Mụn nhọt ở mông: 12 cách chữa trị đạt tỷ lệ cao

Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện do lỗ chân lông bít tắc, viêm nang lông, dày sừng nang lông hoặc do áp xe da. Mụn ở mông tuy sẽ không đáng lo ngại nếu bạn biết cách chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận, bởi mụn bị vỡ sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng. Bạn có thể chữa mụn ở mông bằng các nguyên liệu tự nhiên như: tỏi tươi, rau mồng tơi, kem đánh răng. Trường hợp mụn nghiêm trọng thì nên sử dụng thuốc đặc trị hoặc đến gặp bác sĩ tại cơ sơ y tế uy tín.

I – Biểu hiện bị nổi mụn nhọt ở mông

Khi mụn nhọt ở mông mới xuất hiện, các nốt nhỏ trông giống với mụn trứng cá, đốm nhỏ có nhân và mủ trắng bên trong. Nếu bạn vô tình tác động mạnh vào nốt nhọt ở mông thì nhân sẽ vỡ ra, gây sưng tấy và ửng đỏ, cảm giác đau rát khó chịu.

Ở dạng nặng, mụn nhọt ở mông sưng to đau nhức và làm tấy đỏ vùng da xung quanh. Nốt u nhọt trên mông khiến bạn cảm thấy đau, nhất là khi ngồi hoặc tỳ đè lên vị trí đó.

Trong một số trường hợp, các loại mụn ở mông gây ngứa ngáy, nếu không xử lý kịp thời thì nốt mủ có thể lây lan sang các vùng da bên cạnh. Một số nhân mụn để lâu sẽ bị cứng sần lại, hình thành vết chai. Cục mụn có dạng u to, rắn và thâm đen gây kém thẩm mỹ.

Biểu hiện bị nổi mụn nhọt mọc vùng mông

Biểu hiện bị nổi mụn nhọt mọc vùng mông

NỔI MỤN NHỌT Ở MÔNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ???

Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !

đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn nhọt sau gáy: Bí quyết loại bỏ hoàn toàn

II – Nguyên nhân bị mụn mủ ở mông sưng to đau nhức

Vùng mông luôn là vị trí được che chắn kỹ bởi váy, quần, vì vậy thường bí bách hơn bình thường, các tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da không được tẩy bỏ hết sẽ đọng lại ở lỗ chân lông. Từ đó, các nốt u nhọt có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Một vài nguyên nhân cụ thể được chuyên gia Da liễu giải thích là:

Viêm nhiễm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn nhọt ở mông. Vi khuẩn “trú ngụ” trên da lâu ngày có thể xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông, kết hợp với bã nhờn và da chết gây nên ổ viêm.

Mắc một số bệnh về da

Viêm nang lông, áp xe da, dày sừng nang lông đều là những chứng bệnh khiến da mông nổi mụn nhọt. Khi đó, lỗ chân lông bị kích ứng kèm theo hiện tượng sưng to, ửng đỏ, ngứa ngáy.

Các bệnh lý về da chủ yếu xuất hiện do thói quen chăm sóc da hằng ngày của bạn, vùng mông không được làm sạch kỹ lưỡng khiến cho hại khuẩn xâm nhập vào nang lông, tạo thành ổ viêm.

Do thay đổi nội tiết tố

Nữ giới thường bị mụn mông nhiều hơn nam giới, do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thường xuyên (hành kinh, mang thai, tiền mãn kinh,…) làm cho mụn nhọt dễ sinh sôi. Sự mất cân bằng hormone nội tiết có thể làm cho tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, làn da bí bách và tích tụ nhiều tạp chất, từ đó hình thành nên mụn nhọt.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn nhiều đồ chiên rán, món mặn, đồ cay nóng,… khiến hoạt động của gan kém hiệu quả, quá trình đào thải độc tố cũng không được thuận lợi gây ra tình trạng mụn nhọt ở mông.

Thêm nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường, tinh bột hoặc sữa sẽ gây nóng trong, làm gia tăng nguy cơ nổi nốt mụn nhọt đau nhức trên mông.

Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ gây mụn ở mông

Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ gây mụn ở mông

Vệ sinh vùng da nhạy cảm không sạch sẽ

Nếu bạn không vệ sinh làn da mông và các vùng xung quanh cẩn thận, vi khuẩn sẽ tích tụ lại cùng với bã nhờn gây ách tắc lỗ chân lông, dần dần phát triển thành nốt mụn nhọt.

