Mụn nhọt sau gáy: Bí quyết loại bỏ hoàn toàn

Mụn nhọt sau gáy có biểu hiện sưng đau kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Càng để lâu, mụn lan ra càng nhiều, mọc thành từng nốt sát nhau gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do vậy, việc nhận biết sớm mụn nhọt và chủ động trong việc thăm khám, điều trị sẽ giúp hạn chế tối đa những triệu chứng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

I – Mụn nhọt sau gáy có những triệu chứng như thế nào?

Mụn mọc sau gáy là một tình trạng nhiễm trùng da, chủ yếu do liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng gây nên. Biểu hiện của mụn nhọt khá rõ rệt với những triệu chứng cơ bản như:

Ban đầu khi mới hình thành, mụn nhọt ở gáy chỉ là một đốm nhỏ có đường kính chỉ khoảng 2-3 cm như các nốt mụn viêm thông thường. Mụn hơi sưng đỏ, nhô cao và có nhiều ngòi. Sau một thời gian phát triển (từ 2-3 ngày), mụn nhọt có thể tăng kích thước vùng viêm lên tới 15 cm, tiến triển làm hoại tử tổ chức dưới da. Lúc này, có thể quan sát thấy nhân mủ màu vàng, trắng ở đỉnh nhọt. Sau một thời gian, đầu nhọt vỡ ra và thoát dịch ra ngoài. 

Khi bị lên nhọt, một số trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng mụn mọc sau gáy phát triển thành các ổ dịch, viêm lớn, sốt mệt toàn thân. Khi gặp tình trạng này, bạn không nên điều trị mụn tại nhà mà cần có sự can thiệp của bác sĩ. 

Triệu chứng của mụn nhọt mọc ở vị trí sau gáy

Triệu chứng của mụn nhọt mọc ở vị trí sau gáy – mụn mọc sau gáy

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

II – Nguyên nhân gây ra mụn nhọt mọc sau gáy

Khi nhắc đến mụn nhọt mọc ở vị trí sau cổ, Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ, nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất gây nên tình trạng mụn nhọt vẫn là do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da, làm tổn thương mô da và hình thành ổ dịch mủ.

Có một tác nhân khiến vi khuẩn tích tụ dưới da gây nên tình trạng mụn nhọt hình thành ở vùng sau cổ, cụ thể:

– Các bạn nữ có mái tóc dài dễ hình thành mụn sau gáy. Tóc là bộ phận dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn nhất. Khi các bạn nữ có tóc dài, tóc khi cọ xát vào vùng da sau gáy sẽ khiến vi khuẩn lan sang truyền sang các vùng da khác. Khi có cơ hội, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên dưới da, về lâu dài có thể gây ra mụn nhọt. 

– Thói quen lười tắm gội, vệ sinh cơ thể kém, không thường xuyên giặt giữ chăn gối tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và gây nên mụn nhọt. 

– Việc tham gia các hoạt động vận động ở trong môi trường nắng nóng có thể khiến cơ thể dễ bị tăng tiết mồ hôi. Khi mồ hôi tiết ra nhiều, lỗ chân lông giãn nở khiến cho bã nhờn tích tụ, làm tắc nghẽn chân lông, làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt. 

– Sử dụng một số sản phẩm vệ sinh da không phù hợp, dễ gây kích ứng cũng có thể khiến da sau gáy bị tổn thương, mất đi lớp màng bảo vệ da, từ đó gây nên tình trạng mụn nhọt. 

Ngoài những yếu tố tác động từ bên ngoài, mụn sau gáy còn có thể hình thành do những vấn đề đến từ bên trong cơ thể như: yếu tố di truyền, tăng tiết dầu nhờn, sức đề kháng kém,…

Mụn nhọt mọc sau gáy hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nổi mụn sau gáy hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

III – Dấu hiệu nhận biết sớm mụn nhọt mọc sau gáy

Người bệnh có thể phát hiện và điều trị mụn nhọt từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các dấu hiệu nhận biết sớm mụn nhọt mọc sau cổ như:

– Nổi một số nốt mụn màu đỏ, mọc rải rác sau gáy

– Cảm giác ngứa ngáy sau gáy, khi sờ vào thấy có cục nổi lên trên da. 

Đây là 2 dấu hiệu sớm để nhận biết mụn nhọt trên da. Sau 1-2 ngày, mụn sẽ trồi lên nhiều hơn, ổ dịch viêm to hơn, gây đau nhức và khó chịu. 

Khi có những dấu hiệu sớm, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và lan da các vùng da khác, từ đó hạn chế ổ viêm mụn nhọt phát triển trên diện rộng. 

