Giải pháp dứt điểm cho tình trạng mụn nhọt dưới lòng bàn chân

Mụn nhọt dưới lòng bàn chân là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vấn đề da liễu này gây đau đớn, khó chịu và di chuyển khó khăn cho người mắc phải. Để xử lý mụn mọi người có thể sử dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên muốn trị mụn triệt để còn tùy thuộc vào cách chăm sóc của bạn.

I- Những triệu chứng thường gặp khi mọc mụn nhọt dưới lòng bàn chân?

Mụn nhọt xuất hiện ở lòng bàn chân cho thấy tình trạng nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Tùy tình trạng mà nốt nhọt sẽ có kích thước khác nhau nhưng đều có chung những triệu chứng sau: 

– Đầu tiên, lòng bàn chân xuất hiện những nốt nhỏ khiến người đó cảm thấy hơi cộm nên đi lại sẽ bất tiện. 

– Sau vài ngày sẽ thấy nốt mụn lớn hơn, thậm chí là một vùng da sưng đỏ, ngứa ngáy và đau nhức. 

– Mụn sẽ sưng to thêm nếu không điều trị kịp thời. Phía trong nhân xuất hiện dịch mủ trắng hoặc vàng. Khi sưng tối đa thì nốt mụn sẽ vỡ ra gây đau rát khiến việc đi lại khó khăn. 

– Mụn nhọt thường xuất hiện ở phần gan bàn chân – vùng đổ nhiều mồ hôi. 

Những nốt mụn sưng đỏ có dịch mủ bên trong

Những nốt mụn sưng đỏ có dịch mủ bên trong

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

II- Nguyên nhân gây ra mụn nhọt dưới lòng bàn chân

Mụn với nhân mủ mọc ở lòng bàn chân chiếm tỷ lệ rất ít so với các vùng khác trên cơ thể. Nốt mụn ở vị trí này sẽ nhanh chóng viêm sưng, gây đau đớn và khó chịu do những nguyên nhân sau:

1/ Chân không được vệ sinh sạch sẽ

Bàn chân đặc biệt là lòng bàn chân ít ai chú trọng làm sạch. Việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc sau khi rửa chân không lau kỹ các ngón chân đã khiến vi khuẩn và nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Lâu dần khiến hình thành mụn và phát triển dần thành những nhọt có mủ.

2/ Sử dụng giày dép không thoáng khí

Sử dụng giày dép không thoáng khí làm tiết ra mồ hôi ở lòng bàn chân. Hơn nữa việc không mang tất, chân không đi lại trong thời gian dài khiến cho nấm phát triển. Chúng cộng hưởng cùng môi trường ẩm ướt làm kích ứng da. Từ đó vùng da đó sẽ hình thành những nốt mụn nhọt mưng mủ ở nhân. 

3/ Mụn hình thành từ vết xước

Nhiều người có thói quen đi chân trần nhưng chẳng may lại chân có vết xước nhỏ. Ban đầu chỉ là một vết nhỏ nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khiến nấm phát triển. Từ vết xước đó sẽ hình thành ổ nhọt. Nếu không phát hiện sớm có khả năng dẫn đến nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. 

Chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể khiến mụn hình thành

Chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể khiến mụn hình thành

III- Những nốt mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Anh L.T.H (40 tuổi, Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh) xuất hiện mụn nhọt ở lòng bàn chân. Ban đầu chỉ là một nốt nhỏ gây ngứa ngáy nhưng khoảng 2 ngày sau mụn sưng to có mủ trắng  khiến anh đau và khó chịu. Anh H lo lắng không biết mụn nhọt ở lòng bàn chân có nguy hiểm không. 

Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Mụn nhọt ở dưới lòng bàn chân dù nặng hay nhẹ đều nguy hiểm. Trường hợp người bị có sức đề kháng tốt thì cơ thể sẽ phản ứng chống lại vi khuẩn nhưng gây đau đớn, đi lại khó khăn. Còn trường hợp sức đề kháng yếu, không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ khiến nhọt vỡ ra làm vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây ra nhiễm trùng. Thậm chí còn biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm hơn”. 

Khi nhận thấy phần lòng bàn chân nổi mụn cộm cứng nên có biện pháp điều trị để không gây ra biến chứng khác. 