Do cách tẩy lông, cạo lông

Thói quen cạo lông vùng nhạy cảm không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho mụn có cơ hội tăng sinh mạnh mẽ. Sử dụng dao cạo cũ hay không làm sạch da trước – sau tẩy lông đều có thể “tiếp tay” cho vi khuẩn gây viêm nhiễm và u nhọt.

Do áp lực tác động lên vùng mông

Ngồi nhiều mọc mụn ở mông cũng là một nguyên nhân phổ biến. Thói quen ngồi nhiều, tì đè vào mông trong thời gian dài có thể là một nguyên nhân khiến mông bị sần, nổi mụn nhọt. Nhất là với dân văn phòng, tình trạng mụn mông thường khá phổ biến do ít vận động mỗi ngày.

Do gen di truyền

Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mụn ở mông thì con cái khả năng cao cũng gặp tình trạng này. Do hoạt động của một số gen làm cho tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và hình thành nốt viêm.

Do căng thẳng, áp lực

Tinh thần căng thẳng làm cho hormone nội tiết bị rối loạn và cũng là nguyên nhân hình thành mụn ở mông. Đặc biệt với những người bị stress kéo dài, làn da trở nên kém sức sống, mỏng yếu hơn, dễ bị u nhọt hơn.

III – Trường hợp nổi mụn ở mông nào nguy hiểm cần gặp bác sĩ?

Tuy nhiên, theo Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy (Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam) chia sẻ: Đối với những nốt mụn vùng mông sưng to, đau nhức kéo dài lâu ngày không khỏi, chứa đầy mủ thì nên đến gặp bác sĩ sớm để được xử lý. Cụ thể một số trường hợp nổi mụn trên mông có thể nguy hiểm và cần được chăm sóc bởi bác sĩ:

Nổi mụn đau, sưng to: Nếu mụn trên mông có kích thước lớn, mụn nhọt ở mông bị vỡ, đau nhức và sưng tấy thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị và chẩn đoán.

Nổi mụn đầy mủ: Nếu mụn trên mông bị viêm nhiễm và phát triển thành mủ, bạn cần đến bác sĩ để được điều trị và chăm sóc để tránh tái phát cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Mụn kéo dài và không khỏi: Nổi mụn trên mông kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể đây là dấu hiệu của một căn bệnh da liễu nghiêm trọng.

Mụn kèm theo các triệu chứng khác: nổi mụn kèm theo đau đớn, sốt, hoặc các triệu chứng khác cũng là cảnh báo về một bệnh lý nào đó. Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để khắc phục kịp thời.

Bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụt nhọt ở mông để tránh lây lan nốt mụn sang những vùng da xung quanh và khiến tình trạng ngày càng tệ hơn.

Tốt nhất là sau 3 – 4 ngày không thấy mụn cải thiện thì hãy đến gặp chuyên gia Da liễu để được tư vấn về phương pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp ổ mụn sưng to cần tìm đến bác sĩ da liễu

Trường hợp ổ mụn sưng to cần tìm đến bác sĩ da liễu

Xem thêm: Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

IV – Mụn trứng cá ở mông có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá ở mông nếu mụn không được xử lý đúng cách có thể khiến mụn bị vỡ, viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bởi thế nên bạn cần gặp bác sĩ sớm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, không nên chủ quan với các nốt mụn này.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá trên mông của bạn có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm, đắp dược liệu thiên nhiên hoặc thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm. Để tránh tái phát, bạn cũng nên tắm rửa sạch sẽ và thay quần lót hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng hoặc nhận thấy các triệu chứng không bình thường, hãy tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

V – Mụn mụn mủ ở mông bị vỡ có nguy hiểm không?

Gặp tình trạng mụn trứng cá ở vùng mông đã bị vỡ, anh Minh Khang lo lắng:

“Thưa bác sĩ, tôi mới bị lên mụn mủ ở mông được 2 ngày thôi, đang tính đến bệnh viện để chích lấy mủ bên trong ra. Thế nhưng do gặp sự cố, tôi bị ngã và vô tình khiến cho mụn bị vỡ. Bác sĩ kiểm tra cho tôi với. Tình trang mụn mủ ở mông bị vỡ ra như thế này có nguy hiểm không ạ?”

