location

Bị mụn nhọt uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý

Bị mụn nhọt uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều người khi gặp tình trạng mụn sưng to gây đau nhức, khó chịu. Tùy vào tình trạng mụn nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Một số loại thuốc được kê đơn phải kể đến như: thuốc kháng sinh, dòng đối kháng androgen… Mặc dù uống thuốc điều trị dứt điểm nhọt nhưng sẽ gây ra tác dụng phụ nên cần có chỉ định của bác sĩ.

I- Cơ chế hình thành mụn nhọt như thế nào?

Lỗ chân lông bị bít tắt là yếu tố quan trọng khiến mụn hình thành và phát triển. Ngoài ra còn một số vấn đề khác kết hợp với tình trạng chân lông bít tắc khiến mụn hình thành nhọt sưng đau.

1/ Da tiết quá nhiều dầu

Da của con người có tiết dầu tự nhiên được gọi là tuyến bã nhờn. Khi tuyến bã nhờn sản sinh quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

2/ Sự thay đổi hormone

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể sản sinh nhiều hormone testosterone và androgen hơn. Chúng có vai trò kích thích tuyến bã nhờn trên da sản sinh nhiều dầu hơn dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu không biết cách chăm sóc da sẽ gây ra mụn.

3/ Sự xâm nhập của vi khuẩn

Vi khuẩn P.acnes là một trong 1 triệu vi khuẩn tồn tại trên da. Khi lỗ chân lông bị tắc bít tắc kết hợp với nền da tiết quá nhiều dầu sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.acnes hoạt động. Điều đó khiến mụn hình thành và sưng đỏ.  

Vi khuẩn P.acnes tồn tại trên da gây ra mụn

Vi khuẩn P.acnes tồn tại trên da gây ra mụn

4/ Tác động của tia UV

Khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, tia UV có khả năng làm tổn thương và gây kích ứng  khiến cho da mỏng hơn. Kết hợp cùng yếu tố da tiết nhiều dầu là nguyên nhân khiến mụn hình thành và phát triển thành nhọt sưng đau.

5/ Kích ứng do sản phẩm chăm sóc da

Một số sản phẩm chăm sóc da, như kem dưỡng da quá bí, kem chống nắng hoặc kem lót nặng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc, dầu, tế bào chết và cùng kem chăm sóc tồn tại trên da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt phát triển.

Hơn nữa, thành phần trong sản phẩm chăm sóc như: hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản và chất cấp ẩm có thể gây kích ứng da. Kích ứng da có thể làm tăng khả năng viêm khiến nang lông hình thành nhọt.

6/ Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học

Chế độ ăn uống với thức ăn có chỉ số glycemic cao và dầu mỡ kích thích tuyến bã nhờn. Việc sản sinh quá nhiều bã nhờn trên da gây bít tắc lỗ chân lông làm hình thành mụn. 

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân mụn xuất hiện

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân mụn xuất hiện

III- Tại sao nên sử dụng thuốc uống để điều trị mụn?

Mụn hình thành không chỉ do các yếu tố bên ngoài tác động, mà còn do nội tiết trong cơ thể. Khi ấy sử dụng thuốc là sẽ đem đến nhiều lợi ích.

1/ Hiệu quả trực tiếp

Thuốc uống sẽ đi vào cơ thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Trong đó, tình trạng mụn như: lượng dầu nhiều, vi khuẩn, mủ viêm nhiễm đều được điều trị.

2/ Điều tiết lượng hormone

Sự gia tăng hormone androgen trong cơ thể cũng khiến mụn hình thành. Những loại thuốc có thành phần ngăn chặn hoạt động hormone giúp lượng dầu giảm đáng kể nên lỗ chân lông không còn tắc nghẽn.

3/ Điều trị viêm nhiễm

Thuốc uống có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tình trạng viêm nhiễm giảm nhanh, tuyến bã nhờn không sản sinh thêm dầu nhờn nên tình trạng mụn viêm sưng đau nhức cải thiện.

4/ Điều trị tình trạng mụn nặng

Sử dụng thuốc bôi giúp cải thiện phần nào tình trạng mụn nhẹ. Tình trạng mụn nặng hay mụn cấp tính phải sử dụng đến thuốc uống để giải quyết vấn đề cốt lõi ở nội tiết. Khi thuốc đi vào cơ thể sẽ kiểm soát được yếu tố gây mụn và ngăn chặn mụn phát triển. 