IV. Mụn mủ sau gáy có nguy hiểm không?

Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ cho biết “Mụn phát triển ở vùng sau gáy gây ra nhiều khó chịu như cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi có mụn xuất hiện dày đặc, gây sưng, đỏ, và đau đớn ở gáy, nặn mụn không đúng cách dễ gây nguy cơ nhiễm trùng. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị kịp thời là điều quan trọng, đảm bảo sức khỏe làn da và tránh tình trạng mụn trở nên nặng hơn.”

V. Hiểm họa từ việc điều trị mụn nhọt không đúng cách

Bản chất mụn sau gáy nếu điều trị theo phương pháp khoa học sẽ không gây ra biến chứng. Ngược lại, khách hàng có thể gặp nhiều biến chứng khôn lường nếu tự điều trị mụn nhọt và điều trị không đúng cách. Theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ về các trường hợp biến chứng thường gặp khi điều trị sai cách như sau:

– Mụn nhọt tái phát nhiều lần (nhiều hơn 3 lần/năm). Mụn nhọt sau gáy (1) khi tái phát có thể lan nhanh hơn và có thể lây sang các thành viên khác sống chung trong gia đình. Khi gặp tình trạng này, cần có phương án phù hợp để khắc phục, điều trị đúng cách để điều trị dứt điểm, hạn chế mụn tái phát. 

– Một số trường hợp sau khi bị mụn nhọt mắc phải bệnh lý mãn tính: viêm tuyến mồ hôi mỏ. Việc này cũng khiến cho tình trạng mụn tái đi tái lại liên tục, khiến việc điều trị mụn trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ bị sẹo xấu, viêm nhiễm nặng nếu không có phương pháp điều trị và ngăn ngừa kịp thời. 

– Ngoài ra, một số trường hợp điều trị sai cách cũng có thể khiến da bị nhiễm trùng. Trường hợp này không điều trị kịp thời có thể khiến da bị hoại tử, sốt co giật vô cùng nguy hiểm. Một số biểu hiện của tình trạng mụn nhọt nhiễm trùng như: vùng da quanh mụn sưng đỏ, đau rát kèm theo sốt, sưng hạch,… 

Điều trị mụn nhọt không đúng cách có thể gây ra biến chứng

Điều trị nổi mụn sau gáy không đúng cách có thể gây ra biến chứng

VI. Điều trị mụn nhọt sau gáy bằng các phương pháp chuẩn y khoa

Phương pháp chuẩn y khoa giúp điều trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm khác sau điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được các bác sĩ khuyến cáo:

1. Điều trị mụn nhọt bằng phương pháp bôi thoa

Điều trị mụn nhọt bằng phương pháp bôi thoa có thể được thực hiện tại nhà theo đơn kê của bác sĩ. Khi tình trạng mụn nhọt không quá nặng, đang ở giai đoạn đầu. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê một số loại dung dịch bôi ngoài da như: Povidon-iodin 10%; Hexamidine 0,1% hoặc Chlorhexidine 4%. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần sát khuẩn vùng da bị mụn trước khi bôi để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da.

2. Uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Với những tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả hai phương pháp uống thuốc và phương pháp bôi thoa. Khi kết hợp cả hai phương pháp này, hiệu quả mang lại tốt hơn, giúp loại bỏ ổ viêm nhanh chóng hơn. 

Các loại thuốc uống được sử dụng để điều trị mụn nhọt thường là thuốc kháng sinh có chứa các nhóm chất như: Beta lactam, Macrolid, Tetracycline, Clindamycin,… Tùy theo tình trạng mụn mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị mụn nhọt

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị mụn nhọt

Xem thêm: Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3. Điều trị tại bệnh viện da liễu theo phác đồ của bác sĩ

Điều trị mụn nhọt tại bệnh viện theo phác đồ chuyên biệt của bác sĩ là cách tốt nhất khắc phục hiệu quả tình trạng mụn nhọt sau cổ nhanh chóng, an toàn và không để lại sẹo. Tại các cơ sở thẩm mỹ và các bệnh viện thẩm mỹ uy tín, công nghệ điều trị mụn tân tiến được ứng dụng trong quy trình điều trị, từ đó mang đến hiệu quả cao trong thời gian ngắn, trị dứt điểm mụn nhọt ở sau cổ chỉ với 1 liệu trình.

Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam là một trong những địa chỉ điều trị mụn nhọt uy tín mà khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn. Hiện nay, Kangnam đang ứng dụng công nghệ Nano Skin – công nghệ trị mụn tân tiến nhất hiện nay. Công nghệ này đã được FDA kiểm định và chứng nhận an toàn nên khách hàng có thể an tâm khi trị mụn tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

Theo Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam: “Công nghệ trị mụn Nano Skin là giải pháp trị mụn nhọt giúp loại bỏ tận gốc chân mụn, khắc phục ổ viêm hiệu quả, an toàn mà không để lại sẹo thâm. Da sau điều trị mụn được trẻ hóa toàn diện, khỏe mạnh, mịn màng, có khả năng chống lại tác động từ môi trường, ngăn ngừa mụn nhọt tái phát”.