Trấn an anh Minh Khang, bác sĩ Lê Thị Thủy trả lời:

“Mụn mủ bị vỡ và không được vệ sinh kịp thời, đúng cách có thể gây nguy hiểm, khiến vùng da bị mụn ở mông dễ viêm nhiễm, bị vi khuẩn xâm nhập. Bởi lẽ, vùng mông gần với hậu môn, là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, anh Minh Khang không phải quá lo lắng mà nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý ngay bây giờ. Vì mụn vừa mới vỡ ra nên bác sĩ sẽ tiến hành chích và nặn lại thật sạch nhân mụn, sau đó vệ sinh sạch sẽ và kê đơn thuốc uống, thuốc bôi để anh Khang sử dụng tại nhà. Sau khoảng 1 tuần, anh Khang có thể đến thăm khám lại để kiểm tra nhé!”

Mụn nhọt ở vùng mông nếu có cách điều trị hiệu quả sẽ không nguy hiểm

Mụn nhọt ở vùng mông nếu có cách điều trị hiệu quả sẽ không nguy hiểm

VI – Mụn mủ ở mông có tự hết không?

Mụn nhọt thường xuất hiện trên một số vùng da như mông, đùi, vùng dưới cánh tay và háng, đặc biệt là những vùng có độ ẩm cao. Khi mông bị nổi mụn đỏ, triệu chứng của mụn nhọt bao gồm sưng đau và có nhiều mủ. Thời gian để mụn nhọt khỏi hoàn toàn có thể kéo dài khoảng 3 tuần.

Một số trường hợp nhẹ mụn có thể tự khỏi, tuy nhiên hầu hết mụn ở mông thường có kích thước lớn, nhiều mủ và khó xử lý, thậm chí nhiều tình trạng mụn nhọt ở mông không có ngòi rất lâu khỏi. Do đó, tốt hơn bạn nên tìm phương án điều trị phù hợp, tránh để mụn sưng to, tự vỡ và trở nên nặng hơn.

VII – Mụn trứng cá ở mông có tự hết không?

Anh Tuấn Anh bị mụn trứng cá ở mông và có gửi câu hỏi về cho Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam:

“Tôi bị mụn ở mông, vị trí hơi nhạy cảm nên tôi ngại không muốn đi khám. Không phải có có 1 nốt mụn trứng cá mà cứ nốt này khỏi thì lại lên nốt khác ở quanh đó. Mụn trứng cá ở mông không chỉ sưng đỏ mà còn khiến tôi bị đau nhức, cản trở cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi ngồi. Tôi bị mụn cũng hơn 1 tháng rồi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, mụn trứng cá ở mông có tự hết được không, bao lâu thì hết?”

Đại diện Bệnh viện trả lời câu hỏi của anh Tuấn Anh, bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy giải đáp:

“Mụn trứng cá ở mông không tự hết được nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh da ở vùng mông và có phương pháp điều trị phù hợp. Da vùng mông thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn. Khi không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nổi mụn là điều đương nhiên.

Với trường hợp của anh Tuấn Anh, nếu ngại đi khám thì anh có thể vệ sinh sạch sẽ vùng da mông tại nhà sau mỗi lần đi vệ sinh, khi đi tắm để ngăn vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, sau khi nặng mụn ở mông, anh cũng nên sát khuẩn sạch sẽ. Sau 1-2 tuần duy trì cách làm này, nếu không hết mụn, anh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm để hạn chế rủi ro với sức khỏe, làn da.”

Mụn trứng cá ở mông có tự hết không?

Mụn trứng cá ở mông có tự hết không?

VIII – Cách chữa mụn nhọt sưng to ở mông tại nhà hiệu quả

Mụn mọc ở mông cấp độ nhẹ có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị như tỏi, tinh dầu tràm, kem đánh răng, rau mồng tơi,…

1. Trị mụn nhọt ở mông bằng tỏi

Củ tỏi được xem như một loại thuốc trị mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Bởi trong tinh chất tỏi tươi có đặc tính kháng sinh mạnh, khả năng chống viêm tốt và giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn.

Một số nghiên cứu cho biết, tỏi trị mụn được là nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất như allicin, diallyl disulfide và sulphur. Các nốt mụn trên da sẽ xẹp xuống nhanh chóng, đồng thời không để lại sẹo xấu.

