Mụn mủ viêm có nên nặn không? 5 bước xử lý mụn viêm

Mụn mủ viêm có nên nặn không, sự phân vân giữa “nặn” và “không nặn” mụn mủ khiến nhiều người cảm thấy đau đầu. Bài viết này cung cấp các thông tin chi tiết về ưu điểm, rủi ro khi nặn mụn mủ, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc da. Đảm bảo rằng mỗi quyết định đều hướng đến sự tự tin và hỗ trợ tốt nhất cho làn da.

I – Mụn mủ viêm có nên nặn không?

N.T.T (25 tuổi, tại Hoài Đức – Hà Nội) có hỏi: “Trên da của em xuất hiện 2-3 nốt mụn mủ viêm rất đau, sưng đỏ và mất thẩm mỹ. Em có nên nặn chúng cho mụn nhanh xẹp không thưa bác sĩ?”

Giải đáp cho vấn đề này, Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết:
“Mụn mủ viêm không nên tự ý nặn nếu không có kiến thức, kinh nghiệm xử lý mụn mủ. Nếu xử lý nhân mụn không đúng cách, không đúng thời điểm, dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo, tăng nguy cơ bùng phát mụn trên những vùng da khác.”

Dưới đây là những hạn chế khi nặn mụn mủ tại nhà, hãy tham khảo để có quyết định đúng đắn cho làn da:

1. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Mụn mủ viêm xuất hiện do viêm nhiễm lỗ chân lông. Khi nặn mụn mủ không đảm bảo vệ sinh, nặn sai cách, dễ xảy ra tình trạng lỗ chân lông bị to, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Từ đó gây nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến sưng, đỏ, một loạt các vấn đề da khác.

Nặn mụn tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nặn mụn tăng nguy cơ nhiễm trùng

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn mủ có tự hết không? Bí quyết giúp loại bỏ mụn mủ

2. Để lại sẹo

Mụn mủ viêm thường gây tổn thương khá lớn đến da. Khi nặn mụn mủ viêm sai cách, dễ làm tổn thương các mô da xung quanh, gây viêm nhiễm lớn. Kết quả hình thành sẹo, để lại dấu vết không mong muốn trên làn da, quá trình tái tạo da sau khi lành sẽ mất thời gian dài.

3. Nguy cơ lây lan

Nặn mụn mủ ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mụn, lây lan vi khuẩn và dầu vào các vùng da khác. Dẫn đến tình trạng hình thành thêm nhiều mụn mới, kích thích các tình trạng viêm nhiễm khác trên da.

Quyết định nặn mụn mủ viêm cần phải cân nhắc kỹ. Đảm bảo làn da được bảo vệ tốt, hãy tuân thủ các nguyên tắc nặn mụn đúng cách, vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu trước khi quyết định nặn mụn mủ viêm.

Nặn mụn mủ ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mụn

Nặn mụn mủ tăng nguy cơ lây lan mụn

II – Mụn mủ trắng có nên nặn không?

Đối với mụn mủ xuất hiện nhân trắng, đã gom cồi, khô nhân và trồi lên bề mặt da, hoàn toàn có thể nặn mụn, nhưng cần đảm bảo tuân thủ các quy tắc vệ sinh, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tác động tiêu cực đến làn da và sức khỏe.

Nhưng cần lưu ý rằng việc nặn mụn mủ có thể gây tổn thương da, để lại sẹo hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Khi không thực hiện đúng cách, nguy cơ gặp vấn đề nhiễm trùng và để lại vết thương trên da rất cao. Đối với trường hợp da dầu, mụn viêm nặng cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu để thực hiện quy trình này.

III – Khi nào nên nặn mụn mủ viêm?