VII. Chăm sóc da đúng cách giúp hạn chế mụn nhọt

Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng mụn nhọt. Tuy nhiên, không phải ai cũng không biết chăm sóc da đúng cách. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vì chủ quan, không tìm hiểu kỹ và tuân thủ các quy tắc trong việc chăm sóc da, khiến cho vùng da phía sau gáy tiếp tục tái mụn sau điều trị.

Vậy nên, để giúp bạn chăm sóc da đúng cách và hạn chế tối đa mụn nhọt mọc lại sau điều trị, dưới đây là hướng dẫn chi tiết, được tổng hợp và tham khảo ý kiến từ chuyên gia thẩm mỹ của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam:

1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên da. Sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi bên ngoài, cơ thể của chúng ta bám dính nhiều bụi bẩn. Các ổ vi khuẩn cũng theo bụi bẩn bám lên người, tóc, quần áo,…Do đó, bạn cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể. 

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm tẩy da chết, kem dưỡng thể có kết cấu mỏng nhẹ để chăm sóc da vùng gáy để da khỏe mạnh, chống lại những tác hại đến từ môi trường bên ngoài. 

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để làm giảm nguy cơ hình thành mụn nhọt

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để làm giảm nguy cơ nổi mụn sau gáy

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Cách điều trị mụn nhọt ở nách: 8 Giải pháp hiệu quả

2. Dùng sữa tắm thành phần dịu nhẹ cho da

Thói quen sử dụng các sản phẩm có tính chất tẩy mạnh sẽ khiến cho lớp màng bảo vệ da lâu ngày bị bào mỏng, khiến da trở nên yếu hơn. Vậy nên, bạn có thể tham khảo lựa chọn sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên như: rau má, diếp cá, matcha…để ngăn ngừa mụn nhọt.

3. Lựa chọn trang phục có chất vải mềm, rộng rãi

Việc lựa chọn trang phục phù hợp cũng góp phần làm giảm tình trạng mụn nhọt trên da ở vùng gáy. Bạn không nên mặc những trang phục bó sát, chất vải khô cứng. Những trang phục này có thể cọ xát gây ra những tổn thương nhỏ trên da. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào bên trong, gây ra tình trạng mụn nhọt. 

Mụn nhọt sau gáy có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ khác nhau và cũng có nhiều cách thức để điều trị hiệu quả, an toàn, ngăn ngừa mụn tái phát. Những thông tin này đã được đề cập và phân tích chi tiết ở bài viết. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp đến bạn kiến thức hữu ích. 

Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm thông tin hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị mụn công nghệ cao tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6466 để được hỗ trợ miễn phí. 

Nguồn tham khảo

Medical News Today: “Why is there a pimple on my neck?”

American Academy of Dermatology Association: “Acne keloidalis nuchae: Overview”

Health Line: “How to Treat a Pimple on Your Neck”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
    Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

    Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Tình trạng mụn nhọt sưng to đau nhức là vấn đề da liễu phổ biến, gây khó chịu đối với nhiều người. Bạn có thể thấy mụn sưng to xuất hiện ở ngực, mặt, lưng, vai hoặc một số vị trí khác trên cơ thể. Mụn nhọt sưng to nếu không có cách điều trị

    Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

    Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thường sau khoảng 1-2 tuần, tình trạng sưng đỏ và viêm sẽ thuyên giảm nên có thể xem xét nặn mụn nhọt. Tuy nhiên, hạn chế nặn mụn nhọt tại nhà vì vi khuẩn có thể lan sang các vùng

    Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt không có đầu xuất hiện trên da mặt có thể gây nhiều phiền toái, mặc dù không có mủ ở đầu nhưng cục mụn sưng to, đỏ tấy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Mụn không cồi thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết, môi trường ô nhiễm, vệ sinh

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vấn đề da liễu này gây đau đớn, khó chịu và di chuyển khó khăn cho người mắc phải. Để xử lý mụn mọi người có thể sử dụng các mẹo

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nốt mụn và gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Tình trạng này thường người bệnh chủ quan khi chăm sóc da mụn. Để nhận biết và xử lý mụn nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát,

    Bị mụn nhọt uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý

    Bị mụn nhọt uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bị mụn nhọt uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều người khi gặp tình trạng mụn sưng to gây đau nhức, khó chịu. Tùy vào tình trạng mụn nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Một số loại thuốc

    icon