Cách trị mụn bằng tỏi khá đơn giản:

Bóc vỏ, giã nát 2-3 tép tỏi rồi đắp lên vị trí bị mụn ở mông.

Để nguyên trong khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch vùng mông.

Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần để cải thiện tình trạng.

Dùng tỏi trị mụn mông

Dùng tỏi trị mụn mông

Xem thêm: Mụn nhọt sưng to: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Dùng tinh dầu tràm trị mụn nhọt ở mông

Tinh dầu tràm cũng có đặc tính chống viêm, ức chế các vi khuẩn gây mụn nhọt, làm giảm bã nhờn trên da. Tinh dầu tràm còn hỗ trợ quá trình tái tạo mô mới, làm lành thương nhanh chóng sau khi mụn bị loại bỏ.

Do đó, sử dụng tinh dầu tràm có thể giúp bạn “tạm biệt” nốt mụn trên mông hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho da, ít có nguy cơ gây kích ứng.

Cách trị mụn ở mông bằng dầu tràm

Dùng một miếng bông y tế thấm vài giọt tinh dầu tràm trà.

Đắp bông lên vùng da có mụn viêm trên mông, để nguyên trong 10 phút.

Gỡ bông xuống và không cần rửa lại, nên thực hiện 5 – 6 lần/ ngày để làm giảm sưng đau ở nốt mụn.

Tinh dầu tràm trị mụn mọc ở mông

Tinh dầu tràm trị mụn mọc ở mông

3. Trị mụn nhọt ở mông hiệu quả bằng kem đánh răng

Những thành phần có trong kem đánh răng như: Glycerin, Sorbitol, Canxi cacbonat, Baking Soda vừa đem đến công dụng diệt khuẩn, vừa làm giảm sưng viêm nhanh chóng. Bôi kem đánh răng cũng làm ức chế quá trình tiết dầu nhờn trên da, sớm loại bỏ các nốt mụn nhọt.

Cách thực hiện rất đơn giản

Trộn 1 thìa muối với một lượng kem đánh răng vừa đủ bằng 1 đốt ngón tay, có thể thêm một ít nước làm loãng.

Vệ sinh vùng mông sạch sẽ trước khi bôi hỗn hợp lên vị trí mụn nhọt.

Giữ nguyên trên da tầm 10 – 15 phút cho khô, sau đó rửa lại nhẹ nhàng với nước sạch.

Sử dụng thuốc đánh răng là phương pháp trị mụn nhọt được nhiều người áp dụng

Sử dụng thuốc đánh răng là phương pháp trị mụn nhọt được nhiều người áp dụng

4. Trị mụn ở mông bằng rau mồng tơi

Trong mồng tơi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cùng với Saponin có tính kháng viêm cao nên giúp bạn tiêu trừ mụn ở mông khá tốt. Trong Đông Y, mồng tơi còn có mặt trong nhiều bài thuốc trị ghẻ ngứa, u nhọt, nấm da,… rất hiệu quả.

Các bước thực hiện:

Rửa sạch 1 nắm rau mồng tơi rồi cho vào máy xay, thêm 1 thìa dầu oliu nếu có.

Làm sạch da mông, đắp dưỡng chất lên vị trí mụn nhọt tại mông.

Để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch, áp dụng 2 – 3 lượt/ tuần cho đến khi nốt mụn xẹp xuống.

Trị mụn nhọt vô cùng nhanh với mồng tơi

Trị mụn nhọt vô cùng nhanh với mồng tơi

5. Mụn mủ ở mông phải làm sao? Dùng giấm táo

Axit axetic trong giấm táo là một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, có khả năng làm khô cồi mụn, làm nhân mụn sớm rụng ra khỏi bề mặt da. Thành phần vitamin C dồi dào trong đó cũng giúp chữa lành biểu mô, tránh để lại sẹo thâm do mụn để lại.

Cách thực hiện:

Hòa tan giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, dùng bông gòn thấm vào dung dịch rồi bôi lên nốt nhọt.

Để nốt nhọt khô lại một cách tự nhiên sau 10 phút, không cần rửa lại.

Thoa giấm táo lên nốt mụn 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) để sớm thấy sự cải thiện.

