Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mụn nhọt không có đầu xuất hiện trên da mặt có thể gây nhiều phiền toái, mặc dù không có mủ ở đầu nhưng cục mụn sưng to, đỏ tấy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Mụn không cồi thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết, môi trường ô nhiễm, vệ sinh da sai cách, căng thẳng kéo dài và chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn có cách gom cồi mụn và trị mụn hiệu quả.

I – Triệu chứng của mụn nhọt không có đầu

Mụn nhọt không có đầu hay còn gọi là mụn viêm không có mủ, một loại mụn sưng to nhưng không có cồi mụn trắng như mụn trứng cá thông thường. Mụn nhọt không có cồi nhân thường xuất hiện như các nốt đỏ nổi trên về mặt da, kích thước nhỏ nhưng thường xuất hiện dày đặc với nhau, gây đau, sưng và cảm giác khó chịu.

Mụn nhọt không đầu mủ thường mọc trên mặt ở má, cằm và trán. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài xuất hiện rồi lại lặn đi, có nguy cơ tái phát thường xuyên. Do đó, đây là loại mụn rất khó loại bỏ và điều trị.

Mụn nhọt không có đầu

Mụn nhọt không đầu mủ thường mọc trên mặt ở má, cằm và trán

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

II – Nguyên nhân nào gây ra mụn không có cồi?

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chỉ rõ các yếu tố về nội tiết, môi trường, vệ sinh da không đúng cách, căng thẳng kéo dài và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là những nguyên nhân chủ yếu khiến mụn không đầu hình thành trên da.

2.1 Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể, như tăng hormone androgen, có thể làm tăng sự sản xuất dầu tự nhiên trên làn da, gây tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và làm phát triển mụn nhọt không có cồi và mủ bên trong.

2.2 Môi trường ô nhiễm

Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, như bụi, khói, và chất gây kích ứng có thể gia tăng nguy cơ phát triển mụn nhọt không có mủ trắng. Những tác nhân này có thể gây tình trạng kích ứng da và gia tăng dầu tự nhiên, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

2.3 Vệ sinh da sai cách

Không làm sạch da mặt đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh da không phù hợp có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến hình thành mụn nhọt không có đầu. Việc sử dụng sản phẩm có chất tẩy rửa quá mạnh, quá sát trùng cũng có thể làm khô da và kích thích sự sản xuất dầu.

Không làm sạch da mặt đúng cách gây mụn

Không làm sạch da mặt đúng cách gây mụn

2.4 Căng thẳng kéo dài

Môi trường căng thẳng, stress và áp lực hàng ngày có thể góp phần vào việc phát triển mụn nhọt không có đầu. Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng sự sản xuất hormone cortisol, gây viêm nhiễm trên da và kích thích sự tạo ra dầu.

2.5 Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

Chế độ ăn thiếu cân đối, thiếu chất dinh dưỡng và có chứa nhiều đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Các loại thức ăn có chỉ số đường cao, như thức ăn nhanh, đồ ngọt và béo có thể làm tăng mức đường huyết và gây viêm nhiễm trên da.

III – Mụn nhọt không có đầu nguy hiểm không?

Trường hợp bạn N.T.H (22 tuổi, tại Hai Bà Trưng – Hà Nội) gặp phải tình trạng mụn sưng to nhưng không chứa cồi nhân, khiến H cảm thấy vô cùng khó chịu, có lúc mụn nổi cục trên da nhưng có lúc lại tự lặn đi và còn tái đi tái lại một vị trí, vậy mụn nhọt không chứa mủ, chai sạn trên da có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy giải đáp: “Mụn nhọt không có nhân hầu hết đều không gây nguy hiểm đối với sức khỏe và cũng không có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng nên chúng ta không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mụn nhọt không cồi có thể gây khó chịu về mặt thẩm mỹ và khiến da không đều màu. Vậy nên bạn vẫn cần tham khảo phương pháp điều trị an toàn từ bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng mụn và phương pháp khắc phục.”

Mụn nhọt không có nhân hầu hết đều không gây nguy hiểm

Mụn nhọt không có nhân hầu hết đều không gây nguy hiểm

Xem thêm: Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

IV – Mẹo trị mụn nhọt không cồi tại nhà

Sử dụng giấm táo, bột nghệ, tỏi, nha đam, thuốc chấm mụn, được cho là có khả năng kích thích cho nhân mụn trồi lên và loại bỏ dễ dàng.

4.1 Dùng giấm táo trị mụn không cồi

Dùng giấm táo như một biện pháp trị mụn nhọt không có cồi là một phương pháp tự nhiên phổ biến được nhiều người áp dụng. Giấm táo có tính chất kháng vi khuẩn và chống viêm, có thể giúp làm dịu và làm sạch da.

Bạn nên pha loãng giấm táo với nước để tránh gây kích ứng da theo tỷ lệ 1 phần giấm táo và 3-4 phần nước. Thoa lên vùng mụn đã làm sạch và giữ khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước ấm.

Dùng giấm táo như một biện pháp trị mụn nhọt không có cồi hiệu quả

Dùng giấm táo như một biện pháp trị mụn nhọt không có cồi hiệu quả

4.2 Dùng bột nghệ trị mụn không cồi

Bột nghệ có tính chất chống viêm, kháng vi khuẩn và làm dịu da, có thể giúp làm giảm việc viêm nhiễm và kích ứng hiệu quả. Bạn trộn bột nghệ với nước hoặc một nguyên liệu khác như mật ong, sữa, hoặc dầu dừa. Sau đó thoa một lượng nhỏ lên vùng mụn và massage khoảng 10-15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

4.3 Dùng tỏi giúp trồi nhân mụn

Tỏi chứa chất kháng vi khuẩn tự nhiên, trong đó có chất allicin, có khả năng kháng vi khuẩn và giảm viêm. Để trị mụn không nhân giúp kích thích nhân mụn trồi lên, bạn xay nhuyễn tỏi và thoa một lượng nhỏ nước tỏi vào nốt mụn, sau khoảng 5-7 phút thì rửa lại.

Lưu ý: Sử dụng dụng tỏi trực tiếp lên da mà không được thực hiện đúng cách có thể gây kích ứng da và gây hại. Do đó, tốt hơn bạn nên thử trước lên da cổ tay để theo dõi phản ứng, nếu không có dấu hiệu bất thường có thể áp dụng cho da mặt.

Tỏi có thể chữa mụn thịt mọc xung quanh mắt

Tỏi chứa chất kháng vi khuẩn tự nhiên, trong đó có chất allicin

4.4 Dùng nha đam trị mụn không có nhân

Nha đam có nhiều thành phần có lợi cho da, bao gồm khả năng làm dịu, giảm viêm, kháng khuẩn và làm se lỗ chân lông. Do đó, sử dụng nha đam cũng là cách phổ biến để loại bỏ mụn nhọt không có đầu.

Bạn có thể cắt một lá nha đam và lấy gel bên trong bằng cách bẻ lá hoặc dùng dao sắc để cạo gel. Sau đó, thoa gel nha đam lên da mụn đã được làm sạch và khô, chủ yếu tập trung vào vùng mụn. Để gel nha đam khô tự nhiên trên da và rửa sạch sau khoảng 20-30 phút.

4.5 Dùng thuốc chấm mụn

Trong trường hợp mụn sưng to, đau nhức nhưng không có cồi nhân, tốt hơn bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây mụn, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc bao gồm:

– Thuốc uống: bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống như kháng sinh, isotretinoin (thuốc vitamin A) hoặc các loại thuốc kháng viêm để giảm viêm, kiểm soát sự sản xuất dầu và ngăn ngừa mụn tái phát.

– Thuốc chống viêm: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các sản phẩm làm sạch da chứa thành phần kháng khuẩn như benzoyl peroxide hoặc acid salicylic. Những loại thuốc này giúp làm sạch da, giảm vi khuẩn và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Thuốc bôi: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi như retinoids, antibiotics, corticosteroids hoặc các loại thuốc trị mụn khác. Các loại thuốc bôi này có tác động trực tiếp lên nhân mụn, giúp giảm viêm, ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông và làm dịu da.

Dùng thuốc chấm mụn

Dùng thuốc chấm mụn

V – Mụn áp xe không đầu có tự khỏi không?