T.L.A (23 tuổi, tại Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) có hỏi : “Em bị mọc nhiều mụn viêm sưng to và rất đau ở trên trán, mụn đang có dấu hiệu trồi nhân lên nhưng vẫn còn đau và sưng đỏ, không biết mụn này khi nào thì nặn được ạ? Mong bác sĩ giải đáp?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp:

“Bạn có thể nặn mụn mủ viêm khi mụn đã có nhân mủ trắng rõ ràng, phần đầu mụn dần khô lại và trồi lên trên bề mặt da. Nhưng chú ý cần thực hiện nặn đúng cách, đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không dùng tay cạy mụn, tránh tác động mạnh khi mụn đang sưng viêm. Nếu cảm thấy không tự tin, hoặc mụn mủ viêm xuất hiện ở vị trí nhạy cảm như mắt, miệng, mũi, hãy tìm sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu, tránh các tác động tiêu cực và nhiễm trùng da.”

Chỉ nặn mụn khi mụn đã khô nhân, trồi nhân mụn ra ngoài

Chỉ nặn mụn khi mụn đã khô nhân, trồi nhân mụn ra ngoài

Xem thêm: Mụn mủ không nặn có hết không? Các bước nặn mụn đúng cách

IV – Hướng dẫn nặn mụn mủ viêm tại nhà đúng cách

Vệ sinh da, vệ sinh tay, xông hơi, nặn mụn, chườm lạnh và dưỡng da là quá trình quan trọng khi nặn mụn viêm, giúp làn da khỏe mạnh hơn.

Bước 1: Vệ sinh da, vệ sinh tay

Trước khi bắt đầu nặn mụn, hãy đảm bảo làn da và tay được vệ sinh sạch sẽ. Rửa mặt bằng nước ấm và dùng sữa rửa mặt không có chứa chất tạo cặn, làm sạch da một cách nhẹ nhàng. Dùng khăn bông mềm lau sạch và vệ sinh tay kỹ lưỡng bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh nhiễm trùng.

Bước 2: Xông hơi

Xông hơi giúp làm mềm lớp da phía trên mụn mủ viêm, giãn nở lỗ chân chân lông, giảm đau khi nặn. Để thực hiện, hãy đặt một chậu nước nóng cách da mặt một khoảng vừa đủ, cúi mặt xuống chậu nước, che mặt bằng khăn mỏng để hơi nước không thoát ra. Xông hơi khoảng 5-10 phút cho da mềm, lỗ chân lông mở ra.

Nên xông hơi trước khi nặn mụn

Nên xông hơi trước khi nặn mụn

Bước 3: Nặn mụn nhẹ nhàng

Sau khi xông hơi, bạn có thể bắt đầu nặn mụn mủ viêm, hãy thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận. Dùng tăm bông áp dụng áp lực nhẹ lên 2 bên của mụn, từ từ thúc mụn lên. Nếu không thể nặn dễ dàng, hoặc cảm thấy quá đau đớn, hãy dừng lại và không cố gắng ép mạnh nốt mụn.

Bước 4: Chườm lạnh

Sau khi nặn mụn, hãy chườm lạnh làm giảm viêm nhiễm và làm se lỗ chân lông. Sử dụng đá lạnh bọc trong khăn mỏng, chườm nhẹ nhàng lên vùng da vừa nặn khoảng 5-10 phút.

Bước 5: Dưỡng da

Cuối cùng, đừng quên dưỡng da sau khi nặn mụn. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, giữ cho da mềm mại và làm lành vùng da vừa nặn.

V – Lưu ý gì khi nặn mụn mủ?

Mụn mủ viêm có nên nặn không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Khi nặn mụn mủ, cần chú ý thời điểm nặn mụn, vị trí nặn mụn, khử trùng dụng cụ trước khi nặn, nên nặn mụn bằng tăm bông và nắm rõ cách chăm sóc da sau khi xử lý nốt mụn.

