Mụn nhọt ở chân là tình trạng nhiễm khuẩn trên da gây tích tụ ổ mủ bên trong nhân mụn. Mụn mủ sưng to kèm theo triệu chứng đau, nhức ở vùng sưng mụn làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Vậy mụn nhọt ở chân có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây của bệnh viện thẩm mỹ Kangnam để được giải đáp.
Các triệu chứng của mụn nhọt ở chân được biểu hiện rất rõ. Tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, có một số triệu chứng thường thấy của người bị mụn nhọt như:
– Mụn nhọt ở chân có biểu hiện ban đầu là nốt sần đỏ hoặc hồng do bên trong nhân mụn đang hình thành ổ mủ. Vùng da tại vị trí lên mụn và các vùng da xung quanh sưng đỏ, đường kính mụn lúc này khoảng 2cm.
– Một vài ngày sau, mụn nhọt sưng nề, hóa mủ trắng. Mụn nhọt có thể đạt kích thước với đường kính lên đến 5cm. Sau khi phát triển đến một kích thước nhất định, mụn vỡ ra và chảy dịch. Khi mụn càng sưng to, các biểu hiện đau càng rõ rệt. mụn nhọt lên ở bàn chân, ngón chân có thể gây cản trở, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
Do kích thước của mụn nhọt lớn, ổ mủ hình thành trong mụn nhọt nhiều nên sau khi ổ mụn vỡ ra, dễ hình thành tổn thương lớn trên da. Nếu không có phương pháp chăm sóc vùng da mụn đúng cách, rất dễ hình thành thâm sẹo sau khi vùng da mụn lành hoàn toàn.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Mụn thịt ở chân hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy nhận định: “Mụn nhọt ở chân hình thành do: vi khuẩn tụ cầu vàng, tăng tiết mồ hôi, cạo/tẩy lông chân, vệ sinh da không sạch sẽ,…”
Vi khuẩn tụ cầu vàng, tên khoa học Staphylococcus aureus, là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mụn nhọt. Vi khuẩn tụ cầu vàng sống kí sinh trên da, sau đó xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua các vết thương nhỏ trên bề mặt da hoặc qua các nang lông. Khi vào cơ thể, chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ (mụn nhọt), chốc lở và dần hình thành ổ áp xe trên da.
Tăng tiết mồ hôi chân là một trong những nguyên nhân thường thấy làm hình thành mụn nhọt ở chân. Tình trạng đổ mồ hôi quá mức dẫn đến tình trạng bụi bẩn, vi khuẩn dễ bám vào da, dầu nhờn tiết ra liên tục gây bít tắc lỗ chân lông. Khi gặp điều kiện thích hợp, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây ra tình trạng mụn nhọt.
Cạo, tẩy lông chân sai cách có thể gây nên mụn nhọt mọc ở chân. Đây là một trong những nguyên nhân mà mọi người vẫn thường không nghĩ tới. Bởi lẽ, cạo hay tẩy lông chân là một phương pháp làm đẹp vẫn được các bạn nữ thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dao cạo hoặc tẩy lông, da có thể bị trầy xước nhẹ. Khi da bị trầy xước, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và hình thành ổ mủ hay mụn nhọt. Bên cạnh đó, cạo/tẩy lông chân cũng có thể gây nên tình trạng viêm nang lông. Những nang lông bị viêm nặng do bị bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn nhọt.
Vệ sinh da không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn nhọt ở chân. Nhiều người khi vệ sinh cơ thể thường không chú ý đến vùng chân. Điều này khiến cho bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da ngày càng nhiều và gây nên mụn nhọt.
Mụn nhọt sưng to, khiến cho vùng da xung quanh đỏ tấy, sưng đau. Chính vì thế, rất nhiều người lo lắng khi gặp vấn đề này, không biết mụn nhọt ở chân có nguy hiểm không.
Giải thích về vấn đề này, bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy thông tin:
Mụn nhọt ở chân không gây nguy hiểm cho người bệnh. Theo đó, mụn sưng tấy và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Một số trường hợp đặc biệt, mụn sưng to có thể kết hợp sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để làm giảm ổ viêm, giúp giải phóng mủ ở mụn nhọt và tái tạo da an toàn, nhanh chóng.
Nếu quá lo lắng về tình trạng mụn nhọt, bạn có thể thăm khám với bác sĩ da liễu để hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình, đồng thời được hướng dẫn phương pháp điều trị khoa học, an toàn nhất.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng mụn nhọt ở chân cho khách hàng. Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, có một số chẩn đoán thường gặp sau khi thăm khám cho người bệnh như sau:
– Mụn nhọt lớn, mọc thành từng cụm hoặc nhọt mềm không tự vỡ thoát dịch: bác sĩ sẽ kiểm tra và chích ổ nhọt.
– Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để xử lý ổ mụn, chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết dựa trên mức độ nghiêm trọng của mụn nhọt.
Sau khi chích nhọt và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần theo dõi tại nhà, thay băng thường xuyên, uống thuốc và vệ sinh vết thương theo chỉ định, tái khám theo lịch hẹn.
Điều trị mụn nhọt, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất để điều trị mụn nhọt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, hạn chế sẹo xấu sau điều trị.
Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị mụn nhọt bao gồm: thuốc sát trùng (Hydrogen peroxide, Povidone iodine), thuốc kháng sinh bôi (Mupirocin, Gentamicin, Acid fusidic), thuốc kháng sinh đường uống (Cephalexin, Amoxicillin, Flucloxacillin,…) và thuốc giảm đau (Acetaminophen, Aspirin,…).
Ngoài ra, với những trường hợp mụn nhọt không sưng to, ổ mủ nhỏ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như: tinh dầu trà, bột nghệ, nha đam, lá trầu không, chanh…Đây đều là những nguyên liệu lành tính, có khả năng kháng viêm hiệu quả, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của mụn nhọt.
BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???
Để giúp bạn đọc biết cách phòng ngừa mụn nhọt an toàn và hiệu quả, Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy đã đưa ra một số lời khuyên cho khách hàng về cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh da đúng cách, cụ thể:
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ ở tất cả các vùng da, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm, thường xuyên phải cọ xát nhiều.
– Sử dụng các loại xà phòng làm sạch, sữa tắm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên da. Đồng thời, tẩy da chết 2 lần/tuần để loại bỏ lớp da chết trên bề mặt.
– Ưu tiên sử dụng quần áo có chất liệu co giãn, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
– Thận trọng khi sử dụng dao cạo, wax lông chân để tránh làm da trầy xước, viêm lỗ chân lông.
– Hạn chế gãi, cọ xát mạnh lên da. Việc này có thể vô tình tạo ra các vết thương hở, là nguy cơ khiến vi khuẩn tụ cầu vàng dễ dàng xâm nhập gây ra mụn nhọt.
– Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác, đặc biệt là: bàn chải đánh răng, dao cạo,…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Trên đây là tổng hợp thông tin về mụn nhọt ở chân. Với bài viết này, hy vọng bạn đã thêm kiến thức hữu ích để phòng ngừa hoặc có phương án điều trị mụn nhọt phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6466 để được giải đáp.
https://suckhoedoisong.vn/7-meo-tri-nhot-cuc-hieu-qua-va-de-lam-169101658.htm
https://medlatec.vn/tin-tuc/huong-dan-cach-chua-mun-nhot-sung-to-an-toan-va-hieu-qua
https://youmed.vn/tin-tuc/mun-nhot-o-chan/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×