Giấm táo có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn nhọt

Giấm táo có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn nhọt

6. Trị mụn nhọt ở mông bằng nghệ tươi

Nghệ tươi chứa hoạt chất curcumin – thành phần chống oxy hóa mạnh, có công dụng diệt khuẩn vô cùng hữu hiệu. Các khoáng chất và vitamin E trong nghệ cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh Da liễu, trong đó có điều trị mụn nhọt vùng mông.

Cách thực hiện:

Rửa sạch 1 củ nghệ tươi, cạo vỏ và giã nát để lấy nước cốt nghệ.

Thoa nước nghệ tươi vào vị trí mụn trên mông, dùng băng gạc cố định lại và giữ trong 10 phút.

Gỡ băng gạc, vệ sinh mông và dùng tay xoa nhẹ nhàng quanh nốt mụn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tan 1 thìa cà phê bột nghệ với 1 cốc nước ấm rồi uống (2 cốc/ngày), mụn nhọt ở mông cũng như nhiều vùng da khác sẽ nhanh chóng biến mất.

Nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng hữu hiệu

Nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng hữu hiệu

7. Trị mụn nhọt ở mông bằng khoai tây

Khoai tây chứa nhiều canxi, sắt và các vitamin, giúp xóa bỏ mụn nhọt. Thành phần vitamin C tự nhiên từ khoai tây làm cồi mụn nhanh khô, vết thâm trên da mông cũng không còn là vấn đề khiến bạn phải đau đầu.

Cách thực hiện:

Rửa sạch 1 củ khoai tây và nạo vỏ, nghiền nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt.

Dùng đầu tăm bông thấm nước khoai tây rồi chấm lên mụn nhọt.

Để khô tự nhiên, sau 20 phút thì rửa sạch da mông với nước ấm.

Nên thực hiện 2-3 lần/ ngày để mụn trên mông mau chóng tan biến.

Khoai tây cũng là “phương thuốc” điều trị hiệu quả đối với những nốt mụn nhọt

Khoai tây cũng là “phương thuốc” điều trị hiệu quả đối với những nốt mụn nhọt

8. Trị mụn ở mông bằng hành tây

Hành tây có các hoạt chất như kali, vitamin C, flavonoid,… đem tới công dụng sát trùng, kháng nấm. Hành tây hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị những nốt u nhọt trên mông, giảm thiểu thâm sạm.

Chất chống oxy hóa quercetin từ củ hành tây còn giúp chữa lành làn da hiệu quả, ngăn ngừa tổn thương sâu do vi khuẩn gây nên.

Cách thực hiện:

Hành tây bóc vỏ, cắt lấy 1 lát hành rồi đắp trực tiếp lên vị trí mụn ở mông.

Để trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại, thấm khô vùng mông trước khi mặc quần.

Thực hiện mỗi ngày một lần, nên uống thật nhiều nước để giảm các triệu chứng nghiêm trọng của mụn.

Hành tây giúp kháng nấm và chống viêm hiệu quả

Hành tây giúp kháng nấm và chống viêm hiệu quả

9. Thầu dầu chữa mụn ở mông hiệu quả

Dầu thầu dầu có thành phần giàu vitamin E, các chất chống oxy hóa nên mang tính kháng khuẩn và chống viêm tốt. Thoa dầu thầu dầu trên da sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa sẹo xấu.

Cách thực hiện:

Ngâm một miếng bông gòn trong bát sạch có 2 thìa cà phê dầu thầu dầu

Đặt miếng bông vào khu vực mụn nhọt ở mông, sau khoảng 10 phút gỡ bông ra và không cần rửa lại.

Dầu thầu dầu có thể lưu lại trên da 4 – 5 giờ, bạn thực hiện 2-3 lần/ ngày và duy trì trong 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả điều trị mụn.

Dầu thầu dầu cũng là nguyên liệu có khả năng điều trị mụn ở mông

Dầu thầu dầu cũng là nguyên liệu có khả năng điều trị mụn ở mông

10. Trị mụn nhọt ở mông hiệu quả bằng lá sen

Sử dụng lá sen điều trị nhọt ở mông cũng là bài thuốc dân gian khá phổ biến. Trong lá sen có nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn giúp cho vết mủ mau lành lại, không còn tình trạng nhiễm trùng hay tấy đỏ.