IV- Các phương pháp điều trị mụn nhọt dưới lòng bàn chân hiệu quả

Mụn dưới lòng bàn chân khiến cho người mắc phải  khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy cần có biện pháp chữa trị đem đến hiệu quả nhanh chóng.  

1/ Mẹo chữa mụn nhọt lòng bàn chân bằng phương dân gian

Phương pháp điều trị sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên phù hợp chữa trị tình trạng mụn nhẹ ở giai đoạn đầu. Ưu điểm của cách này là không gây ra tác dụng phụ, an toàn với da nhạy cảm,

1.1/ Sử dụng tinh dầu trà

Từ trước đến nay, tinh dầu tràm trà vẫn được ứng dụng trong điều trị các loại mụn. Thành phần có trong tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. 

Chuẩn bị 

– 1 lọ tinh dầu tràm trà ‘

Tiến hành 

– Vệ sinh sạch sẽ lòng bàn chân rồi dùng khăn mềm lau khô. 

– Sử dụng tăm bông chấm tinh dầu thoa lên nốt mụn. 

Thoa đều đặn hàng ngày để thấy sự cải thiện của nốt mụn. Tuy nhiên những người có da nhạy cảm nên pha loãng tinh dầu tràm trà với nước lọc để giảm kích ứng. 

Thành phần trong dầu tràm trà giúp kháng khuẩn hiệu quả

Thành phần trong dầu tràm trà giúp kháng khuẩn hiệu quả

1.2/ Điều trị nhọt bằng tinh bột nghệ

Nghệ với tinh chất curcumin được ví như “tinh chất vàng”,  không chỉ điều trị mụn mà còn có nhiều công dụng to lớn với làn da. Khi sử dụng nghệ điều trị mụn mủ sẽ bạn chế được tình trạng sẹo lồi ở chân

Chuẩn bị 

– 3 thìa tinh bột nghệ. 

3 thìa mật ong nguyên chất. 

Tiến hành 

– Đun sôi 300 – 500ml nước rồi cho mật ong và tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào. 

– Khuấy đều đến khi tạo thành một hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp và để nguội. 

Mỗi sáng khi thức dậy uống một cốc sẽ cho công dụng tốt nhất. 

1.3/ Trị mụn nhọt ở chân bằng nha đam

Trị các bệnh lý ngoài da không thể bỏ qua nha đam, mụn nhọt ở chân cũng có thể sử dụng. Trong nha đam có các thành phần kháng khuẩn giúp hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn lây lan. Đặc biệt, nha đam có lượng vitamin lớn nên phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng. 

Chuẩn bị 

– 1 lá nha đam. 

Tiến hành 

– Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ rửa hết phần nhựa vàng. 

– Rửa sạch chân rồi lau khô. 

– Vùng phần ruột nha đam đắp lên vùng da bị nhọt và cố định bằng băng gạc sạch. 

– Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi bỏ ra. 

Nha đam có khả năng làm dịu những nốt sưng đỏ

Nha đam có khả năng làm dịu những nốt sưng đỏ

1.4/ Công thức trị mụn nhọt với lá trầu không

Lá trầu không xuất hiện nhiều trong bài thuốc dân gian được sử dụng để kháng khuẩn hiệu quả. Tinh dầu có trong lá trầu giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn nguy hiểm như: tụ cầu, phế cầu, liên cầu tan máu… Thế nên dùng lá trầu điều trị vết thương do mụn nhọt sẽ vô cùng hiệu quả. 

Chuẩn bị 

– 5 lá trầu tươi. 

– 1 bát con 

Tiến hành 

– Lá trầu tươi rửa sạch với nước.

– Cho lá trầu vào bát rồi rót nước sôi ngập lá trầu và ngâm khoảng 15 phút. 

– Dùng bông thấm nước lá trầu không rửa các nốt mụn. 

Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ cảm nhận mụn bớt sưng đau. 

Vệ sinh bàn chân bằng nước lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn

Vệ sinh bàn chân bằng nước lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn

2/ Trị mụn dưới lòng bàn chân bằng thuốc

Với những người bận rộn, sử dụng thuốc là cách loại bỏ mụn nhọt nhanh nhất. Thuốc sử dụng muốn ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn cần có thành phần như: benzoyl peroxide, kháng sinh, tretinoin, adapalene.

