyến bã nhờn, vi khuẩn, môi trường tác động. Để ngăn chặn mụn đầu đen, quá trình chăm sóc da hàng ngày rất quan trọng, từ việc vệ sinh da mặt, thoa kem trị mụn, che chắn khi ra ngoài, đến

    Tại sao mụn đầu đen không hết? Cách giữ sạch làn da sau điề trị

    Tại sao mụn đầu đen không hết? Cách giữ sạch làn da sau điề trị

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Sau khi nặn mụn đầu đen một thời gian ngắn, tại các lỗ chân lông vẫn tiếp tục tích tụ dầu nhờn và hình thành nốt mụn đầu đen mới. Tại sao mụn đầu đen không hết, có cách nào để loại bỏ sạch sẽ mụn đầu đen và ngăn chúng tái trở lại không?

    Call
    Zalo