Dùng lá sen trị mụn ở mông khá an toàn mà không gây kích ứng da, phù hợp cho nhiều đặc điểm da khác nhau. Bạn chỉ cần giã nát lá sen, đắp lên vùng nhọt khoảng 15 phút/ngày kết hợp massage nhẹ nhàng quanh nốt mụn.

Lá sen trị mụn ở mông hiệu quả

Lá sen trị mụn ở mông hiệu quả

11. Trị mụn nhọt ở mông bằng lá trầu không

Lá trầu không dùng được cho những vùng da bị nhiễm khuẩn bởi chúng có khả năng chống viêm, ức chế lây lan vi khuẩn. Vì vậy, lá trầu không được dùng để trị mụn hiệu quả, đặc biệt là mụn nhọt mọc ở mông.

Cách thực hiện:

Lấy 2-3 lá trầu không tươi, rửa sạch và cắt thật nhỏ, cho vào 1 chiếc bát.

Đổ nước sôi vào cho ngập lá trầu không, đợi chừng 5-7 phút.

Dùng nước trầu không thoa lên các vết loét, mụn nhọt trên mông rồi rửa lại với nước ấm sau 10 phút.

Lá trầu không có tính kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt

Lá trầu không có tính kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt

12. Trị mụn nhọt ở mông bằng nha đam

Trị mụn ở mông bằng nha đam tương đối an toàn và dễ thực hiện. Nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc chăm sóc da như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E,…

Đắp gel nha đam sẽ giúp kháng viêm và giảm sưng nhanh chóng, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức hay sưng tấy ở các nốt mụn giảm dần.

Cách thực hiện:

Rửa sạch 1 lá nha đam rồi bỏ lớp vỏ gai bên ngoài, tách gel bên trong và trộn với 1 thìa cốt chanh.

Làm sạch vùng mông và thoa đều hỗn hợp lên da, chà nhẹ vào các nốt mụn.

Chờ khoảng 10-15 phút rồi rửa lại da mông với nước ấm.

Trị mụn ở mông bằng nha đam vừa an toàn lại hiệu quả

Trị mụn ở mông bằng nha đam vừa an toàn lại hiệu quả

IX – Bị mụn nhọt ở mông đắp lá gì?

Điều trị mụn nhọt ở mông tại nhà có thể dùng một số loại thảo dược như:

Rau diếp cá: giã nát rau diếp và đắp vào vùng da mông có mụn, để khoảng 10 phút rồi rửa lại sẽ giúp vùng mụn thoáng sạch và mụn nhanh khô cồi.

Lá chè xanh: sử dụng tương tự như lá diếp cá. Trong chè xanh chứa EGCG có đặc tính chống viêm, làm dịu nốt mụn và chữa lành da hiệu quả.

Lá táo chua: lá táo chua giã nát rồi hòa cùng một chút muối, đắp vào nốt mụn ở mông trong 15-20 phút.

Lá ớt: kết hợp lá ớt, lá na, lá táo chua giã nát kèm vài hạt muối, đắp vào vùng da có mụn nhọt.

Lưu ý: Trước khi đắp lá cây lên da, bạn cần rửa sạch và ráo nước nhằm tránh nhiễm khuẩn. Hãy luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da mông có mụn nhọt để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Đắp lá táo chua lên nốt mụn nhọt mọc ở mông

Đắp lá táo chua lên nốt mụn nhọt mọc ở mông

X – Ăn gì để hết mụn trứng cá ở mông?

Thay đổi chế độ ăn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá, giúp vùng da bị mụn nhanh chóng phục hồi. Các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp, có thành phần carbohydrate phù hợp với người đang bị mụn trứng cá: ngũ cốc, rau đậu, trái cây, hoa quả chưa qua chế biến.
Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa kẽm, vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa cũng bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa tác hại từ bên ngoài đến làn da.

Một số loại thực phẩm nên ăn khi đang bị mụn trứng cá có thể kể đến như:

– Các loại trái cây, rau có màu vàng, màu cam, màu đỏ như: Cà rốt, bí ngô, cà chua, quả cam,..

– Các loại rau có lá màu xanh đậm như: rau bina, rau cải xoăn, rau cải bó xôi, súp lơ xanh,…

– Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt.

– Các loại hạt, đặc biệt là các loại hạt họ đậu.

– Các loại cá như: Cá thu, cá hồi,…rất tốt cho làn da bị mụn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm như: Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…làm da nhanh lão hóa, suy yếu cần được hạn chế trong thời gian này.

Tuy nhiên, thể trạng, cơ địa của mỗi người không giống nhau nên chế độ ăn uống, các loại thực phẩm được lựa chọn phải phù hợp, cung cấp đủ năng lượng nhưng không gây ra tác động xấu cho làn da. Khi duy trì chế độ ăn lành mạnh để trị mụn, nên có kế hoạch rõ ràng, kiểm soát chất lượng, định lượng bữa ăn hàng ngày để tăng hiệu quả chữa lành cho làn da bị mụn.

Ăn gì để hết mụn trứng cá ở mông?

Ăn gì để hết mụn trứng cá ở mông?

ĐÁNH BAY MỤN TẬN GỐC CHỈ VỚI 1 LIỆU TRÌNH 

Đăng ký ngay 🔽🔽

tich

XI – Mụn mủ ở mông bao lâu thì khỏi?

Mụn nhọt có mủ sẽ gây sưng đau tại vùng mông, có chứa nhiều dịch nhầy và thường mất 3 tuần mới khỏi. Trong thời gian mụn chưa xẹp hết, bạn không nên vỗ, cào hoặc nặn mụn vì điều đó có thể làm cho nhiễm trùng lan rộng và làm tăng nguy cơ để lại sẹo sau khi mụn khỏi.

Ngoài ra, thời gian để khỏi mụn ở mông sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu mụn nhọt không giảm sau một thời gian nhất định hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để có phương pháp điều trị chính xác.

XII – Có nên nặn mụn nhọt ở mông không?

Khi xuất hiện các nốt mụn trên vùng mông, đặc biệt là khi bạn thường xuyên ngồi, có thể nhận thấy các dấu hiệu như chèn ép, sưng mủ và dần dần phình to, gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, quan trọng là không tự ý nặn mụn tại nhà vì điều này có thể gây nguy hiểm, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và mất nhiều máu.

Vì vậy, nếu bạn thấy mụn sưng quá lớn và gây đau đớn, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và nhận điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ xảy ra vấn đề nghiêm trọng hơn.

XIII – Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi điều trị mụn nhọt vùng mông như: Thuốc bôi Clindamycin 1% , Erythromycin 4%, Benzoyl peroxyd, Dapsone,…

Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở mông nếu vi khuẩn gây mụn là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh quá thường xuyên có thể dẫn đến kháng thuốc, do đó nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý rằng, trước khi dùng thuốc bôi bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên gia. Đồng thời, hãy kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn được chỉ định để các nốt mụn nhanh chóng cải thiện.

Sử dụng thuốc bôi điều trị mụn ở mông

Sử dụng thuốc bôi điều trị mụn ở mông

XIV – Cách chữa trị mụn nhọt ở mông sưng to, bị chai nhanh nhất

Những nhọt sưng to, có ngòi trắng hoặc vàng, đồng thời gây đau nhức thì không thể áp dụng cách thức dân gian để điều trị, bởi bạn có thể khiến tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ và tìm kiếm giải pháp khắc phục phù hợp.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp những mụn nhọt ở mông là mụn đinh râu – một trong những dạng mụn nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tùy vào từng tình trạng mụn, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án xử lý mụn nhọt ở mông: tiểu phẫu, đốt điện, áp lạnh, chiếu laser trị mụn,… Bạn tuyệt đối không nên tự nặn mụn nhọt ở mông tại nhà trong trường hợp mụn nhọt sưng to đau nhức vì dễ gây nhiễm trùng.

Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam KHÔNG có dịch vụ điều trị mụn nhọt ở mông, quý khách muốn khắc phục tình trạng này có thể thăm khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín khác trên địa bàn của mình.

Mụn nhọt ở mông và những giải pháp khắc phục trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn biết cách xử lý phù hợp. Nếu thấy các dấu hiệu khác thường, bạn tuyệt đối không được chủ quan, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu có thắc mắc cần được giải đáp chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 6466 để được hỗ trợ thêm thông tin.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo Nguyễn Viết Minh Thiện viết:

    em bị mụn nhọt 20 năm . giờ nó chuyển qua áp xe . em đến bệnh viện da liễu nhiều lần mà ko chữa khỏi . kiểu em bị viêm da mủ . cho hỏi bác sĩ có thể chữa hết không ? xin giúp em

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Cảm ơn Nguyễn Viết Minh Thiện đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Bạn có thể đến trực tiếp cơ sở của Kangnam tại Hà Nội hoặc TPHCM để được bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của mình nhé. Hoặc bạn có thể gửi tình trạng về https://www.facebook.com/Thammykangnam/ để nhận tư vấn online nhé

  2. Avatar photo Nhi viết:

    Em hiện tại đã bị 2 năm nhưng vì tính chất công việc em cứ để cho quá đến. Hiện tại em bị khá nhiều và dường như ngồi không được nữa rất thốn và đau rát em mong các bác sĩ tư vấn giúp em

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Cảm ơn Nhi đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Mụn nhọt ở mông để lâu sẽ càng nặng và khó điều trị hơn. Tốt nhất bạn nên đến trực tiếp cơ sở của Kangnam tại Hà Nội hoặc TPHCM để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của mình nhé.

  3. Avatar photo Vương sĩ tài viết:

    Em có mụn bọc ở vùng mông rất to , cứ mỗi năm mọc 1/2 lần , không biết lý do làm sao em đã từng đi chích xong vẫn không khỏi đc , một thời gian lại lên , bác sỹ tư vấn giùm em .
    Xin cảm ơn

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Cảm ơn Vương Sĩ Tài đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Mụn mọc ở mông đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa theo nguyên nhân và tình trạng mụn, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị riêng. Bạn có thể đến trực tiếp cơ sở của Kangnam tại Hà Nội hoặc TPHCM để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của mình nhé.

  4. Avatar photo Đinh thị Quỳnh na viết:

    Em bị mụn nhọt ở mông gần một năm rồi ạ
    .mới chới bệnh sẽ bị nhức.xong chuyển sang sưng đầu mủ trắng như hạt gạo . khi vỡ mủ.bắt đầu sưng to như trái trứng gà… Cứ như vậy trên một tuần …lại mổ nhọt ?.suốt ngày đi mổ em cũng thấy khổ lắm rồi ạ ?

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Mụn ở mông càng để lâu càng nặng và khó điều trị, đặc biệt nếu mụn đã vỡ và sưng to bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Bạn có thể đến trực tiếp cơ sở của Kangnam tại Hà Nội hoặc TPHCM để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của mình nhé.

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn nhọt
Mụn nhọt sau gáy: Bí quyết loại bỏ hoàn toàn

Mụn nhọt sau gáy: Bí quyết loại bỏ hoàn toàn

Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn nhọt sau gáy có biểu hiện sưng đau kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Càng để lâu, mụn lan ra càng nhiều, mọc thành từng nốt sát nhau gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do vậy, việc nhận biết sớm mụn nhọt và chủ động trong việc

Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

Mụn nhọt sưng to đau nhức , Những biến chứng có thể gặp

Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Tình trạng mụn nhọt sưng to đau nhức là vấn đề da liễu phổ biến, gây khó chịu đối với nhiều người. Bạn có thể thấy mụn sưng to xuất hiện ở ngực, mặt, lưng, vai hoặc một số vị trí khác trên cơ thể. Mụn nhọt sưng to nếu không có cách điều trị

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được? Bí quyết nặn mụn không đau

Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn nhọt mấy ngày thì nặn được là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thường sau khoảng 1-2 tuần, tình trạng sưng đỏ và viêm sẽ thuyên giảm nên có thể xem xét nặn mụn nhọt. Tuy nhiên, hạn chế nặn mụn nhọt tại nhà vì vi khuẩn có thể lan sang các vùng

Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn nhọt không có đầu xuất hiện trên da mặt có thể gây nhiều phiền toái, mặc dù không có mủ ở đầu nhưng cục mụn sưng to, đỏ tấy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Mụn không cồi thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết, môi trường ô nhiễm, vệ sinh

Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

Mụn nhọt dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn nhọt dưới lòng bàn chân là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vấn đề da liễu này gây đau đớn, khó chịu và di chuyển khó khăn cho người mắc phải. Để xử lý mụn mọi người có thể sử dụng các mẹo

Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

Mụn nhọt bị nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhận biết cụ thể

Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nốt mụn và gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Tình trạng này thường người bệnh chủ quan khi chăm sóc da mụn. Để nhận biết và xử lý mụn nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát,

icon