Một số loại thuốc được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mụn nhọt dưới lòng bàn chân gồm: 

– Thuốc sát trùng: Loại được ưa chuộng nhiều nhất là povidone iodine, chlorhexidine,… dùng để sát khuẩn tại nốt mụn. 

– Kháng sinh bôi: Mọi người có thể lựa chọn Erythromycin 4%, Benzoyl peroxide, Clindamycin 1%… Khi sử dụng thuốc sẽ tác dụng trực tiếp đến vùng mụn làm giảm viêm sưng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan. 

– Thuốc giảm đau: Loại được nhắc tên nhiều nhất là Aspirin, Acetaminophen… Đây là thuốc uống được kê kèm kháng sinh. Nếu người bị mụn nhọt có triệu chứng sốt, đau nhức nhiều mới sử dụng đến. 

Benzoyl peroxide hỗ trợ giảm viêm sưng và lây lan

Benzoyl peroxide hỗ trợ giảm viêm sưng và lây lan mụn nhọt dưới lòng bàn chân

V- Cách phòng ngừa nổi mụn dưới lòng bàn chân

Phòng bệnh luôn dễ hơn chữa bệnh nên để tránh mụn nhọt hình thành bạn cần chú những vấn đề sau:

1/ Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng

Hãy lựa chọn những đôi giày vừa chân thoáng khí để da không bị đổ mồ hôi gây bí bách để vi khuẩn không thể sinh sôi. Tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn để cạo phần da chân bị chai sần. Như thế sẽ không bị trầy xước da, hạn chế tối đa tình trạng mủ viêm hình thành.

 2/ Không dùng chung tất, thường xuyên thay tất chân

Tuyệt đối không dùng chung tất chân bởi có nguy cơ lây nấm từ người khác. Khi đó chỉ cần một vết xước nhỏ cũng khiến lòng bàn chân mưng mủ. Ngoài ra nên giặt giũ và thay tất hàng ngày. Điều này vừa ngăn chặn mùi hôi khó chịu vừa ngăn chặn vi khuẩn suốt ngày dài.

3/ Duy trì vệ sinh chân đúng cách

Rửa chân mỗi ngày với nước ấm và xà phòng. Chú ý rửa sạch kẽ giữa các ngón chân và lòng bàn chân. Sau khi rửa nên để chân khô ráo sạch sẽ trước khi mang giày. Nếu nhận thấy vết thương ở lòng bàn chân cần vệ sinh và sát khuẩn đúng cách. 

Hàng ngày nên vệ sinh sạch sẽ bàn chân để ngăn ngừa vi khuẩn

Hàng ngày nên vệ sinh sạch sẽ bàn chân để ngăn ngừa vi khuẩn

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

VI- Tình trạng mụn như thế nào cần tìm đến bác sĩ?

Mụn nhọt không phải vấn đề đơn giản, nếu phát hiện sớm có thể tự điều trị. Tuy nhiên cần phải tìm đến bác sĩ chuyên môn khi gặp tình trạng sau:

1/ Tình trạng nặng hơn, kéo dài hoặc tái phát

Nếu mụn dưới lòng bàn chân sau khi điều trị và chăm sóc không có dấu hiệu thuyên giảm mà sưng to kèm đau nhức. Khi ấy cần tìm đến các bác sĩ đề có liệu pháp phù hợp với tình hình.

2/ Nhiễm trùng

Nốt mụn dưới lòng bàn chân xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ đau, dịch mủ bên trong ngày một nhiều. Đi kèm với đó là cảm giác nóng thì phải tìm gặp bác sĩ ngay lập tức.

3/ Nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây lan

Lúc này ở lòng bàn chân không chỉ có một nốt mụn ban đầu mà xuất hiện nhiều thêm. Chúng có kích thước lớn với màu sắc không bình thường thì cần khám bác sĩ. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức thoát khỏi tình trạng mụn nhọt dưới lòng bàn chân. Nếu lo lắng và không chắc chắn sẽ xử lý an toàn, hiệu quả, hãy đến các cơ sở uy tín điều trị để tình trạng mụn không nặng thêm. 

5 / 5. (Bình trọn) 51

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/chu-de/mun-nhot/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-ve-mun-coc-hay-mun-com-long-ban-chan/
https://youmed.vn/tin-tuc/mun-nhot-o-chan/
https://tamanhhospital.vn/mun-coc-o-chan/

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá