Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thường sau khoảng 1-2 tuần, tình trạng sưng đỏ và viêm sẽ thuyên giảm nên có thể xem xét nặn mụn nhọt. Tuy nhiên, hạn chế nặn mụn nhọt tại nhà vì vi khuẩn có thể lan sang các vùng khác làm mụn trở nên nghiêm trọng hơn.Loại mụn này là vấn đề phức tạp trên da nên hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng của bạn.

I- Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt, hay mụn mủ, được hình thành khi các tuyến bã nhờn hoặc tuyến dầu bị tắc nghẽn và nhiễm trùng trong nang lông. Đặc trưng của mụn nhọt là gây ra những tổn tổn thương sưng đỏ và chứa mủ.

Mụn nhọt thường ảnh hưởng nhiều đến các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt. Đồng thời cũng có thể xuất hiện trên lưng, ngực và vai. Ban đầu mụn nhọt sờ vào sẽ cảm thấy mềm nhưng khi nhô lên khỏi bề mặt da sẽ có màu đỏ gây cảm giác khó chịu kể cả khi không động vào. 

Nguyên nhân chính hình thành và phát triển mụn nhọt là mụn trứng cá. Mụn trứng cá ảnh hưởng đến hơn 80% thanh thiếu niên. Nó chiếm tỷ lệ 3% ở nam giới và 12% ở nữ giới sau độ tuổi 25.

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được là vấn đề được nhiều người quan tâm

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được là vấn đề được nhiều người quan tâm

Xem thêm: Mụn nhọt ở chân: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị

II- Cơ chế hình thành mụn nhọt

Mụn nhọt hình thành cần một quá trình phức tạp có liên quan đến hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, nang lông bị sừng hóa, vi khuẩn. Chính vì thế cơ chế hình thành mụn như sau:

1/ Tăng tiết dầu nhờn gây bí tắc lỗ chân lông

Lỗ chân lông trên bề mặt da làm nhiệm vụ tiết dầu nhờn giúp da thoáng khí. Khi bã nhờn sản sinh trên da nhiều, kể cả bụi bẩn và tế bào chết cũng bám trên da. Thế nhưng da lại không được vệ sinh sạch sẽ khiến chất cặn bã dày đặc gây ra tình trạng bít tắc.

2/ Vi khuẩn

Mỗi một cm2 trên da của con người có đến gần 1 triệu vi khuẩn với nhiều loại mang đến lợi ích và tác hại. Trong đó, vi khuẩn P.acnes tồn tại trên da hoàn toàn tự nhiên. Môi trường ẩm ướt với lỗ chân lông bị tắc nghẽn đã tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. 

Chúng kích thích hệ miễn dịch gây ra viêm nhiễm. Áp lực từ việc tích tụ dầu nhờn, tế, bào chết, vi khuẩn khiến các nốt sưng ngày một to và có mủ bên trong. 

3/ Nang lông bị sừng hóa

Dày sừng nang lông là những vết thô ráp, sần sùi ở nhiều vị trí khác nhau. Đây là một bệnh lý thường bị từ khi nhỏ, lớn lên có thể đỡ dần hoặc bị nặng hơn. Khi nang lông bị dày sừng, bạn sẽ nhận thấy ở mỗi gốc lông đều có một cái mụn, sần sùi. Nếu tác động không những không làm chúng mất đi mà còn nặng hơn. 

Nang lông bị sừng hóa thì nguy cơ bị mụn nhọt cao hơn

Nang lông bị sừng hóa thì nguy cơ bị mụn nhọt cao hơn

III- Có nên nặn mụn nhọt không?

Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Việc tự nặn mụn có thể thực hiện nhưng bạn cần phải chắc chắn mụn đã đủ “chín”. Đối với những nốt mụn kích thước lớn cần phải thực hiện bởi bác sĩ có kiến thức về da liễu”.

Trường hợp bạn quyết định tự nặn tại nhà cần xem xét đến những yếu tố sau:

1/ Tình trạng của mụn nhọt

Mụn nhọt khi mới hình thành thường có vẻ sưng tấy đỏ và nằm sâu dưới da, gây đau nhức. Ở giai đoạn này, không nên nặn mụn để tránh tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mụn giảm sưng đau và xuất hiện một phần ngòi trắng thì có thể nặn được.

2/ Mức độ nặng nhẹ của mụn nhọt

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mụn nhọt, quyết định nên tự nặn tại nhà hay không. Nếu mụn chỉ xuất hiện một cách riêng lẻ thì hoàn toàn có thể tự nặn để loại bỏ. Còn mụn nhọt mọc thành ổ mụn có liên kết với nhau, không nên tự ý nặn để tránh lây lan hoặc gây sưng đỏ nghiêm trọng hơn.

Tùy vào vị trí và tình trạng mới có thể quyết định mụn nhọt mấy ngày thì nặn được

Tùy vào vị trí và tình trạng mới có thể quyết định mụn nhọt mấy ngày thì nặn được

Xem thêm: Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

3/ Vị trí nổi mụn

Một số vị trí của mụn nhọt như: quanh mắt, cằm, sống mũi và mép được các bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên không nên tự nặn tại nhà. Vì việc này có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

4/ Tình trạng sức khỏe

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hay tình trạng mụn có dấu hiệu trầm trọng, không nên tự nặn tại nhà. Việc này có thể làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

IV- Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được?

Bạn N.H.Q (20 tuổi, Kiến Xương – Thái Bình) xuất hiện mụn nhọt trên mặt khiến cho bạn cảm thấy đau và khó chịu. Bạn muốn giải quyết nốt mụn sớm để không còn đau đớn nhưng không biết mấy ngày thì nặn được. 

Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Mụn nhọt có thể nặn sau từ 7 – 10 ngày kể khi xuất hiện trên bề mặt da. Lúc ấy đầu mụn đã khô cồi và hơi ngứa tức là mụn đã chín có thể nặn được”. 

Tốt nhất không nên cố gắng nặn khi mụn chưa chín bởi vi khuẩn còn len lỏi ở dưới da. Lúc ấy vết mụn càng sưng to hơn và cần nhiều thời gian để lành.

Mụn khi khô ngòi có thể nặn là câu trả lời cho thắc mắc mụn nhọt mấy ngày thì nặn được

Mụn khi khô ngòi có thể nặn là câu trả lời cho thắc mắc mụn nhọt mấy ngày thì nặn được

V- Cách tự nặn mụn đúng cách

Khi nốt mụn không còn nhức và ngòi trắng xuất hiện thì có thể tự nặn mụn tại nhà. Muốn đảm bảo vệ sinh cần tiến hành như sau:

1/ Vệ sinh da và sát khuẩn sạch sẽ

Để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập và lây lan sang vùng da khác, trước khi tiến hành nặn mụn cần phải vệ sinh tay và dụng cụ kỹ càng. Ngoài ra cần phải vệ sinh da sạch sẽ và sát khuẩn vùng da có mụn bằng các dung dịch chuyên sâu.

2/ Chườm ấm hoặc xông hơi

Bước chườm nóng hay xông hơi sẽ làm dịu các tổn thương do mụn và mở rộng lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp lấy mụn dễ dàng hơn.

3/ Nặn mụn

Nếu bạn nặn mụn bằng tay không cần đảm bảo bàn tay và các ngón tay được làm sạch kỹ không làm vùng da bị mụn nhiễm khuẩn. Tốt nhất bạn nên sử dụng găng tay y tế dùng một lần mỗi khi nặn mụn. Bất kể nặn mụn bằng tay hay dùng dụng cũ cũng nên tác động nhẹ nhàng lên vùng bị mụn. 

Đừng cố nặn khi mủ không chảy hoặc mụn chưa chín. 

Trước khi nặn cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ sử dụng

Trước khi nặn cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ sử dụng

4/ Sát khuẩn

Sau khi nặn, hãy dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý hoặc dung dịch Digizone lau nhẹ lên vị trí vừa nặn mụn. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi châm chích nhưng có thể hạn chế được vi khuẩn lây lan tạo thành ổ mụn khác.

VI- Hậu quả nếu nặn mụn nhọt sai cách

Không ít người tự ý nặn mụn nhưng không đảm bảo vệ sinh hoặc không đúng cách. Điều đó gây ra những hậu quả khó lường cho làn da cũng như mất thẩm mỹ.

1/ Gây tổn thương cho làn da

Thực hiện nặn mụn không đúng cách làm cho vết thương hở hình thành sau đó lớn hơn. Tế bào da bị phá vỡ cấu trúc để dịch mủ chảy ra làm cho biểu bì da tổn hại một cách nghiêm trọng. Những tổn thương ở vùng da này cần khoảng thời gian dài mới lành hẳn. Không chỉ thế, nguy cơ hình thành sẹo lõm, sẹo thâm trên bề mặt da.

2/ Mụn dễ tái phát và viêm sưng

Nếu bạn nhận thấy sau khi loại bỏ mụn, chỉ sau 1 đêm chúng lại xuất hiện tại vị trí đó với tình trạng sưng tấy và đau đớn hơn. Có thể bạn đã thực hiện nặn mụn sai cách nên chưa thể lấy hết chân mụn  ở sâu bên trong nên mới gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn. 

3/ Hình thành sẹo và thâm trên da

Cách nặn mụn sai cách khiến cho những tổn thương trên da lớn hơn. Điều đó dễ làm da xung quanh nốt mụn có mủ và xuất hiện đốm thâm hoặc sẹo lõm mất thẩm mỹ. Thực chất mụn nhọt là một u nhỏ chứa dịch và nhân mủ bên trong khi vỡ ra thì giữa u sẽ trống nên hình thành sẹo rỗ. 

Nặn mụn không đúng quy trình sẽ để lại thâm và sẹo

Nặn mụn không đúng quy trình sẽ để lại thâm và sẹo

Xem thêm: Mụn nhọt sau gáy: Bí quyết loại bỏ hoàn toàn

VI- Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn đúng quy trình nêu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến sẹo cùng những vết thâm mụn tồn tại vĩnh viễn trên da. Nếu để càng lâu những tổn thương càng khó lành. Do đó việc chăm sóc da sau mụn cần đặc biệt chú ý. 

– Thoa thuốc mỡ kháng sinh loại Fucidin 2% lên da. Bạn nên sử dụng tăm bông, nếu thoa bằng tay không thì nên rửa sạch. 

– Dùng các sản phẩm có khả năng kháng khuẩn tại chỗ như tinh dầu tràm trà, betadin. Như thế sẽ giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm nhiễm hiệu quả. 

– Trong 2 ngày đầu sau khi nặn mụn nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý. Sau đó bạn có thể rửa mặt với sữa rửa mặt hoặc tắm bằng sữa tắm và thực hiện lộ trình chăm sóc da như cũ. 

VII- Cách ngăn ngừa mụn nhọt tái phát

Sau lần thực hiện loại bỏ mụn nhọt đầu tiên, mụn sẽ không biến mất hoàn toàn. Bởi dịch mủ trong quá trình nặn mụn có thể lây lan sang vùng khác. Chính vì thế bạn cần có cách chăm sóc hợp lý để ngăn ngừa nhọt quay trở lại. 

– Băng vết nhọt bằng gạc sạch đã được khử khuẩn. 

– Rửa tay với xà phòng sau khi chạm vào nhọt. 

– Giặt quần áo, ga giường sạch sẽ giúp ngăn ngừa mụn nhọt lây lan sang vùng khác. 

– Với những nốt mụn ở vùng kín và bị nặng cần giặt đồ bằng nước nóng. 

– Chú ý làm sạch và khử trùng thường xuyên tất cả những bề mặt mà chạm vào. 

– Không nên dùng chung những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với da như: dao cạo râu, khăn tắm, dụng cụ tập thể thao. 

Với những chia sẻ trong bài chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc mụn nhọt mấy ngày thì nặn được của mọi người. Bên cạnh đó còn đưa đến những kiến thức về quy trình nặn mụn cũng như cách chăm sóc hợp lý. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc da hiệu quả nhất. 

Nguồn tham khảo

Web MD: “Before You Pop a Pimple”

Healthline: “How to Safely Pop a Pimple, If You Must”

verywellhealth: “Is Popping Pimples Bad for Your Skin?”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
    Bị mụn nhọt uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý

    Bị mụn nhọt uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bị mụn nhọt uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều người khi gặp tình trạng mụn sưng to gây đau nhức, khó chịu. Tùy vào tình trạng mụn nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Một số loại thuốc

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không? – Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không? – Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không có lẽ là băn khoăn của nhiều người đang trong tình trạng đó. Mặc dù thịt gà có nhiều dưỡng chất và tốt cho cơ thể nhưng không nên ăn khi đang bị mụn để tránh tình trạng sưng viêm nặng hơn. Ngoài ra cũng cần

    Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt sưng to không chỉ gây đau nhức còn mang đến cảm giác phiền toái nếu xuất hiện ở vị trí nhạy cảm. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm tổn thương lan rộng ra xung quanh và nặng hơn sẽ bị nhiễm trùng. Do đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây

    Mụn nhọt có ngứa không? Bí quyết giảm ngứa khi bị mụn nhọt

    Mụn nhọt có ngứa không? Bí quyết giảm ngứa khi bị mụn nhọt

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt là trong những tình trạng mụn gây ra do vi khuẩn tích tụ gây sưng tấy tại vị trí lên mụn. Liên quan đến vấn đề này, nhiều khách hàng thắc mắc: Mụn nhọt có ngứa không, mụn nhọt ngứa có phải dấu hiệu của biến chứng? Trong bài viết dưới đây, Bệnh

    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cách điều trị mụn nhọt ở mặt với 7 mẹo đơn giản

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Tổng hợp 7 cách điều trị mụn nhọt ở mặt như: chườm nóng, dùng tinh dầu tràm trà, dầu thầu dầu, bột nghệ, muối Epsom, thuốc mỡ kháng sinh, dầu neem là những phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt trên da mang đến hiệu quả tốt. Điều quan

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện do lỗ chân lông bít tắc, viêm nang lông, dày sừng nang lông hoặc do áp xe da. Mụn ở mông tuy sẽ không đáng lo ngại nếu bạn biết cách chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận, bởi mụn bị vỡ sẽ có nguy cơ

    icon