Tình trạng mụn ngày một sưng to cần phải uống thuốc

Tình trạng mụn ngày một sưng to cần phải uống thuốc

IV- Khi bị mụn nhọt uống thuốc gì?

Bị mụn nhọt uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp tình trạng này. Một số loại thuốc được dùng để điều trị mụn nhọt phải kể đến như:

1/ Thuốc kháng sinh

Tình trạng mụn trung bình đến cấp độ nặng sẽ dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định thuốc nhóm tetracyclin hoặc macrolide để điều trị. Trong đó nhóm macrolide là lựa chọn cho những người có cơ địa dị ứng với tetracycline, phụ nữ có thai hay trẻ nhỏ dưới 8 tuổi. 

Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và cần kết hợp với loại thuốc khác để tránh nguy cơ kháng kháng sinh. 

Với câu hỏi bị mụn nhọt uống thuốc gì lựa chọn đầu tiên là kháng sinh

Với câu hỏi bị mụn nhọt uống thuốc gì lựa chọn đầu tiên là kháng sinh

2/ Thuốc tránh thai kết hợp

Hiện nay, một số loại thuốc tránh thai kết hợp được sử dụng để điều trị mụn trứng cá mưng mủ. Trong thành phần của thuốc tránh thai sẽ gồm progestin và estrogen ở dạng đơn lẻ hoặc kết hợp.

Ở những tuần đầu chưa thể thấy rõ hiệu quả của thuốc nên phải kiên nhẫn sử dụng theo liệu trình mà bác sĩ đã kê. Ngoài ra cần kết hợp với ăn uống để có kết quả tốt.

3/ Các dòng đối kháng androgen

Khi sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng có thể cân nhắc đến spironolactone dùng cho phụ nữ và thiếu niên. Dòng đối kháng androgen hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn ngừa tác động do nội tiết tố để không sản sinh dầu nhờn.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc một thời gian sẽ có tác dụng phụ như: căng tức ngực hay chu kỳ kinh nguyệt không đều.

4/ Isotretinoin

Đây là một dẫn xuất của vitamin A được kê đơn cho những người bị mụn nhọt trên mặt hoặc trường hợp nặng dị ứng với các phương pháp khác. Hoạt chất Isotretinoin đi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến tuyến bã nhờn, vi khuẩn Pacnes. Nhờ đó, da giảm tiết bã nhờn hỗ trợ tăng tái tạo tế bào mới. 

Isotretinoin giúp điều trị mụn nhọt trên mặt

Isotretinoin giúp điều trị mụn nhọt trên mặt

V- Sử dụng thuốc uống điều trị mụn nhọt cần lưu ý điều gì?

Mụn nhọt nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nặng nề nên khi sử dụng cần phải lưu ý như sau:

1/ Khám và chẩn đoán đúng tình trạng da

Trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Họ sẽ đánh giá về tình trạng da của bạn và đưa ra lời khuyên về loại thuốc. Đồng thời kê theo liều lượng phù hợp với vấn đề da đang gặp phải và tình trạng sức khỏe.

2/ Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc

Một trong những yếu tố giúp chữa nhọt thành công là luôn tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ từ cách dùng, số lượng đến thời gian uống hàng ngày. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

4/ Kiên nhẫn và theo dõi tình trạng da

Điều trị mụn nhọt bằng thuốc cần sự kiên nhẫn và mất thời gian mới cho kết quả rõ ràng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn và không nên ngừng thuốc hoặc sử dụng quá liều khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. 

5/ Điều chỉnh lại lối sống

Để thuốc phát huy hết tác dụng cần thay đổi và duy trì một lối sống lành mạnh. Trong đó chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ. 

Thuốc phải uống đúng liều lượng bác sĩ đã kê để đảm bảo hiệu quả

Bị mụn nhọt uống thuốc gì, uống bao nhiêu cần phải tuân thủ chỉ định bác sĩ

VI- Một số câu hỏi liên quan đến thuốc uống trị mụn

Giữa rất nhiều phương pháp điều trị, sử dụng thuốc được cho là điều trị triệt để tình trạng mụn nhọt. Vì vậy có rất nhiều thắc mắc của mọi người liên quan đến việc dùng thuốc uống.