1. Thời điểm nặn mụn

Thời điểm nặn mụn là yếu tố quan trọng để quyết định có nên xử lý nốt mụn không. Mụn cần phải có cồi mụn chứa mủ trắng rõ ràng, giúp quá trình nặn an toàn. Đừng cố gắng nặn mụn khi chúng chưa có nhân mủ, bởi vì điều này làm tổn thương da mà không đem lại kết quả.

Thời điểm nặn mụn là yếu tố quan trọng

Thời điểm nặn mụn là yếu tố quan trọng

2. Vị trí nặn mụn

Lựa chọn vị trí nặn mụn cũng rất quan trọng. Tránh nặn mụn ở các vùng nhạy cảm như quanh mắt, môi, hoặc mũi. Nên tập trung nặn mụn ở vùng da dày như trán hoặc cằm.

3. Khử trùng trước khi nặn mụn

Trước khi nặn mụn, tập trung làm sạch da xung quanh mụn bằng cách sử dụng dung dịch chứa chất kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

4. Dùng tăm bông nặn mụn

Nên dùng tăm bông hoặc dụng cụ nặn mụn có đầu nhọn, vệ sinh và khử trùng sạch sẽ, tránh tác động trực tiếp của tay lên da. Đặt tăm bông nhẹ nhàng lên phần trên của mụn mủ trắng và dùng lực nhẹ nhàng đẩy nhân mụn ra bên ngoài.

5. Biết cách chăm sóc vết thương sau nặn mụn

Sau khi nặn, hãy chườm lạnh vùng da vừa nặn, giảm viêm nhiễm và se lỗ chân lông. Sau đó, sử dụng sản phẩm dưỡng không chứa dầu, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, giữ cho vùng da được mềm mại và lành vết thương nhanh chóng.

Biết cách chăm sóc vết thương sau nặn mụn

Biết cách chăm sóc vết thương sau nặn mụn

VI – Điều trị mụn mủ viêm công nghệ mới, không để lại sẹo

Công nghệ trị mụn De Acne tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam hứa hẹn mang đến giải pháp toàn diện cho mọi vấn đề về mụn. Cam kết không tái phát, tập trung vào tận gốc nguyên nhân gây mụn.

Các bác sĩ tại Kangnam đặc biệt ưu tiên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mụn trên da của từng người, xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa. Xác định tình trạng da, loại mụn, và yếu tố cá nhân, công nghệ trị mụn De Acne đảm bảo đối phó tận gốc nguyên nhân gây mụn, tránh tái phát mụn, mang lại làn da tươi sáng.

Thay vì chỉ tập trung vào xử lý các triệu chứng, De Acne điều trị tận gốc, loại bỏ các yếu tố gây mụn, vi khuẩn, dầu thừa, kiểm soát viêm nhiễm. Kết quả là làn da không chỉ sạch mụn, mà còn khỏe mạnh hơn, mịn màng và có vẻ đẹp tự nhiên.

Mụn mủ viêm có nên nặn không

Khách hàng trị mụn De Acne da cải thiện chỉ sau 2 buổi

Kết thúc liệu trình làm đẹp, da sáng mịn, đều màu và không còn vết thâm

Kết thúc liệu trình làm đẹp, da sáng mịn, đều màu và không còn vết thâm

Mụn mủ, mụn viêm đỏ được xử lý chỉ sau 2 buổi

Mụn mủ, mụn viêm đỏ được xử lý chỉ sau 2 buổi

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn mủ mọc ở mông do đâu? và cách phòng ngừa hiệu quả

VII – Phòng tránh mụn mủ bằng cách nào?

Phòng tránh mụn mủ là rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách hạn chế nguy cơ mắc mụn mủ:

– Rửa mặt hàng ngày bằng sản phẩm làm sạch da không chứa chất tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy trang cẩn thận vào cuối ngày, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.

– Có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất. Tránh thức ăn làm tăng sưng viêm và dầu thừa trên da.

– Không tự ý nặn mụn mủ, vì gây tổn thương da, tạo cơ hội nhiễm trùng. Nếu mụn nhiễm trùng hoặc tồn tại lâu, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu để điều trị triệt để.

– Chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu hoặc chất tạo cặn, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Tránh tiếp xúc với bề mặt bẩn, thấm mồ hôi, bã nhờn nếu có thể. Rửa mặt sau khi vận động cường độ cao hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

– Bức xạ UV có thể gây hại đến da, kích thích sản xuất dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Dùng kem chống nắng hàng ngày bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

– Stress có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và gây mụn. Hãy thực hành các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, hoặc tập thể dục thể thao.

Tóm lại, mụn mủ viêm có nên nặn không cần được cân nhắc cẩn thận. Việc nặn đúng cách, duy trì vệ sinh da là yếu tố quan trọng. Nếu bạn không tự tin hoặc gặp khó khăn, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu, đảm bảo quyết định của bạn là an toàn và hợp lý cho làn da của mình.

Nguồn tham khảo

Nemours KidsHealth: “Should I Pop My Pimple? (for Teens)”

Healthline: “Popping a Pimple: Should You or Shouldn’t You?”

WebMD: “What to Know Before You Pop a Pimple”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi mụn mủ
    4 Nguyên nhân gây Mụn mủ ở chân: cách xử lí hiệu quả

    4 Nguyên nhân gây Mụn mủ ở chân: cách xử lí hiệu quả

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở chân là vấn đề da thường gặp, gây khó chịu khi gặp phải. Những nốt mủ đỏ và sưng ở chân gây cảm giác ngứa, đau đớn. Việc duy trì vệ sinh da hàng ngày, dùng sản phẩm chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn sẽ giúp giảm triệu chứng mụn,

    Xử lý mụn mủ ở mũi không để lại thâm sẹo

    Xử lý mụn mủ ở mũi không để lại thâm sẹo

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở mũi chính là biểu hiện của sự mất cân bằng trên da, đe dọa đến vẻ đẹp và sự tự tin của mỗi người. Đừng để mụn mủ thống trị làn da của mình, hãy tìm hiểu kỹ về chúng và chọn phương pháp cải thiện phù hợp, giúp làn da có

    Người bị mụn mủ kiêng ăn gì? Bí quyết sạch mụn nhờ ăn kiêng

    Người bị mụn mủ kiêng ăn gì? Bí quyết sạch mụn nhờ ăn kiêng

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ là vấn đề da liễu phổ biến nhiều người trải qua, mụn mủ xuất hiện khi các lỗ chân lông tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu nhờn. Tình trạng mụn mủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, chế độ ăn uống ảnh hưởng đáng kể đến mụn mủ. Bài viết này sẽ chỉ

    Mụn mủ ở cằm: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Mụn mủ ở cằm: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở cằm mọc tại vị trí nhạy cảm, dễ tái phát nhiều lần bởi nguyên nhân gây mụn đa phần đến từ nguyên nhân bên trong, liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Vậy mụn mủ ở vùng cằm gây ra do đâu và điều trị dứt điểm như thế nào? I.

    Mụn mủ không nặn có hết không? Các bước nặn mụn đúng cách

    Mụn mủ không nặn có hết không? Các bước nặn mụn đúng cách

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ không nặn có hết không là thắc mắc nhiều người gặp phải khi đối mặt với tình trạng mụn mủ trên da. Mụn mủ gây nhiều khó chịu về mặt thẩm mỹ, tạo cảm giác đau đớn và có thể viêm nhiễm khi không xử lý đúng cách. Do đó, việc hiểu về

    Bị mụn mủ ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

    Bị mụn mủ ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bị mụn mủ ở mông là vấn đề hết sức nhạy cảm, gây khó chịu đối với nhiều người. Mụn mủ xuất hiện ở dưới mông không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, mà còn gây ra vấn đề về sức khỏe và sự tự tin. Do đó, hãy cùng tìm hiểu rõ về

    icon