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy cho biết, mụn áp xe không có đầu thường không thể tự khỏi và chúng sẽ tồn tại trong thời gian dài nếu không được điều trị đúng cách. Việc áp dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc da thích hợp là quan trọng để làm giảm viêm nhiễm, giảm sưng tấy và giúp da hồi phục nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn mỗi người cần duy trì một chế độ chăm sóc da thường xuyên và đều đặn để giữ cho da khỏe mạnh và giảm nguy cơ tái phát mụn áp xe không có đầu.

mụn áp xe không có đầu thường không thể tự khỏi

Mụn áp xe không có đầu thường không thể tự khỏi

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

VI – Mụn nhọt không có cồi tái phát nhiều lần phải làm sao?

Nếu mụn nhọt không có cồi tái phát liên tục và gây khó chịu nhiều, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để được đánh giá tình trạng da và nhận lời khuyên và điều trị chuyên môn.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp phòng ngừa và thay đổi trong chế độ chăm sóc da hàng ngày để giảm nguy cơ mụn tái phát.

– Rửa mặt nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày bằng một sản phẩm làm sạch da phù hợp với loại da của bạn.

– Tránh chạm tay vào mặt một cách thường xuyên để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn và tác động tổn thương da

– Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế đường và thực phẩm có chỉ số gắp cao. Hãy cân nhắc giảm stress và duy trì một lối sống lành mạnh với giấc ngủ đủ và vận động thể dục.

– Chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông như các loại kem dưỡng không gây mụn và kem chống nắng không có dầu.

Mụn nhọt không có đầu là tình trạng da tương đối phức tạp và khó điều trị. Với những thông tin và lời khuyên trên đây, hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về mụn nhọt không có cồi và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Đừng để mụn nhọt làm ảnh hưởng đến tự tin và sức khỏe da của bạn.

Nguồn tham khảo

Medical News Today: “How to get rid of a blind pimple”

wikiHow: “4 Ways to Get Rid of a Pimple with No Head”

WebMD: “What to Know About Blind Pimples”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Tổng hợp 7 cách điều trị mụn nhọt ở mặt như: chườm nóng, dùng tinh dầu tràm trà, dầu thầu dầu, bột nghệ, muối Epsom, thuốc mỡ kháng sinh, dầu neem là những phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt trên da mang đến hiệu quả tốt. Điều quan

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện do lỗ chân lông bít tắc, viêm nang lông, dày sừng nang lông hoặc do áp xe da. Mụn ở mông tuy sẽ không đáng lo ngại nếu bạn biết cách chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận, bởi mụn bị vỡ sẽ có nguy cơ

    Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

    Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt ở chân là tình trạng nhiễm khuẩn trên da gây tích tụ ổ mủ bên trong nhân mụn. Mụn mủ sưng to kèm theo triệu chứng đau, nhức ở vùng sưng mụn làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Vậy mụn nhọt ở chân có nguy hiểm không? Làm

    Mụn nhọt là gì? biến chứng mụn nhọt và Cách điều trị mụn nhọt

    Mụn nhọt là gì? biến chứng mụn nhọt và Cách điều trị mụn nhọt

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt có thể gây đau nhức kèm theo biểu hiện viêm nhiễm và sốt cao kéo dài. Các nốt mụn u nhọt phát triển rất nhanh, cuối cùng sẽ vỡ ra và chảy dịch rất khó chịu. Để xử trí mụn mọt hiệu quả, tham khảo bài viết dưới đây của Kangnam. I. Bản

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt là vấn đề phổ biến ở da mà rất nhiều người gặp phải, vậy nên thắc mắc mụn nhọt có nguy hiểm không được nhiều người quan tâm. Mụn nhọt chủ yếu xuất phát do lỗ chân lông tắc nghẽn, dày sừng nang lông, viêm nang lông và thường bị nhầm lẫn với

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín: 7 Mẹo đơn giản

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín: 7 Mẹo đơn giản

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Cách điều trị mụn nhọt ở vùng kín bằng lá kinh giới, lá trầu không, sử dụng thuốc đặc trị, chườm ấm, dầu neem, dầu thầu hoặc đối với các tình trạng mụn nặng thì nên chữa tại cơ sở thẩm mỹ uy tín. Thói quen giúp hạn chế tình trạng mụn ở vùng kín

    icon