1/ Thuốc uống trị mụn nhọt có tác dụng phụ không?

 Theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Thuốc uống trị mụn nhọt khi sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ. Mỗi loại thuốc lại có thành phần và cơ chế hoạt động khác nhau nên tác dụng phụ cũng không giống nhau. Một số tác dụng phụ phổ biến như: khô da, rối loạn tiêu hóa, tăng cân,…” 

Việc có xảy ra tác dụng phụ như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ nên muốn biết rõ hơn thì bạn bên thảo luận với bác sĩ trước. 

Tác dụng phụ rõ thấy nhất là da bị khô

Tác dụng phụ rõ thấy nhất là da bị khô

2/ Khi nào thấy hiệu quả sau khi sử dụng thuốc uống trị mụn nhọt?

Bạn N.T.T (20 tuổi, Hai Bà Trưng – Hà Nội) bị mụn nhọt sưng đỏ ở má và trán, đầu nhọt có mủ vàng nên rất lo lắng. Bạn muốn điều trị bằng thuốc nhưng băn khoăn không biết hiệu quả sẽ thấy sau bao lâu. 

Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Có những trường hợp tình trạng mụn nhẹ nên sau 4 tuần sử dụng thuốc đã thấy hiệu quả. Nhưng có người bị mụn nặng với nhiều ổ nhọt liên kết ăn sâu vào về mặt da thì cần từ 3 – 6 tháng mới điều trị dứt điểm”. 

Thường thì hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng mụn của cá nhân và mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra còn liên quan đến việc bạn có tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc. 

Qua nội dung bài viết đã giải đáp được thắc mắc bị mụn nhọt uống thuốc gì của mọi người. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ mọi người sẽ có thêm kiến thức trong điều trị mụn nhọt. Nếu bạn gặp tình trạng nhọt hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Hiển thị nguồn

Web MD:”Understanding Acne Treatment”

Medical News Today: “What is the best oral medication for acne?”

healthline: “Acne Treatment: Types, Side Effects, and More”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Bị mụn nhọt uống thuốc gì
    Mụn nhọt có ngứa không? Bí quyết giảm ngứa khi bị mụn nhọt

    Mụn nhọt có ngứa không? Bí quyết giảm ngứa khi bị mụn nhọt

    Mụn nhọt là trong những tình trạng mụn gây ra do vi khuẩn tích tụ gây sưng tấy tại vị trí lên mụn. Liên quan đến vấn đề này, nhiều khách hàng thắc mắc: Mụn nhọt có ngứa không, mụn nhọt ngứa có phải dấu hiệu của biến chứng? Trong bài viết dưới đây, Bệnh

    Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Mụn nhọt sưng to không chỉ gây đau nhức còn mang đến cảm giác phiền toái nếu xuất hiện ở vị trí nhạy cảm. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm tổn thương lan rộng ra xung quanh và nặng hơn sẽ bị nhiễm trùng. Do đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không? – Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không? – Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Bị mụn nhọt có nên ăn thịt gà không có lẽ là băn khoăn của nhiều người đang trong tình trạng đó. Mặc dù thịt gà có nhiều dưỡng chất và tốt cho cơ thể nhưng không nên ăn khi đang bị mụn để tránh tình trạng sưng viêm nặng hơn. Ngoài ra cũng cần

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

    Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nốt mụn và gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Tình trạng này thường người bệnh chủ quan khi chăm sóc da mụn. Để nhận biết và xử lý mụn nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát,

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

    Mụn nhọt dưới lòng bàn chân là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vấn đề da liễu này gây đau đớn, khó chịu và di chuyển khó khăn cho người mắc phải. Để xử lý mụn mọi người có thể sử dụng các mẹo

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Mụn nhọt có nguy hiểm không? Những nguy hiểm tiềm tàng

    Mụn nhọt là vấn đề phổ biến ở da mà rất nhiều người gặp phải, vậy nên thắc mắc mụn nhọt có nguy hiểm không được nhiều người quan tâm. Mụn nhọt chủ yếu xuất phát do lỗ chân lông tắc nghẽn, dày sừng nang lông, viêm nang lông và thường bị nhầm lẫn với

    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Chat Online